Thực trạng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 16-18 trường THPT Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 16 18 trường THPT nguyễn du thái bình (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 16-18 trường THPT Nguyễn Du

3.1.1 Thực trạng công tác GDTC và huấn luyện đội tuyển cầu lông của trường THPT Nguyễn Du - Thái Bình.

* Thực trạng dạy học và tập luyện trong các giờ học chính khoá.

Trực tiếp phỏng vấn các giáo viên thể dục trong trường và nghiên cứu thấy rằng: Môn thể dục được dạy 2 tiết/ 1 tuần/ 1 lớp, mỗi tiết 45 phút sẽ dạy 3 nội dung. Như vậy thời gian để nắm vững kỹ thuật đã không đủ chưa nói đến phát triển thể lực. Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo môn bóng chuyền có 14 tiết/ 1 năm/ 1 lớp. Trong đó phải dành 1 tiết cho kiểm tra, 13 tiết trong đó có dạy kỹ thuật và phát triển thể lực. Qua tìm hiểu về công tác GDTC tại trường cho thấy, môn cầu lông được dạy theo 20 giáo án và được ghép cùng 2 nội dung trong 1 tiết. Thế nên trong giờ học chính khóa công tác huấn luyện thể lực nói chung và kỹ thuật đập cầu nói riêng là không đạt được mục tiêu đề ra.

* Thực trạng tổ chức tập luyện trong các giờ ngoại khoá.

Thời gian ngoại khoá không bắt buộc và phụ thuộc chủ yếu vào tính tự giác, tích cực của học sinh, qua quan sát các em học sinh trong trường thấy rằng, hầu hết việc tập ngoại khoá các em chưa quan tâm mà chủ yếu dành thời gian học cho các môn mà các em cho là cần thiết.

Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy rằng thể lực, kĩ thuật nói chung và kĩ thuật đập cầu nói riêng của học sinh trường THPT Nguyễn Du còn ở mức thấp. Điều đó cũng có nghĩa là kĩ thuật đập cầu của học sinh trong đội tuyển cầu lông nam khi mới thành lập cũng ở mức thấp và không có sự khác biệt.

* Thực trạng quá trình huấn luyện đội tuyển cầu lông nam trường THPT Nguyễn Du - Thái Bình.

Để có cơ sở xác đ nh thực trạng huấn luyện kĩ thuật đập cầu đối với VĐV cầu lông nam trường THPT Nguyễn Du - Thái Bình, tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên và HLV về chương trình huấn luyện hiện đang áp dụng cho đội tuyển và thu được kết quả như sau.

+ Về thời điểm luyện tập của đội tuyển là các buổi chiều.

+ Số buổi luyện tập kĩ thuật kỹ thuật trong 1 tuần là 1 buổi.

+ Thời gian cho 1 buổi tập kĩ thuật là 25 phút.

3.1.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.

* Đội ngũ cán bộ giáo viên TDTT.

Trong những năn gần đây, TDTT ở trường THPT Nguyễn Du đang trên đà phát triển, trình độ của các VĐV cũng tăng cao vì thế chất lượng đào tạo cũng cần phải được đổi mới và nâng cao. Chính vì vậy mà nhà trường đã cải tiến đội ngũ giáo viên giảng dạy để đáp ứng nhu cầu mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi đã biết được đội ngũ cán bộ giáo viên TDTT của trường:

Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Nguyễn Du – Thái Bình.

Tổng số giáo Viên

Giáo viên nữ

Giáo viên nam

Thâm niên công tác

<20 >20 >10

5 2 3 2 1 2

40% 60% 40% 20% 40%

Giáo viên giảng dạy môn thể dục đều là người có trình độ chuyên môn cao, đều là hệ đại học. Tuy nhiên, chưa có giáo viên chuyên ngành cầu lông.

Vì vậy, chưa có được thành tích cao là do chưa có giáo viên chuyên trách huấn luyện và chưa có các bài tập phù hợp.

Qua các kết quả phân tích ở trên, chúng tôi kết luận: Công tác huấn luyện kỹ thuật đập cầu nói riêng và công tác huấn luyện kỹ thuật và thể lực nói chung cho đội tuyển cầu lông nam THPT Nguyễn Du – Thái Bình như trên không đạt hiệu quả cao.

* Thực trạng cơ sở vật chất của trường.

Bảng 3.2: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập môn GDTC

TT Sân bãi dụng cụ Khu giảng

dạy Chất lƣợng Ghi chú

2 Sân cầu lông 2 Trung bình Đạt

3 Sân bóng rổ 2 Trung bình Đạt

4 Sân bóng chuyền 2 Trung bình Đạt

5 Sân điền kinh 1 Trung bình Đạt

6 Sân bóng đá mini 1 Trung bình Đạt

7 Sân bóng bàn 1 Trung bình Đạt

Qua bảng 3.2 đề tài nhận thấy cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và huấn luyện GDTC mặc dù đã được nhà trường quan tâm nâng cấp trang thiết b song vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Vì vậy chưa đảm bảo tốt cho việc học tập nội khóa và ngoại khóa của học sinh. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại ngoài việc tiếp tục đề ngh nhà trường nâng cấp sân bãi, dụng cụ thì việc khắc phục bằng cách lựa chọn những phương pháp giảng dạy và huấn luyện, bài tập hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế là việc hết sức cấp bách.

