Nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tập

Một phần của tài liệu Kĩ năng giao tiếp ngành nghề (Trang 200 - 205)

CHệễNG V THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

II. Nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tập

1/ Chuẩn bị của sinh viên trước khi đi thực tập:

- Nghiên cứu các thông tin về xí nghiệp và tình hình hoạt động của xí nghiệp.

- Xác định nhiệm vụ của mình phải thực hiện trong thời gian thực tập tại xí nghiệp.

2/ Thời gian lưu lại trong xí nghiệp:

- Hội nhập vào môi trường công nghiệp: tìm hiểu và hoà minh vào hoạt động của xí nghiệp.

- Thực hiện nhiệm vụ do giáo viên và cán bộ hướng dẫn giao.

a/ Khuôn khổ của sinh viên tại nhà máy

- Xí nghiệp tiếp nhận sinh viên và giao cho một người hướng dẫn, họ là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật hay chuyên viên cao cấp; Họ giúp cho sinh viên hội nhập dễ dàng vào xí nghiệp, xác định nhiệm vụ và những nét lớn về trách nhiệm phải thực hiện, Họ cung cấp những thông tin về đặc tính khoa học kỹ thuật, theo dõi và đánh giá công việc của sinh viên.

- Bộ môn sẽ cử một giáo viên thường xuyên theo dõi sinh viên thực tập ở xí nghiệp. Việc tham quan thực tập này không những cho phép sinh viên tăng cường mối liên hệ với xí nghiệp, mà nó còn tạo ra sự đánh giá các thành tích đầu tiên và khả năng hội nhập của sinh viên vào xí nghiệp.

- Trong trường hợp gặp các khó khăn về phương pháp luận, kỹ thuật, điều kiện vật chất v.v…

sinh viên có thể đề nghị các buổi gặp gỡ với giáo viên hướng dẫn để tìm ra sự giúp đỡ cần thiết. Các buổi gặp gỡ này có thể có những mục tiêu khác nhau và liên quan đến đề tài được giao :

+ Nếu đề tài quá rộng, cần phải giới hạn nó.

+ Nếu đề tài quá mơ hồ, cần phải xác định cụ thể chính xác.

+ Nếu sự tiến triển chậm cần có kế hoạch nhanh chóng bổ sung tức thời

sinh viên phải báo cáo lại và xin ý kiến của cán bộ nhà máy và giáo viên hướng dẫn:

+ Cách thức mà anh ta sẽ thực hiện.

+ Những phương tiện mà anh ta cần sử dụng.

+ Các khó khăn gặp phải.

+ Cần phải giúp đỡ thêm vấn đề gì?

+ Anh ta đã thực hiện được phần nào, cái nào cần phải bổ sung.

+ Cần giải thích những kết quả nhận được và việc khai thác chúng ra sao?

+ Những thông tin đạt được có ý nghĩa gì? Đã đạt được yêu cầu đặt ra chưa?

+ Các phương tiện vật chất liên quan đến việc trình bày và giới thiệu các tài liệu, tư liệu thu thập được ra sao?

+ Kế hoạch sẽ báo cáo ra sao? …

+ Có thể đề nghị thầy gợi ý đề tài luận án tốt nghiệp (nếu là đợt thực tập tốt nghiệp) để tìm hiểu thêm tại nhà máy.

b/ Cách tiến hành thực tập của sinh viên tại xí nghiệp

Nó thay đổi tùy theo vào mục tiêu đợt thực tập và theo tính chất công việc được giao. Tuy nhiên ta có thể thực hiện theo các bước:

- Phân tích nhiệm vụ và bối cảnh của đợt thực tập

- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp

Page 33

- Tìm hiểu sơ đồ tổ chức và trình độ năng lực bậc thợ của xí nghiệp - Tìm hiểu các mối quan hệ và tầm hoạt động của xí nghiệp

- Tìm hiểu sản phẩm của xí nghiệp - Tìm hiểu các thiết bị của xí nghiệp

- Lập kế hoạch, phương pháp và lịch trình thực hiện theo nhiệm vụ được giao

- Tiến hành nghiên và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề: Tìm hiểu các thiết bị, các bản vẽ, sơ đồ …;

- Tham gia vận hành các thiết bị, tiến hành sửa chữa thay thế, bảo trì các thiết bị.

