Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa kinh tế và kế toán (29) (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG TẠI NGÂN HÀNG

2.2. Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Ngân hàng Đồng

2.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn

Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Vốn của Ngân hàng có nhiều nguồn gốc như:tự huy động, vốn hội sở, vay từ các tổ chức tín dụng khác,… trong đó vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất, bởi vì bất ky tổ chức kinh tế nào cũng điều mong muốn từ một số tiền tương đối có thể tạo ra được số tiền lớn hơn.

Điều này được thể hiện ở hoạt động tự huy động vốn với lãi phải trả thấp hơn so với lãi có được từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên nói như vậy không phải phủ nhận vai trò của các nguồn vốn có nguồn gốc khác, vốn ngân hàng là tập hợp của tất cả các nguồnĐể hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngân hàng phải có một nguồn vốn dồi dào để cho vay. Bản thân ngân hàng không có một lượng vốn lớn như vậy, do đó ngân hàng sẽ làm vai trò trung gian, là người “đi vay để cho vay”. Ngân hàng sẽ đi vay từ nền kinh tế thông qua nghiệp vụ huy động vốn. Vì vậy, huy động vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn tình hình, ta sẽ tìm hiểu vốn huy động theo quy mô và cơ cấu của nó.

Quy mô vốn huy động

Do ngân hàng Á Châu Cần Thơ là Ngân hàng, nên cơ cấu vốn của ngân hàng được hình thành từ 2 nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở. Trong đó, nguồn vốn quan trọng nhất là vốn huy động. Sau đây là tình hình vốn huy động trong thời gian vừa qua.

Bảng 2.1: Tình hình vốn huy động trong thời gian vừa qua Năm

Chỉ tiêu

2012 2013 2014 2015

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

3.880 9.550 6.760 10.660

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

27.750 48.290 82.700 107.180

Tổng tiền gửi 31.630 57.840 89.460 117.840

Như đã phân tích, ta đã thấy được tầm quan trọng của vốn huy động trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, phải biết rõ nguồn vốn đó được huy động từ đâu, để

có biện pháp huy động vốn tối ưu nhất, đó là điều mà các nhà quản trị ngân hàng thường quan tâm. Trong những năm qua, ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xuyên thông tin, khuyến khích hay có những chương trình mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, tặng thẻ miễn phí cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng đã huy động được từ nền kinh tế. Với nhiều hình thức huy động vốn rất đa dạng, phong phú, cùng với mức lãi suất ưu đãi, đã góp phần thúc đẩy các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân,… trong và ngoài nước hăng hái tham gia gửi tiền.

Bảng 2.2:

Năm Chỉ tiêu

2012 2013 2014 2015

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Huy động từ cá nhân

27.190 0,86 50.330 0,87 83.480 0,93 105.210 0,89 Huy động từ tổ chức 4.440 0,14 7.510 0,13 5.980 0,07 12.630 0,11 Tổng tiền huy động 31.630 100,00 57.840 100,00 89.460 100,00 117.840 100,00

Tiền gửi của dân cư

Vốn huy động được hình thành từ tiền gửi của cá nhân và tổ chức kinh tế, nhưng chủ yếu từ vốn nhàn rỗi của cá nhân. Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây, mặc dù tỷ trọng tiền gửi của cá nhân tăng lên nhưng tăng đều không đột biến. Cụ thể, năm 2012, tiền gửi cá nhân đạt 27.190 triệu đồng, chiếm 86% trong vốn huy động. Năm 2013 đạt 50.330 triệu đồng, tăng 1%, chiếm 87% trong vốn huy động. Năm 2014, tiền gửi của cá nhân đạt 83.480 triệu đồng, tăng 6%, nhưng chỉ còn chiếm 93% trong vốn huy động. Năm 2015 đạt 105.210 tr đồng nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 89%

Chính tỷ lệ dân cư ngại đầu tư ngày càng nhiều và thích tiết kiệm lại, nên cũng làm tỷ trọng tiền gửi của đối tượng này tăng lên. Trong khi đó, tiền gửi của cá nhân tăng lên, do họ nhận thức được lợi ích mà họ nhận được khi gửi tiền vào ngân hàng, khi đó số tiền của họ sẽ được cất giữ an toàn và được hưởng lãi suất. Mặc dù, số tiền

lãi nhận được không nhiều bằng đầu tư, nhưng nếu cất giữ tiền tại nhà, số tiền sẽ không an toàn và không sinh lời. Ngoài ra, tiền gửi tăng lên do đa số đối tượng này chọn an toàn hơn là mạo hiểm hay rủi ro trong kênh đầu tư hay sản xuất kinh doanh nào. Đồng thời, trong cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng trong năm 2015, nhóm khách hàng cá nhân chính là người làm nên sóng gió cho cuộc đua này. Do đó, vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân luôn cao

