Chương II: Thực trạng thu ngân sách Việt Nam hiện nay (giai đoạn 2020 - 2024)
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước
2.3.1. GDP bình quân đầu người:
GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu phản ánh trình độ tăng trưởng và phát triển của nên kinh tế, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là một yếu tố khách quan quyết định mức động viên của Ngân sách Nhà nước.
Biểu đồ: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000-2022
Năm 2020 2021 2022 2023
GDP bình quân đầu người(USD) 3.586,35 3.756,49 4.163,51 4.324,05 Bảng số liệu: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2021-2024
Nguồn: Ngân hàng thế giới GDP chín tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,20%, đóng góp 5,37% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%, đóng góp 46,22%; khu vực dịch vụ tăng 6,95%, đóng góp 48,41%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 9/2024 ước đạt 94,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước chín tháng năm 2024 ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Dự đoán đến cuối năm 2024 GDP bình quân đầu người của Việt Nam ước tính đạt 4.622,54 USD
Từ năm 2020 tuy vẫn đang trong ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 nhưng đến hết năm 2020 thì GDP bình quân đầu người vẫn có sự tăng trưởng so với năm 2019 và vẫn đã có xu hướng tăng dần vào các năm sau cho thấy được đã có sự kiểm soát dịch bệnh vô cùng triệt để giúp quốc gia có thể nhanh chóng mở cửa để hội nhập với quốc tế cùng với những chính sách hỗ trợ vô cùng hợp lý của chính phủ cũng đã giúp cho nhu cầu tiêu dùng hồi phục và phát triển một cách mạnh mẽ sau khi đại dịch xảy ra.
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2024, Việt Nam đã tiếp tục thực hiện nhiều bước hội nhập quốc tế để phát triển nền kinh tế:
Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam - EU( EVFTA): Hiệp định này được ký kết vào năm 2019 và có hiệu lực chính thức từ năm 2020. EVFTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản, công nghiệp và dịch vụ sang khối liên minh châu Âu (EU).
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hợp chúng quốc( RCEP): Việt Nam là một trong 15 quốc gia ký kết RCEP vào năm 2020. Hiệp định này tạo ra một thị trường tự do lớn nhất thế giới, giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường mới và tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khu vực.
Tham gia các tổ chức quốc tế: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, và ASEAN. Việt Nam đã đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và đã thúc đẩy các chương trình hợp tác kinh tế và chính trị trong khu vực.
Trong giai đoạn 2020 - 2024 là giai đoạn với nhiều sự biến động trong nền kinh tế do sự ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 lên toàn nền kinh tế không chỉ của Việt Nam mà toàn thể nền kinh tế thế giới.
Đứng trước những khó khăn ấy nhà nước Việt Nam đã có một số chính sách tài chính- thuế như:
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT): Từ năm 2020, tỷ lệ thuế CIT được giảm từ 20% xuống còn 15% cho các doanh nghiệp có thu nhập hàng năm dưới 200 tỷ đồng
Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT): Tỷ lệ VAT được giảm từ 10% xuống còn 8% cho một số loại hàng hóa và dịch vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và tiêu dùng
Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tài chính như giảm lãi suất, trợ cấp tiền trợ cấp, và tăng cường kiểm tra thuế để đảm bảo thu ngân sách
Cải cách thuế quan: Việt Nam đã tiến hành cải cách thuế quan nhằm tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong việc thu ngân sách
Hỗ trợ lãi suất: Nhà nước đã hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Bảo lãnh tín dụng: Chính phủ đã bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay để giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận vốn.
Các chính sách trên, mặc dù có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, nhưng cũng dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, các chính sách này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện để tăng thu ngân sách trong tương lai.
2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế:
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng
Tăng tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế là khi đó: Các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao kèm theo việc gia tăng sản xuất và lưu thông thêm nhiều các loại hàng hóa được gắn thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng các khoản phải nộp vào ngân sách tạo thêm nguồn thu lớn cho NSNN. Khi các doanh nghiệp phát triển
giúp nâng cao đời sống nhân công theo đó thuế thu nhập cá nhân là một trong những khoản thu quan trọng trong NSNN.
Khi có những tác động tiêu cực giảm tỷ suất lợi nhuận nền kinh tế lúc này các doanh nghiệp gặp khó khăn khi đó nhà nước cần giảm thuế suất để khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế kịp thời và nhanh chóng ổn định lại.
Bảng số liệu: TSLN của các doanh nghiệp Việt Nam qua các năm phân theo loại
DN ( %)
Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận chung của các doanh nghiệp đạt 3,49%, so với năm 2019 bằng 103,25% và có mức tăng cao hơn là 0,11% (3,49% –
3,38%) tương ứng với tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận là 3,25%.
Năm 2021, tỷ suất lợi nhuận chung của các doanh nghiệp đạt 4,2%, so với năm 2020 bằng 120,34% và có mức tăng cao hơn là 0,71% (4,20% -
3,49%), tương ứng với tốc độ tăng là 20,34%. Như vậy, năm 2021, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp đã đạt mức tương đối khá so với các năm trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn thấp hơn mức đạt được của năm 2017 (4,20%
so với 4,25%).
Năm 2022, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp đạt 4,12%, có mức giảm so với năm 2021 là - 0,08% (4,125-4,20%), tương ứng với tốc độ giảm tỷ suất lợi nhuận có mức giảm là -1,90%.