- Tiến hành thực hiện cỏc thớ nghiệm( nếu đú đề tài nghiờn cứu ).từ đú phõn tớch ,ứ giải thớch và đánh giá các kết quả đạt được.

- Tập sự làm cán bộ kỹ thuật

- Tiến hành ghi nhật ký thực tập đều đặn

Kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động xem có đạt được như các mục tiêu của đợt thực tập đề ra hay không?

c/ Các phương tiện làm việc của sinh viên.

Một số phương tiện sẽ giúp cho sinh viên hoàn thành công việc: do vậy sinh viên cần thiết phải thích ứng để giải quyết các vấn đề. Thực vậy, sự hợp thức hóa các kết quả phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng của các phương tiện, công cụ và phương pháp được sử dụng.

- Tài liệu:

Cần chú ý đến việc ghi chép các phần tham khảo chính xác từ tất cả tài liệu được sử dụng. Chúng giúp cho việc soạn thảo thư mục và các ghi chú. Tài liệu đó bao gồm: các tác phẩm, tạp chí, tài liệu kỹ thuật (bản vẽ, sơ đồ, lý lịch máy…), tài liệu nghe nhìn ở một thư viện, một trung tâm tư liệu hay ở phòng kỹ thuật của xí nghiệp.

- Thiết bị văn phòng và thông tin:

Sinh viên thực tập cần được sử dụng các thiết bị của xí nghiệp, họ cần phải nhanh chóng thích nghi (Ví dụ: điện thoại, máy fax, máy tính, máy in, máy scanner…)

- Các buổi thảo luận:

Sinh viên phải tạo được các buổi thảo luận với các cán bộ kỹ thuật của nhà máy để thực hiện dự án của mình.

+ Chuẩn bị buổi thảo luận, bằng cách thiết lập hướng đi của buổi thảo luận theo đề tài hoặc vấn đề mình caàn quan taâm

+ Cần biết rõ khả năng và phẩm chất của người đối thoại (cán bộ,chuyên gia, các lĩnh vực mình quan tâm), nội dung của các câu hỏi và trả lời.

+ Phân tích buổi thảo luận và ghi lại các ý kiến cần thiết ngay khi buổi thảo luận kết thúc (đừng quá ỷ vào trí nhớ của mình).

- Tham dự vào các buổi họp của nhà máy:

Trong thời gian thực tập ở nhà máy nếu nhà máy có các cuộc họp bất thường hay định kỳ sinh viên cần phải tham dự:

+ Ghi chép đầy đủ các vấn đề trong quá trình họp của nhà máy.

+ Phân tích ngay nội dung khi buổi họp kết thúc.

Iii. Cách thiết lập hồ sơ và soạn thảo báo cáo thực tập.

1/ Sự cần thiết của báo cáo thực tập.

Báo cáo là tiền đề định hướng trước khi vào nghề nghiệp. Nó cho phép sinh viên chứng tỏ rằng mình biết theo sát nhiệm vụ mà xí nghiệp giao phó cho mình. Các sinh viên có hoàn thành nhiệm vụ không? Hoàn thành toàn bộ hay chỉ một phần? Trong trường hợp nếu chỉ hoàn thành một phần thì vì sao?

Chỉ rõ nguyên nhân.

- Báo cáo này có mục đích và những yêu cầu khác nhau:

+ Giáo viên của bộ môn mong muốn đánh giá các phần giảng dạy lý thuyết và thực hành của mình thông qua việc ứng dụng của sinh viên trong đợt thực tập tại xí nghiệp.

Page 34

+ Xí nghiệp sẽ nghiên cứu sử dụng các kết quả mà trong quá trình thực tập sinh viên đã giải quyết từ các câu hỏi và yêu cầu của xí nghiệp đã đặt ra từ trước cho sinh viên.

+ Các khoá tiếp theo sau sẽ tham khảo, các báo cáo này nhằm tìm kiếm ở đó một số tư liệu cần thiết phục vụ cho các nghiên cứu của mình.

- Báo cáo được đánh giá dựa trên các mục tiêu đưa ra theo lĩnh vực nghề nghiệp, bản báo cáo phải là một tư liệu bổ ích và có thể sử dụng một cách dễ dàng; nó cụ thể hoá công việc đã làm được trong 8 đến 10 tuần lễ bao gồm nhiều nhiệm vụ được giao.

