Thực trạng hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn theo hướng phát triển kỹ năng nghề cho sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn Bắc Giang theo hướng tăng cường kĩ năng nghề cho sinh viên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 56 - 83)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn theo hướng phát triển kỹ năng nghề cho sinh viên

2.3.1. Thực trạng công tác tuyển sinh

Năm 2014, nhà trường chính thức đi vào tuyển sinh khóa I hệ Cao đẳng nghề chính quy. Để tìm hiểu về nhận thức của cán bộ, giáo viên nhà trường về vấn đề công tác tuyển sinh, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 52 cán bộ, giảng viên nhà trường và nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Khảo sát mức độ quan tâm của giảng viên về vấn đề tuyển sinh

Mức độ quan tâm Số lượng Tỉ lệ %

Rất quan tâm 38 73%

Quan tâm 12 23%

Ít quan tâm 2 4%

Qua bảng thống kê ta thấy cán bộ, giảng viên ở Trường CĐ nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang đã có sự quan tâm đến công tác tuyển sinh của nhà trường, có 38 người (chiếm tỉ lệ 73%) thể thiện thái độ là rất quan tâm đến công tác tuyển sinh; 12 người (chiếm tỉ lệ 23%) là quan tâm và 2 người (chiếm tỉ lệ 4%) là ít quan tâm đến công tác tuyển sinh.

Qua đợt tuyển sinh, nhà trường tuyển được 403 sinh viên, phân đều ra 5 chuyên ngành đào tạo. Vượt chỉ tiêu 30% so với định mức chỉ tiêu được giao.

Trong đó:

- Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm): 70 sinh viên;

- Công nghệ Ô tô: 68 sinh viên;

- Điện công nghiệp: 102 sinh viên;

- Điện tử công nghiệp: 96 sinh viên;

- Cắt gọt kim loại: 67 sinh viên.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 có sự đổi mới là sau khi có kết quả của kỳ

thi THPT Quốc gia mới làm hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nên việc các em lựa chọn trường để xét tuyển phù hợp với điểm số đã có sẽ tăng khả năng đỗ và việc lựa chọn trường để đăng ký sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi có nhiều thời gian suy nghĩ, cân nhắc khi không vướng ôn thi và áp lực thi cử. Nên tâm lý các em thường là cố gắng học thật tốt để có số điểm thi cao sau đó sẽ lựa

chọn trường phù hợp với điểm số của mình đã đạt được để có cơ hội trúng tuyển. Số thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi ở tỉnh (chỉ xét tốt nghiệp THPT) chiếm 38,6%; số thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi liên tỉnh (xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ) là chiếm 61,4%. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong công tác tuyển sinh nhưng do nhà trường có sự chuẩn bị từ trước nên công tác tuyển sinh nhà trường vẫn đạt chỉ tiêu đề ra, đợt 1+2 nhà trường đã tuyển được 375 sinh viên cho 5 chuyên nghành đào tạo. Nhà trường được đánh giá là điểm sáng của tỉnh trong công tác tuyển sinh. Có nhiều em có điểm thi Quốc gia 23, 24 điểm vẫn lựa chọn nhà trường để học nghề.

Với câu hỏi “ Em sẽ chọn nghề vì lý do gì? ” kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.6. Lý do chọn nghề của sinh viên

STT Lý do chọn nghề Tổng

Số lượng %

1 Thích 75 20,3%

2 Phù hợp với khả năng 146 39,5%

3 Do gia đình định hướng 51 13,8%

4 Dễ xin việc 48 13%

5 Ổn định 20 5,4%

6 Kiếm được nhiều tiền, thu nhập cao 16 4,3%

7 Những lý do khác 14 3,7%

Nhìn vào bảng trên, chúng ta nhận thấy: số học sinh chọn nghề phù

hợp với khả năng chiếm tỉ lệ cao nhất (39,5%); sau đó là chọn nghề theo sở thích (20,3%); do gia đình định hướng (23,8%); Ổn định (5,4%) và một số ít hơn là dễ xin việc (13%); Kiếm được nhiều tiền, thu nhập cao (4,3%) và một số

là do những lý do khác (3,7%). Điều này cho thấy các em sinh viên đã bước đầu có sự nhận thức khả năng của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình. Có thể thấy sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang đa số đều quan tâm đến lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

Khi được hỏi: “Em biết về trường và ngành học qua nguồn thông tin nào?” dành cho 400 em sinh viên Khóa I+ Khóa II, chúng tôi nhận được kết quả:

