Biện pháp 2: Đổi mới phương thức quản lý mục tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ tại trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin theo hướng đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành than khoáng sản tại trường Quản trị kinh doanh Vinacomin (Luận văn thạc sĩ) (Trang 63 - 74)

Chương 3. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TẠI TRƯỜNG QUẢN TRỊ KINH DOANH VINACOMIN

3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TẠI TRƯỜNG QUẢN TRỊ KINH DOANH - VINACOMIN

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương thức quản lý mục tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ tại trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin theo hướng đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất

* Mục tiêu của biện pháp:

Chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ sát với yêu cầu sản xuất thực tiễn, trên cơ sở mục tiêu, chất lượng, kỹ năng ngành nghề đào tạo.

* Nội dung biện pháp:

- Xác định mục tiêu đào tạo cụ thể cho từng ngành nghề căn cứ trên sự khảo sát thực tế sản xuất và ý kiến tham gia của cán bộ kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất.

- Xác định cụ thể yêu cầu về trình độ của học viên, thời gian đào tạo, phương pháp đào tạo.

- Xác định chuẩn đầu ra trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho từng nghề về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Quản lý hoạt động xây dựng mục tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ dựa trên cơ sở chương trình khung ngành đã được quy định.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo gắn liền thực tế sản xuất.

* Cách thức tiến hành :

- Trên cơ sở chương trình khung, Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

- Nội dung chương trình đào tạo gắn liền với thực tế sản xuất, mời cán bộ trong Tập đoàn, các doanh nghiệp với vai trò là giáo viên kiêm chức thực hiện hoạt động giảng dạy, hướng dẫn cơ bản về ngành nghề chuyên môn nghiệp vụ của học viên trong thực tế sản xuất tại doanh nghiệp.

- Trong quá trình đào tạo, để nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, Hiệu trưởng đề ra các kế hoạch hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp Than cho giảng viên và học viên thực hiện.

- Các mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề chuyên môn nghiệp vụ phải được cụ thể hóa thành những chỉ tiêu, những yêu cầu cần phải đạt được trong quá trình đào tạo.

- Các mục tiêu cần phải đảm bảo tính đo được, có sự phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng đơn vị trong quá trình đào tạo.

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương thức quản lý n i dung, chương trình và phương pháp ào tạo bồi dưỡng cán b tại trường theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học

* Mục tiêu của biện pháp:

Chỉ đạo điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.

* Nội dung biện pháp:

- Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo từng ngành nghề sát thực

- Thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình, theo qui định

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo.

* Cách thức tiến hành:

Nhà trường xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho từng khoá đào tạo trên cơ sở chương trình khung quốc gia, có điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sản xuất (tỉ lệ điều chỉnh đề xuất tối đa 50% nội dung chương trình hiện hành).

- Qui định các chương trình đào tạo phải có ý kiến thông qua của các đại diện cơ đơn vị tham gia đào tạo.

- Nhà trường khi xây dựng nội dung chương trình cần bám sát yêu cầu của thị trường lao động, của các đơn vị sử dụng lao động. Nhưng không vượt quá tỷ lệ giới hạn điều chỉnh cho phép của cơ quan quản lý cấp trên, cần phải khảo sát thực tế, nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị “Hội nghị khách hàng” để bàn về nội dung chương trình đào tạo của từng ngành nghề cụ thể. Thành phần hội nghị gồm: Nhà trường, đơn vị sử dụng lao động, quản lý cấp trên về đào tạo bồi dưỡng, chuyên gia kỹ thuật, người tham gia khóa học. Nội dung chương trình đào tạo của mỗi khoá học cũng thể hiện tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo

- Doanh nghiệp sản xuất cần đưa ra các yêu cầu về trình độ chuyên môn, tác phong công nghiệp, an toàn khi sản xuất, kinh nghiệm làm việc, đối với học viên sau khóa học.

- Chuyên gia kỹ thuật cần tham gia vào hội nghị khách hàng về tính logíc, khoa học, tính liên thông và kế thừa đảm bảo khoa học, hiệu quả

- Người học cần tham gia vào hội nghị khách hàng biết, nắm được và được nêu ra các ý kiến tham gia xây dựng vào nội dung chương trình đào tạo.

3.2.4. Biện pháp : Chỉ ạo a dạng hoá các h nh thức tổ chức và các loại h nh ào tạo bồi dưỡng cán b tại trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin

* Mục tiêu của biện pháp:

Đào tạo sát thực tiễn, phát huy tiềm lực, mở rộng khả năng đào tạo của trường, đa dạng hoá các loại hình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế

* Nội dung biện pháp:

- Tổ chức tốt việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo hình thức chính qui tập trung, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên đề.

- Tổ chức tốt việc liên kết đào tạo với các trường Đại học, các viện, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất dịch vụ…

- Tổ chức tốt việc bồi dưỡng , chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trong doanh nghiệp sản xuất, nhân viên dịch vụ, đào tạo cấp chứng chỉ, chứng nhận ngành nghề.