Điều đáng nói là sự cần thiết đối với mỗi sinh viên: phải tự tổ chức và thiết lập một lịch trình làm việc cho cá nhân nghiêm túc. Nó không cho phép dùng các kỹ xảo để soạn thảo một báo cáo thực tập, mà báo cáo chính là kết quả những xử lý tốt các số liệu, tư liệu đã thu thập trong quá trình thực tập tại xí nghieọp. …

Trong thực tế, báo cáo phụ thuộc vào sự hoạt động của từng sinh viên tạo ra nó; bởi vì các kỹ sư hay kỹ thuật viên, là những người hướng dẫn không phải luôn luôn có nhiều thời gian để hướng dẫn sinh viên trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học và quan tâm về tất cả những chi tiết cụ thể.

- Thời gian đóng góp trao đổi trong buổi bảo vệ làm cho những điều hiểu sai những lời chú dẫn không đúng, sự tham khảo các tài liệu thực hiện không nghiêm túc các quan sát hời hợt bên ngoài sẽ được chỉ ra và phê phán.

- Những điều suy nghĩ tiếp theo sau đó sẽ giúp mỗi sinh viên ý thức được những vấn đề được đặt ra và khuyến khích họ tìm được một phương pháp nghiên cứu nghiêm túc và có hiệu quả hợn …

2/ Cách hình thành các hồ sơ chuẩn bị cho bài báo cáo.

Sinh viên là người chịu trách nhiệm với bài báo cáo và cung cấp suy nghĩ của mình trong báo cáo: Mối quan hệ có tính sư phạm được tìm thấy theo chiều ngược lại: từ người tiếp thu, sinh viên trở thành người phát thông tin.

- Sau tuần đầu thực tập, cần tổ chức một cách rõ ràng công việc và ghi chép thông tin. Việc ghi chép từ ngày này sang ngày khác sẽ tạo nên một bản ghi nhớ có giá trị và là tư liệu của bài báo cáo (Nhật Ký thực tập).

- Cách thức: chỉ sử dụng một mặt của tờ giấy cho một ý tưởng, một sự kiện hay một sự quan sát, các tờ giấy thường dùng có cùng một khổ giấy. Như thế, những ghi chú và các tham khảo có thể được dễ dàng tập hợp lại, phân loại và phân phối theo đề tài. Sau đó chúng sẽ được xếp trong các bìa cứng thành các hồ sơ con và đặt trong một hồ sơ lớn, nó sẽ giúp dễ dàng soạn thảo báo cáo vào cuối đợt thực tập.

Phương pháp này này có nhiều thuận lợi :

- Nó cho phép làm biên bản về sư tiến triển hay chậm trễ của công việc mà mình đang theo dõi.

- Nó tạo khả năng cấu trúc và soạn thảo một phần hay phần phụ của báo cáo sau khi hồ sơ được hoàn tất.

- Từ cacù hồ sơ con, ta có thể biết nên tập trung thời gian và tâm trí vào vấn đề còn bỏ dở chưa giải đáp xong:

+ Còn những khó khăn gì? Về phần nào?

+ Làm thế nào giải quyết chúng?

+ Sử dụng những phương tiện nào?

+ Sẽ gặp ai trao đổi thêm?

+ Thời gian cần thiết để hoàn thành?

3/ Nội dung bài báo cáo.

Sinh viên phải nộp đúng hạn bài báo cáo sau đợt thực tập. Không có một bài mẫu nào cả ,bài báo cáo tốt nhất là bài báo cáo được trình bày rõ ràng ,đầy đủ, theo các tiêu chí sau :

- Nội dung của của báo cáo là những chất liệu góp nhặt trong suốt quá trình thực tập theo nhiệm vụ đề tài được giao từ đầu đợt thực tập.

- Những đề xướng của sinh viên trong quá trình thực tập được người hướng dẫn đồng ý.

Để việc đọc và tham khảo văn bản được thuận lợi, người soạn thảo báo cáo cần tuân thủ các quy định chung; khi soạn thảo luôn cần phải suy nghĩ đến đọc giả, đọc giả chăm chú nghiên cứu nhưng cũng hay khắt khe và thiếu lòng khoan dung.