Bảng 2.7. Nguồn thông tin sinh viên có được về chuyên ngành học

Nguồn thông tin Khóa I Khóa II

SL % SL %

Qua các phương tiện truyền thông

như tivi, sách báo, internet 61 15,3% 28 7%

Qua cha mẹ, người thân 15 3,7% 21 5,2%

Qua bạn bè 19 4,7% 53 13,3%

Qua các hoạt động tư vấn tuyển

sinh của trường 115 28,8% 88 22%

Không biết gì cả 0 0

Kết quả trên cho thấy thông tin học sinh có được về ngành học của mình nhiều nhất qua các hoạt động tư vấn tuyển sinh của trường tại các trường Phổ thông. Điều này cũng dễ hiểu vì cán bộ tuyển sinh giúp cho học sinh hiểu biết về các thông tin ngành học, cơ hội tọc tập tại trường và phát triển nghề trong tương lai.

Cùng với những thông tin chi tiết về ngành học của trường là qua tờ rơi, tài liệu phát tay về chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, các tiêu chí xét tuyển, mức học phí và các thông tin quan trọng khác liên quan. Ngoài ra, việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên vào trường cũng có sự tác động nhất định từ phía gia đình, bạn bè. Cho thấy ở số học sinh phổ thông biết được thông tin về ngành học qua cha mẹ, người thân, bạn bè chiếm tỷ lệ khá cao (26,9%). Chứng tỏ gia đình học sinh đều rất quan tâm đến sự định hướng nghề nghiệp cho con em mình, đặc biệt là khi các em đang ở trong giai đoạn quyết định hướng đi cho tương lai.

Để khẳng định thực trạng chọn nghề của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành điều tra sự hiểu biết về ngành, nghề của 100 sinh viên Khóa II vừa mới nhập trường. Kết quả này phải thể hiện được sự hiểu biết của sinh viên về ngành nghề mà học sinh lựa chọn và sự phù hợp giữa ngành nghề đó với đặc điểm cá nhân sinh viên.

Bảng 2.8. Hiểu biết của sinh viên về nghề sinh viên Khóa II lựa chọn

Biết Biết vừa Chưa Điểm

STT Hiểu biết về ngành, nghề rất rõ (3đ)

phải (2đ)

biết (1đ)

TB 1 Năng lực, phẩm chất cần có của nghề 15 51 34 1,8

2 Đặc điểm của ngành, nghề 21 71 8 2,1

3 Công việc cụ thể của nghề 36 62 2 2,3

4 Nơi làm việc sau này của nghề 28 69 3 2,2

5 Cơ hội phát triển nghề 12 23 65 1,4

Nhìn vào bảng 2.4, chúng ta thấy hiểu biết của sinh viên về nghề mà các em đã chọn ở mức vừa phải. Cụ thể, thông tin mà các em chỉ ra được ở mức cao nhất, xếp ở vị trí thứ 1 đó là Công việc cụ thể của nghề (Điểm TB = 2,3); Ở vị trí thứ 2 là Nơi làm việc sau này của nghề (Điểm TB = 2,2); Vị trí thứ 3 là Đặc điểm của ngành nghề (Điểm TB = 2,1. Tiêu chí mà học sinh đánh giá hiểu biết ở mức thấp nhất đó là Cơ hội phát triển nghề (ĐTB = 1,4). Chúng ta đều biết đến cơ hội phát triển nghề có nhiều nội dung như: cơ hội học tập, cơ hội thực tập, cơ hội giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm nghề. Với những nội dung này, học sinh khó có thể tìm được những thông tin đầy đủ nhất. Như vậy, việc tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc, trò chuyện với một số chuyên giao, thợ bậc cao ở một số ngành nghề phổ biến là cần thiết.

Kết quả khảo sát trên cũng đặt ra cho những nhà trường cần phải làm tốt công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT. Đồng thời cũng cho thấy các nhà quản lý, giảng viên nhà trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút sinh viên nhằm tạo ra nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao phục vụ sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

2.3.2. Thực trạng xây dựng chương trình, giáo trình

Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020 là tạo bước chuyển biến về cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực và thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục… một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu trên là phát triển và xây dựng chương trình đào tạo.

Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tổng Cục dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT và sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cùng các chuyên gia Hàn Quốc và của các trường đào tạo nghề trong khu vực phía Bắc đã giúp đỡ nhà trường trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình khung, giáo trình thực hành cho 05 mã nghề, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ toàn bộ thiết bị dạy nghề do phía Hàn Quốc tài trợ. Giáo trình của các chuyên ngành xây dựng cùng chuyên gia Hàn Quốc được giáo viên trong Khoa chuyên môn được đánh giá trong bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.9 Thực trạng xây dựng giáo trình với chuyên gia Hàn Quốc STT Giáo trình theo chuyên ngành

Mức độ Ghi chú

Tôt Khá Trung bình

1 Điện công nghiệp 0 02 01

2 Điện tử công nghiệp 01 01 01

3 Công nghệ ôtô 0 02 0

4 Cắt gọt kim loại 0 02 0

5 Công nghệ thông tin 0 02 0

Hiện nay, ngành dạy nghề Việt Nam đang phát triển chương trình và tổ chức hệ thống đào tạo nghề dựa trên tiếp cận năng lực thực hiện (competency – based training- appproach), trong đó năng lực thực hiện được coi như sự tích hợp của ba thành phần kiến thức – kỹ năng – thái độ nghề nghiệp.

Điều đó cho thấy, việc xây dựng chương trình khung dạy nghề, soạn giáo trình mới theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến độ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đàm bảo đào tạo trong liên thông giữa các trình độ, xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy theo hướng tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, theo phương pháp phân tích nghề, từng bước chuyển sang hướng dạy nghề theo mô-đun là yêu cầu cần thiết trong việc rèn luyện kỹ năng nghề. Xây dựng chương trình khung, chương trình dạy nghề phải gắn với kỹ thuật – công nghệ được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng chương trình

khung, chương trình dạy nghề phải căn cứ vào phân tích nghề, phân tích công việc; chương trình khung, chương trình dạy nghề không chỉ được xây dựng căn cứ vào các kỹ năng nghề hiện tại mà phải nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ mới sẽ được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh và hướng tới chuẩn của khu vực và thế giới; phải đảm bảo tính liên thông dọc, liên thông ngang trong hệ thống dạy nghề và có tính đến liên thông với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Xây dựng chương trình, giáo trình, đề cương môn học đồng bộ với chương trình khung nghề của từng nghề do Bộ LĐTB&XH ban hành, đồng thời tài liệu giáo trình phải phù hợp với chuyên ngành đặc thù, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý thuyết và thực hành mang đậm bản sắc dân tộc và sáng tạo, tiên tiến.

Biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo, xây dựng đề cương môn học cần bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động, phân bố hợp lý thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, mô đun để thực hiện mục tiêu đào tạo có kết quả, bảo đảm tính liên thông, logic giữa các trình độ đào tạo nghề, đồng thời có tính đến liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp cận với trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và thế giới.

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 2.3.3.1. Thực trạng hoạt động xây dựng đề cương môn học

Trong dạy học theo môđun/ môn học hướng tăng cường kỹ năng nghề cho sinh viên, đề cương môn học là công cụ học tập nói chung và thực hành nói riêng của mỗi sinh viên. Thực tế việc xây dựng đề cương là nhiệm vụ của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Sau khi trưng cầu ý kiến, giảng viên dạy tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang kết quả thực trạng hoạt động xây dựng đề cương môn học được thể hiện qua bảng số liệu sau đây.

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện xây dựng đề cương môn học

S Mức độ thực hiện

TT Nội dung đánh giá Tốt (%)

Khá (%)

TB (%)

Yếu

(%) X

1 Giảng viên có trách nhiệm trong việc

xây dựng đề cương môn học 90.6 9.4 0 0 3.91

2 Đề cương thể hiện rõ mục tiêu môn học 84.4 15.6 0 0 3.84 3 Đề cương thể hiện rõ nội dung môn học 65.6 28.1 6.3 0 3.59 4

Đề cương thể hiện rõ các yêu cầu và cách sử dụng trang thiết bị dạy nghề phù hợp

28.1 53.1 18.8 0 3.09

5

Đề cương thể hiện sự cân đối giữa phần

học trên lớp và phần thực hành kỹ năng 28.1 50.0 21.9 0 3.06 6

Đề cương môn học thể hiện rõ các quy định cụ thể về hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả môn học

37.5 50.0 12.5 0 3.25

7

Đề cương môn học thể hiện sự hướng dẫn cho sinh viên vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành.