3.1.3. Tìm hiểu mức độ sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 16-18 trường THPT Nguyễn Du.

Mức độ sử dụng kỹ thuật thể hiện nghĩa vai trò của kỹ thuật đó. Để có được kết quả chứng minh vai trò của kỹ thuật đập cầu đề tài đã tiến hành quan sát và lấy số liệu của 10 trận đấu trong giải Cầu lông nam các trường THPT năm 2014.

Số liệu lấy tập trung vào các kỹ thuật:

- Đập cầu.

- Đánh cầu góc nhỏ.

- Đánh cầu cao sâu.

- Các kỹ thuật khác.

Đập cầu, đánh cầu góc nhỏ, đánh cầu cao sâu là các kỹ thuật tấn công cơ bản trong hoạt động thi đấu môn Cầu lông. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 3.3.

Thông qua việc tính toán và phân tích số liệu đề tài đã có được kết quả về mức độ sử dụng các kỹ thuật chính trong thi đấu. Trong số các kỹ thuật cơ bản, kỹ thuật sử dụng nhiều nhất trong 10 trận đấu là kỹ thuật đập cầu, chiếm trung bình 31,73% trong mỗi trận đấu, tiếp đến là kỹ thuật đánh cầu góc nhỏ chiếm 28,85%, đánh cầu cao sâu chiếm 24,67% và cuối cùng là các kỹ thuật khác chiếm 14,75%.

Bảng 3.3: Thống kê số lƣợng sử dụng các kỹ thuật trong 10 trận thi đấu cầu lông của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 16-18

trường THPT Nguyễn Du.

Thứ tự trận

đấu

Đập cầu Góc nhỏ Cao sâu Kỹ thuật tấn công khác

SL % SL % SL % SL %

1 105 31.8 92 27.9 85 25.8 48 14.5

2 90 30.7 80 27.3 78 26.6 45 15.4

3 102 30.7 97 29.2 82 24.7 51 15.4

4 58 22.3 87 33.5 75 28.8 40 15.4

5 80 31.3 70 27.3 65 25.4 41 16.0

6 106 36.3 91 31.2 60 20.5 35 12.0

7 76 30.4 64 25.6 72 28.8 38 15.2

8 85 32.8 72 27.8 65 25.1 37 14.3

9 91 35.7 72 28.2 57 22.4 35 13.7

10 95 35.3 82 30.5 50 18.6 42 15.6

888 807 689 412 x 88.8 31.73 80.7 28.85 68.9 24.67 41.2 14.75

Từ kết quả trên cho ta thấy, kỹ thuật đập cầu được sử dụng đặc biệt nhiều trong thi đấu. Chính vì vậy, kỹ thuật đập cầu có tầm quan trọng rất lớn trong tập luyện và thi đấu cầu lông. Tuy nhiên muốn có một trình độ ổn đ nh tốt về việc sử dụng kỹ thuật đập cầu hay nói cách khác là muốn có những cú đập cầu hiểm hóc và có lực thì không phải VĐV nào cũng có được mà đòi hỏi người tập phải có quá trình tập luyện có bài bản, khoa học và phải biết áp dụng linh hoạt vào những tình huống cụ thể của từng trận đấu. Có như vậy kỹ thuật đập cầu mới phát huy hết tác dụng và tính ưu việt vốn có của nó.

3.1.4. Tìm hiểu hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 16-18 trường THPT Nguyễn Du.

Phân biệt quả đập cầu hiệu quả và không hiệu quả:

- Đập cầu hiệu quả: là quả đập cầu trực tiếp mang lại điểm hoặc tạo cơ hội ăn điểm ở đường cầu sau.

- Đập cầu không hiệu quả: là quả đập hỏng làm mất điểm trực tiếp hoặc quả cầu kém uy lực tạo cơ hội để đối phương giành thế chủ động và ăn điểm.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật tấn công bằng đập cầu trong thi đấu của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 16-18 trường THPT Nguyễn Du đề tài tiến hành quan sát và thu thập số liệu ở các trận đấu của các em trong giải Cầu lông các trường THPT của tỉnh năm 2014. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Hiệu quả kỹ thuật đập cầu so với kỹ thuật tấn công khác.

Kỹ thuật Hiệu qủa Không hiệu quả ∑ số lần thực hiện SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

Đập cầu 402 45 486 55 888

Đánh góc nhỏ 625 77 182 23 807

Đánh cao sâu 525 76 164 24 689

Từ kết quả ở bảng trên ta thấy được mức độ sử dụng kỹ thuật đập cầu của các nam VĐV cầu lông lứa tuổi 16-18 trường THPT Nguyễn Du có số lần thực hiện lớn (số lần thực hiện kỹ thuật đập cầu là 888, trong khi đó kỹ thuật đánh góc nhỏ là 807 và kỹ thuật đánh cầu cao sâu là 689). Chứng tỏ đây là kỹ thuật cơ bản và quan trọng của cầu lông.

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 16 18 trường THPT nguyễn du thái bình (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)