Page 35

Bản báo cáo cần theo bố cục sau:

- Phải hợp lý và cân đối: phân chia một cách chính xác theo những mục tiêu xác định. Đừng tăng thêm nhiều phần có khả năng lập lại các ý tưởng hay đưa các suy luận làm loãng đi mục tiêu.

- Phải có tính đồng nhất: tập trung vào nhiệm vụ được giao, tránh lạc đề.

Thường mọi bài báo cáo thực tập bao gồm : - Muùc luùc

- Lời nói đầu

- Giới thiệu (dẫn nhập)

- Thân bài báo cáo được chia nhỏ làm nhiều chương, phần theo các kết quả đạt được - Kết luận.

- Tài liệu tham khảo - Phaàn phuù luùc.

- Có thể có hoặc không có phần hồ sơ hình ảnh minh họa.

a/ Mục lục tóm tắt

Đó là phần cấu trúc của bố cục chỉ ra tên tựa các phần, các chương, mục, đoạn … có đánh số trang chính xác để theo dõi. Mục lục được đặt đầu các báo cáo, nó cho phép độc giả tham khảo nó để tìm ra từ đó những thông tin mà họ cần nghiên cứu. Để đánh số các phần, nên sử dụng thống nhất một qui định trong bài báo cáo để tránh nhầm lẫn.

b/ Lời nói đầu

Đó là những giới thiệu tổng quan về công việc: bạn sẽ chứng minh rằng bạn có khả năng nắm vững vấn đề mình đặt ra và giải quyết.

Bạn sẽ trình bày đề tài bằng cách xác định các giới hạn một cách chính xác; Như vậy bạn đã loại trừ từ ban đầu những gì không cần thiết. Cần nhấn mạnh những hạn chế của các kết quả nhận được, ghi nhận các thuận lợi, khó khăn, các mối quan hệ hợp tác hay các may mắn gặp phải trong quá trình thực hiện. Cuối cùng, thêm vào lời cám ơn những ai đã giúp đỡ bạn trong quá trình thực tập.

c/ Giới thiệu

Phần này tập trung toàn bộ vào đề tài, bao gồm:

- Xác định rõ ràng đối tượng nghiên cứu và trình bày những dữ liệu đặc biệt.

- Bày tỏ những mục đích mà ta đề nghị cần đạt đến

- Thông báo vắn tắt bố cục để đọc giả theo dõi một cách dễ dàng tiến trình công việc.

d/ Các chương khác:

- Phần giới thiệu về xí nghiệp: tạo nên chương đầu tiên vắn tắt (từ 3 đến 5 trang) và được trình bày rõ ràng. Nó có mục đích:

+ Chứng tỏ rằng bạn có khả năng hiểu và hội nhập vào môi trường của xí nghiệp.

+ Cho đọc giả những yếu tố cần thiết để hiểu phần tiếp theo.

- Cách trình bày báo cáo:

+ Phân tích bối cảnh, tình huống đưa đến việc soạn thảo.

+ Phương pháp luận:

* Cách tốt nhất là chỉ ra những khuyết điểm của hướng tiến hành, các phương tiện, các điều kiện ràng buộc về địa điểm, thời gian …

* Việc làm sáng tỏ các nhầm lẫn, yếu điểm v.v….qua sự phân tích cách thực hiện thí nghiệm .Đồng thời cần xác định cách sửa chữa , các giải pháp cụ thể sẽ thực hiện;bởi vì chúng sẽ tạo nên các kết quả đúng đắn.

* Tất cả phải đảm bảo mục đích đã định và những lý lẽ thích hợp.

- Các kết quả và ứng dụng:

Báo cáo cần truyền đạt các thông tin cũng như các phần, theo nhiệm vụ được giao đã đạt được trong quá trình thực tập.

+ Các kết quả kỹ thuật phải được trình bày có phương pháp:

* Giới thiệu các sơ đồ, các biểu đồ …, cần thiết phải minh chứng và giải thích chúng rõ ràng, có các kết luận cần thiết.

Page 36

* Cần lưu ý đánh số trang tất cả những sơ đồ, biểu đồ riêng biệt và chi tiết trong bảng báo cáo, còn các biểu đồ tổng thể để ở các phụ lục.

+ Nếu có một số kết quả theo thứ tự định lượng, cần phải giới thiệu chúng dưới dạng bảng, dạng đồ thị, và chú giải chúng như:

* Ý nghĩa của chúng là gì?