31.3 28.1 15.6 25.0 2.66 Bảng 2.6 cho thấy: Mức độ tự chủ và tự chịu trách của giảng viên trong việc xây dựng đề cương môn học được đánh giá ở thứ bậc 1 với tỉ lệ 90.6% tốt, khá 9.4%, không có trung bình và yếu. Điều này cho thấy việc trao đổi ý kiến, tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc xây dựng đề cương môn học là rất cao. Đây cũng là thành công bước đầu khi thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng nghề. Đứng thứ bậc 2 và 3 trong các nội dung đánh giá là mục tiêu và nội dung được trình bày trong đề cương môn học, được đánh giá tốt là 84.4% và 65.6%; Mức khá của hai nội dung này lần lượt là 15.6% và 28.1%. Các nội dung còn lại đều được cho là khá với chỉ số gần tương đương như nhau.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng nội dung 4 được đánh giá thấp nhất, đứng thứ 7 trong các nội dung đánh giá. Với 25.0% ý kiến đánh giá yếu, 15,6% ý kiến đánh giá trung bình. Đây cũng là nội dung duy nhất có chỉ số yếu. Như vậy, nhà trường nên xem xét và điều chỉnh nội dung này vì nó tác động trực tiếp tới việc hướng dẫn sinh viên tích cực thực hành. Đây là nội dung rất quan

trọng, nổi bật trong đào tạo theo hướng tăng cường kỹ năng và cũng là kỹ năng còn yếu kém ở hầu hết giảng viên, nó phản ánh chưa nhận thức vai trò của trang thiết bị phục vụ nâng cao kỹ năng nghề của giảng viên còn hạn chế.

2.3.3.2. Thực trạng thực hiện dạy học theo đề cương môn học

Đề cương môn học đóng vai trò rất quan trọng trong đào tạo theo hướng tăng cường kỹ năng nghề. Ngoài việc chú trọng tới việc xây dựng đề cương, việc thực hiện dạy học theo đề cương cũng có vai trò hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp tới hoạt động dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng. Khảo sát thực trạng thực hiện dạy học theo đề cương, chúng tôi thu được kết quả, biểu hiện trong bảng 2.7

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện dạy học theo đề cương môn học S

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB X

GV SV GV SV GV SV GV SV

1

Đề cương môn học đưa vào thư viện học mở và gửi vào email của các lớp trước 01 tuần

38 22.5 42 27.5 20 50 2.18 1.73

2

Giảng viên triển khai nội

dung bám sát đề cương 68.3 49.2 21.7 35.8 10.0 15 2.58 2.34

3

Giảng viên thường xuyên đánh giá và nhận xét quá trình học tập của SV theo nội dung đề cương.

48.3 32.5 25 31.7 26.7 35.8 2.21 1.96

4

Hướng dẫn SV thực hành kỹ năng cụ thể trong đề cương môn học

68.3 29.2 21.7 55.8 10.0 15 2.58 2.14

5

Thực hiện đúng lịch trình giảng dạy và đúng đề cương môn học

88.3 82.5 11.7 17.5 0 0 2.88 2.82

6

Áp dụng đề cương môn học trong việc dạy học, kiểm tra-đánh giá

66.7 55.8 33.3 37.5 0.0 6.7 2.66 2.49 Kết quả từ bảng 2.7 cho thấy có sự chênh lệch nhưng không đáng kể

giữa hai luồng đánh giá. Kết quả cho thấy giảng viên đã hài lòng với việc thực hiện HĐGD của mình theo đề cương. Tuy nhiên, từ sự đánh giá của sinh viên với tư cách là khách thể của việc thực hiện đề cương lại chưa thực sự hài lòng với việc dạy học thông qua đề cương môn học của giảng viên.

Cụ thể: Giảng viên đánh giá việc thực hiện đề cương môn học là khá tốt với X (trị tuyệt đối) dao động thấp nhất là 2.18 và cao nhất là 2.88 trong khi đó sinh viên đánh giá mức độ thực hiện đề cương môn học của giảng viên chưa được tốt với X thấp nhất là 1.73 và cao nhất là 2.8. Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành kỹ năng cụ thể trong đề cương môn học đánh giá thấp là: X của sinh viên là 2.14 và của giảng viên là 2.58. Khi chuyển đổi sang phương thức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn Bắc Giang theo hướng tăng cường kĩ năng nghề cho sinh viên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 56 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w