* Cách thức tiến hành:

- Hiệu trưởng chức đào tạo theo hình thức tập trung tại trường, nhất thiết phải có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ cơ quan quản lý cấp trên đến cơ sở đào tạo và sử dụng về đào tạo, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, kiểm tra, hướng dẫn cơ sở đào tạo thực hiện đúng qui chế đào tạo, có chính sách đánh giá về quản lý chất lượng, các quyền, nghĩa vụ kèm theo, quan tâm về mặt tài chính, qui định và thực hiện thu từ đơn vị sử dụng lao động.

- Hoạt động đào tạo của Nhà trường phải chấp hành các quyết định, chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB &XH, hướng dẫn của cơ quan chủ quản, tích cực thực hiện và triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng vừa đảm bảo chất lượng, phát triển số lượng, phấn đấu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại, hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy đạt chuẩn, trên chuẩn, xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch giảng dạy. Tổ chức chỉ đạo, điều hành các hoạt động dạy và học của nhà trường đi vào kỷ cương nề nếp, đúng tiến độ, kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thi đánh giá quá trình đào tạo đúng qui chế của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB &XH ban hành. Quản lý tốt cấp phát văn bằng chứng chỉ, tổ chức khảo sát kết quả đào tạo sau khi học viên học xong khóa học ra trường, hiệu quả công việc từ đó có những thông tin phải hồi về kết quả đào tạo, có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn

- Tổ chức tốt việc liên kết đào tạo với các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng. Để thực hiện tốt việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo, cần

thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, thích hợp, khả thi, phân công trách nhiệm và cùng thực hiện công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo tổ chức phát triển chương trình, doanh nghiệp nêu yêu cầu cụ thể về kỹ năng nghề nghiệp, tham gia với tư cách là tư vấn kỹ thuật, thống nhất quyền và trách nhiệm trong quá trình tổ chức và quản lý đào tạo, khảo sát và thống nhất giáo viên giảng dạy, phương thức đóng kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho quá trình đào tạo, thống nhất về thời gian và địa điểm tiến hành đào tạo, thống nhất hội đồng thi, kiểm tra, đánh giá tốt nghiệp ...

Để thực hiện được cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương, có kế hoạch về tài chính và điều quan trọng là nhận thức của cơ sở đào tạo. Phối kết hợp với toàn xã hội về nguồn lực mới thực hiện tốt, hiệu quả

3.2.5. Biện pháp 5: T ng cường quản lý việc u tư và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong ào tạo bồi dưỡng cán b tại trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin

* Mục tiêu của biện pháp:

Phát huy vai trò của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo gắn liền với yêu cầu của doanh nghiệp.

* Nội dung biện pháp:

- Hiệu trưởng chỉ đạo quản lý đầu tư sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật gắn liền với mục tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

- Chương trình đào tạo phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị cụ thể đối với các môn học/ mô đun bắt buộc và tự chọn.

- Nhà quản lý đề ra các yêu cầu cần thiết để phát huy tối đa vai trò của cơ sở vật chất, trang thiết bị để đạt được mục tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

* Cách thức tiến hành :

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính sáng tạo của người học trên cơ sở khai thác tối đa các cơ sở vật chất hiện có trong Nhà trường.

- Tăng cường huy động các nguồn lực, kinh phí đầu tư của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nước ngoài. Chỉ đạo quản lý các phòng ban chức năng liên hệ trực tiếp các đơn vị sản xuất chuyển giao công nghệ, phương tiện hiện đại trong thực tế sản xuất đưa vào giảng dạy trong nhà trường để phù hợp với chất lượng đào tạo.

- Sử dụng hợp lý có hiệu quả tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hiện có của trường phục vụ tốt cho đào tạo

- Tăng cường việc đầu tư theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện..

- - Bồi dưỡng giáo viên nâng cao khả năng thực hành, sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Sử dụng hợp lý kinh phí thu chi từ người học.

* Cách thức tiến hành :

Để tăng cường CSVC cần phải tổng hợp thế mạnh các nguồn lực đầu tư của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nước ngoài. Để làm tốt được việc này cần phát huy nội lực, làm tốt công tác xã hội hoá đào tạo, thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm “ từng bước xây dựng CSVC theo hướng chính qui, hiện đại

Tăng nguồn lực cho nhà trường bằng các nguồn chủ yếu sau :

- Sử dụng hợp lý có hiệu quả tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh phí vật tư hiện có của trường phục vụ tốt cho đào tạo. Học tập tại các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo có các thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại để học tập và phát triển

- Tăng cường huy động các nguồn lực kinh phí đầu tư của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nước ngoài. Cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý đào tạo bồi dưỡng, có cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, từ đó có điều kiện tăng cường CSVC, trang thiết bị hiện đại, nguồn thu cho nhà trường “ tái đầu tư cho đào tạo “và điều quan trọng hơn là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có được kinh nghiệm, kiến thức khoa học tiên tiến triển khai, áp dụng tại cơ sở đào tạo.

- Tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện .., để nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới phương thức kiểm tra, ánh giá chất lượng ào tạo bồi dưỡng cán b tại trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin

* Mục tiêu của biện pháp:

Kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dạy và học của mỗi nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo hiện nay vẫn được hiểu theo chiều hướng đánh giá kết quả của người học. Trên cơ sở đó, đánh giá năng lực dạy học của người giáo viên. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường, đảm bảo tính đồng bộ trong các khâu của quá trình đào tạo.

Có được những thông tin qua kiểm tra đánh giá để kịp thời phát hiện và điều chỉnh sai lệch trong quá trình thực hiện, động viên giúp đỡ, uốn nắn giáo viên làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong hoạt động dạy học.

Phát hiện tính khả thi hay bất cập của các quyết định quản lý đồng thời phát hiện khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên.

* Nội dung biện pháp:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo toàn diện, đầu tư chỉ đạo đánh giá chất lượng hoạt động dạy học cũng như việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên các tiêu chí của kiểm định chất lượng dạy.

- Tập trung các thành phần tham gia công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo: chuyên môn, Đảng, Công đoàn, đoàn thanh niên.

- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo trong nhà trường trên các mặt sau:

+ Thứ nhất, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên: Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu chương trình, lập kế hoạch giảng dạy. Dựa vào các văn bản, qui định, yêu cầu về nội dung của chương trình cũng như yêu cầu của việc lập kế hoạch giảng dạy cá nhân.

+ Thứ hai, kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị bài giảng: Yêu cầu thực hiện nghiêm túc về thời gian, xác định đúng mục đích yêu cầu cho mỗi bài dạy và từng chương kiến thức, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Sự đầu tư của giáo viên cho việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình để chuẩn bị nội dung bài giảng.

+ Thứ ba, kiểm tra nề nếp dạy học, rèn luyện tác phong công nghiệp:

Đảm bảo thời gian giờ học chính xác, công tác tổ chức quản lý lớp học, quá trình giảng dạy truyền thụ kiến thức lý thuyết, rèn luyện ý thức học tập, giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp theo đúng mục tiêu của bài học.

+ Thứ tư, kiểm tra đánh giá việc quản lý hướng dẫn thực tập của giáo viên đối với học viên trong quá trình thực đi thực tế thực tập. Đảm bảo số lượng học viên, đảm bảo thực hiện nội quy an toàn lao động, đảm bảo ngày công lao động của học sinh theo đúng quy định. Nhiệt tình trách nhiệm với

công tác quản lý, hướng dẫn học viên tham gia thực tập. Thường xuyên báo cáo lãnh đạo về quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Thứ năm, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên: Số lượng bài kiểm tra định kỳ theo quy định, chấm bài nghiêm túc, vào sổ đúng thời hạn. Ra đề thi, kiểm tra thực hành có kết hợp cả kiến thức và kỹ năng, đảm bảo khách quan công bằng, khuyến khích sự sáng tạo của học viên.

+ Thứ sáu, thực hiện công tác tự kiểm tra đánh giá thường xuyên giữa các đơn vị trong nhà trường.

+ Thứ bảy, đổi mới công tác đánh giá thông qua các đơn vị sử dụng lao động. Thông qua đó nhà quản lý kiểm chứng lại mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Với các nội dung trên nhà quản lý tiến hành lần lượt từng bước công tác kiểm tra đánh giá bao gồm:

+ Bước 1: Xác định mục đích, đề ra tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá:

Mục đích của việc kiểm tra là kiểm tra cái gì? Kiểm tra ở đâu? Hình thức, phương pháp, thời gian kiểm tra. Tiêu chuẩn để đánh giá việc kiểm tra xem mức độ thực hiện như thế nào.

+ Bước 2: Tiến hành kiểm tra, đánh giá:

Thông báo đối với phòng đào tạo, tổ bộ môn, giáo viên về yêu cầu, nội dung kiểm tra, có thể kiểm tra đột xuất nếu cần thiết. Kiểm tra đánh giá thông qua dự giờ của giáo viên, kiểm tra sổ lên lớp, lấy ý kiến của học viên. Kiểm tra thông qua các hồ sơ lưu trữ của phòng đào tạo đối với các lớp đã đào tạo xong. Kiểm tra qua các đợt coi kiểm tra kết thúc môn học học kỳ, thi tốt nghiệp. Đặc biệt quan tâm kiểm tra việc hướng dẫn học viên làm báo cáo tốt nghiệp vì đây là công việc diễn ra giữa thầy và trò sau mỗi khóa học.

+ Bước 3: Kết luận:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành than khoáng sản tại trường Quản trị kinh doanh Vinacomin (Luận văn thạc sĩ) (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)