* Chúng có phù hợp với các giả thiết ban đầu không?

* Ta có thể so sánh chúng với những cái khác không?

* Mỗi bảng phải có đề tựa và bao gồm sự phối hợp hợp lý. Nếu chúng có thứ bậc định tính, phải giải thích chúng và chỉ ra những lợi ích.

+ Cần phải cho ra những kết quả của các phép thử nghiệm, các tiêu chuẩn và các đánh giá độ tin cậy của sản phẩm thực hiện. Nếu bảng và đồ thị là quan trọng cần suy nghĩ đến việc giải thích chúng.

- Các đề nghị tạm thời (một cách ngẫu nhiên):

Chúng phải được trình bày chính xác và hợp lý theo bố cục chủ đề, có thể bao gồm yếu tố thời gian. Mỗi đề nghị phải được mô tả. Ngoài ra, phải chứng minh rằng chúng xuất phát từ những kết quả nghiên cứu và chúng trả lời cho các mục tiêu đã được xác định. Cần phải làm sáng tỏ những điểm mạnh của chúng. Nhưng cũng phải biết các yếu điểm và tìm ra những câu trả lời cho những bắt bẻ có thể có.

Cuối cùng, cần phải báo cáo các điều kiện ràng buộc kèm theo (các ràng buộc về các mặt kinh tế, pháp luật, kỹ thuật, tâm lý…).

e/ Kết luận:

Cần nêu các vấn đề sau:

- Trình bày lại những kết quả chính đạt được, các giải pháp.

- Có thể nhắc lại kết quả của một số chương ,khi đó cần nhấn mạnh việc tổ chức hợp lý, tầm nhìn hay phương pháp giải quyết.

- Chứng minh rằng có một sự thích ứng giữa các mục đích được đặt ra bởi xí nghiệp và những kết quả nhận được trong thực tập. Đôi khi cần đánh giá khoảng cách của sự sai lệch này và giải thích những lý do của nó.

- Hình dung trong tương lai: dự kiến những triển vọng của sự phát triển sau này của đề tài.

f/ Tài liệu tham khảo:

Phải rõ ràng và chỉ ghi lại các đề tựa có liên quan đến những câu hỏi trọng tâm của việc nghiên cứu, không lấy các loại sách tổng quát. Tài liệu tham khảo được trình bày với một sự nghiêm túc nhất nếu có theồ:

- Đối với sách: tên, họ tác giả, tựa đề tác phẩm, nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang.

- Đối với bài tạp chí: tên, họ tác giả, tựa đề chính xác của bài tên của tạp chí, ngày và số của tạp chí, trang của bài báo.

- Để chỉ các tài liệu tham khảo trong thuyết minh thường đặt chúng ( số thứ tự vào giữa dấu móc […]

g/ Phaàn phuù luùc:

Tất cả mọi tài liệu, bảng biểu hay các trình bày dạng đồ hoạ phục vụ cho sự cần thiết trong văn bản sẽ được đánh số trang trong báo cáo.

Chúng sẽ được đặt thành các phụ lục, bao gồm:

- Tất cả tài liệu chứa những thông tin bổ sung mà ta mong muốn truyền đạt với độc giả: các lưu ý kỹ thuật, biểu đồ sản xuất …

- Tất cả các tài liệu quan trọng phải được tham khảo nhiều lần trong khi thực hiện văn bản.

- Tất cả các tài liệu truy cập khó khăn hay chỉ liên quan đến những nhà chuyên môn về một câu hỏi.

- Tất cả các tài liệu dài: hướng dẫn buổi thảo luận, chuỗi các bảng biểu, chương trình tin học, chi tiết về lắp ráp điện tử …

Tất cả phụ lục phải được sử dụng và được thông báo trong văn bản. Đọc giả có thể tham khảo ở đây một cách chính xác, mỗi khi ta yêu cầu độc giả ûtìm hiểu (ví dụ: tham khảo phụ lục XII).

Những phụ lục được nhóm lại, đề tựa, đánh số (theo số la mã) sau đoạn kết thúc của phần chính yếu của văn bản.

Một phần của tài liệu Kĩ năng giao tiếp ngành nghề (Trang 200 - 205)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)