Mặc dù trong thời gian này, ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi chung cho cá nhân và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Nhưng vốn huy động từ cá nhân hay hộ gia đình có tính chất ổn định hơn tiền gửi của doanh nghiệp, nên ngân hàng thường khuyến khích nguồn vốn từ đối tượng này. Do đó, ngân hàng thường đưa ra nhiều sản phẩm mới và ưu đãi dành cho cá nhân hơn, với những phần thưởng như quà tặng, bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng,… có giá trị lớn. Nếu xét cụ thể, cá nhân gửi tiền sẽ có nhiều lợi ích hơn doanh nghiệp, nên thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư hơn các tổ chức kinh tế.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Nhìn chung, các tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp thường không để tiền đứng yên một chỗ, họ thường xoay vòng đồng vốn nhằm tạo ra lợi nhuận. Họ gửi tiền vào ngân hàng không phải để tiết kiệm như cá nhân, họ gửi tiền để phục vụ thanh toán với đối tác, như các hoạt động ký quỹ để mở thư tín dụng L/C (Letter of Credit), bao thanh toán,… Do đó, trong giai đoạn năm năm 2012-2015, khi có sự hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, đồng thời cũng kích thích họ vay tiền vào ngân hàng nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nên giá trị tiền gửi của doanh nghiệp cũng dần giảm cả về tỷ trọng và giá trị. Cụ thể, tỷ trọng giảm dần lên liên tục từ 0.13% (năm 2014) xuống 0.7% (năm 2015). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp rất bất ổn tăng giảm theo các năm, trong năm 2012 chỉ có 14% so với năm 2013 còn 13, thì năm 2014 giảm xuống đến 7% so với năm 2013, và đạt đến 12.630 triệu đồng tương đương còn 0.11%

Ta thấy, tiền gửi của tổ chức có tỷ trọng đang dần giảm xuống, đây không phải do tiền gửi tổ chức giảm xuống, mà do sự gia tăng vượt bậc từ tiền gửi của cá nhân.

Nhờ sự hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ, nên các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tăng cường và mở rộng sản xuất, nên họ vay tiền nhiều hơn để phục vụ công việc kinh doanh của

doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, ta vẫn thấy tỷ trọng tiền gửi của cá nhân trong vốn huy động qua các năm vẫn cao hơn tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp

Nhìn chung, vốn huy động trong các năm 2012–2015 tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, tình hình tiền gửi của cá nhân và tổ chức kinh tế có sự biến đổi không theo một định hướng nào. Tiền gửi cá nhân đang dần mất đi tỷ trọng của mình. Đây không phải do ngân hàng không chú trọng khai thác huy động nguồn vốn khá ổn định này của nhóm khách hàng cá nhân, mà do các tổ chức kinh tế được Chính phủ sự quan tâm và hỗ trợ lãi suất để tăng sản xuất kinh doanh, nhằm đẩy mạnh tổng cầu, bình ổn lại nền kinh tế

sau lạm phát. Vì vậy, tiền gửi cá nhân vẫn tăng, nhưng tiền gửi của tổ chức kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh cũng đang tăng lên cao, làm tỷ trọng tiền gửi vốn độc tôn của cá nhân nay bị lung lây.

Cũng giống như tiền gửi của cá nhân, tiền gửi trong các nămcủa tổ chức kinh tế

chiếm phần lớn so với tiền gửi cả năm của đối tượng này. Tuy nhiên, tổ chức kinh tế

gửi tiền để phục vụ cho những giao dịch với đối tác, mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được đẩy mạnh nhất trong dịp cuối năm để phục vụ Tết. Vì vậy, nếu theo nhận định trên, giá trị tiền gửi của tổ chức kinh tế trong 6 tháng cuối năm phải cao hơn 6 tháng đầu năm. Nhưng trên thực tế đã chứng minh ngược lại. Tiền gửi của tổ chức kinh tế trong các nămcao hơn, vì do đầu năm các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều bằng cuối năm, nên trữ tiền lại và gửi ngân hàng, còn 6 tháng cuối năm gửi tiền nhưng rút ra liên tục để phục vụ kinh doanh. Vì gửi tiền vào ngân hàng để sinh lời, dù lợi nhuận có ít hơn đầu tư kinh doanh, nhưng nó vẫn có lời hơn việc để tiền dạng dự trữ tại công ty.

Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả vốn gốc và lãi tiền gửi khi đến kỳ hạn cho cá nhân hoặc tổ chức kinh tế.

Tuy nhiên, vốn huy động từ tiền gửi cá nhân luôn được quan tâm hơn, do đây là vốn nhàn rỗi, nên thời hạn gửi tiền thường là trung dài hạn, vì vậy nó có rất lợi ích cho ngân hàng trong việc cho vay trung dài hạn, đồng thời giảm được khoản dự trữ bắt buộc để đảm bảo thanh khoản. Mặc dù, tỷ trọng tiền gửi cá nhân luôn cao, nhưng ngân hàng cũng cần tập trung khai thác hơn nữa.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa kinh tế và kế toán (29) (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w