Từ số liệu về tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc 3 loại hình, nhận thấy: Tỷ suất lợi nhuận của loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có mức
đạt thấp nhất, chỉ từ 1,84% đến 2,80%; còn tỷ suất lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao hơn hẳn; trong đó loại hình doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận đạt từ 5,57% đến 8,19% và có 3 năm 2019, 2021 và 2022 đạt cao nhất; và loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ suất lợi nhuận đạt từ 5,22% đến 6,68% và ở các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2020 đạt cao nhất.
Trong những năm gần đây để đạt được sự tăng trưởng ổn định về tỷ suất lợi nhuận nhờ có những chính sách vô cùng hợp lý của nhà nước. Việc mở rộng giao thương, ký kết hàng loạt các hiệp định như (EVFTA, CPTPP, …) giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể dễ dàng mở rộng đầu tư và phát triển nhờ vào những ưu đãi về các chính thuế, tài khóa, tiền tệ, đầu tư công,...
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị, pháp luật vô cùng ổn định, là một quốc gia nằm trong nhóm đang phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngày càng được cải thiện cùng với nguồn nhân lực vô cùng dồi dào cùng với đó cấu trúc nền kinh tế đang có sự chuyển dịch vô cùng mạnh mẽ từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đây là những cơ sở vô cùng tốt để ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào Việt Nam.
2.3.3. Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên( dầu mỏ và khoáng sản):
Các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn với NSNN
Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trong đó dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các mỏ dầu và khí đốt chủ yếu tập trung ở các vùng biển như bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và thềm lục địa phía Bắc.
Dầu mỏ: Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dầu thô lớn ở Đông Nam Á. Dầu mỏ Việt Nam chủ yếu được sử dụng để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Khoáng sản: Ngoài dầu khí, Việt Nam còn có nhiều loại khoáng sản khác như than, bauxite, titan, apatit, vàng, bạc, đồng... Các loại khoáng sản này đóng góp vào sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp như năng lượng, xây dựng, vật liệu.
Các mặt hàng tài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng đáng kể đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam từ nhiều góc độ:
Nguồn thu từ thuế và phí: Khi doanh nghiệp khai thác và xuất khẩu khoáng sản, nhà nước thu được nhiều khoản thuế như thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, và các loại phí khác như phí bảo vệ môi trường. Những khoản thu này góp phần tăng đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tạo việc làm: Ngành khai thác khoáng sản tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, từ khai thác mỏ đến vận chuyển và xuất khẩu. Nhờ đó, các khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng tăng theo, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Đầu tư hạ tầng và công nghệ: Để phát triển ngành khai thác khoáng sản, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng và công nghệ. Nhà nước có thể thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước, làm tăng nguồn thu từ các doanh nghiệp này.
Phát triển kinh tế vùng: Các vùng có tài nguyên khoáng sản thường phát triển mạnh mẽ hơn nhờ vào các hoạt động kinh tế liên quan. Điều này giúp tăng nguồn thu từ thuế doanh thu và các loại thuế khác từ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực.
Tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế: Xuất khẩu khoáng sản giúp Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia khác, từ đó mở rộng thị trường và tăng thu ngân sách từ các hoạt động thương mại quốc tế.
Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 2,9 tỷ USD, giảm 34,8% so với năm 2019.
Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 3,67 tỷ USD, tăng 27,4% so với năm 2020, chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Năm 2022 xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt gần 5 tỷ USD, tăng 36,5% so với năm 2021, chiếm khoảng 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%.
Có thể thấy ở Việt Nam tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ không cao như nhiều nước, song tỷ lệ động viên vào NSNN cũng đạt trên 20% và góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ lệ động viên vào NSNN
2.3.4. Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước:
Dự toán NSNN năm 2020 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.512.300 tỷ đồng, tổng số chi là 1.747.100 tỷ đồng; bội chi NSNN là 234.800 tỷ đồng, tương đương 3,44%GDP, trong đó bội chi NSTW là 217.800 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 17.000 tỷ đồng.
Dự toán NSNN năm 2021 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.343.330 tỷ đồng, tổng số chi là 1.687.000 tỷ đồng; bội chi NSNN là 343.670 tỷ đồng, tương đương 4%GDP, trong đó bội chi NSTW là 318.870 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 24.800 tỷ đồng.
Dự toán NSNN năm 2022 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.411.700 tỷ đồng, tổng số chi là 1.784.600 tỷ đồng; bội chi NSNN là 372.900 tỷ đồng, tương đương 4%GDP, trong đó bội chi NSTW là 347.900 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 25.000 tỷ đồng; tổng mức vay của NSNN là 572.686 tỷ đồng.
Đến ngày 25/12/2023, thu NSNN đạt 1.693,5 nghìn tỷ đồng, bằng 104,5%
(tăng 72,7 nghìn tỷ đồng) so dự toán (ngân sách trung ương đạt 104,6% dự toán;
ngân sách địa phương đạt 104,4% dự toán), giảm 4,2% so cùng kỳ năm 2022;Tổng số chi NSNN đến ngày 31/12/2023 ước đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4%
dự toán;
Trong những năm gần đây Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc trang trải các khoản chi phí của nhà nước. Đại dịch Covid - 19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng giảm sự phát triển kinh tế, tăng lãi suất làm tăng áp lực lên ngân sách nhà nước. Trong những năm đó Việt Nam chi thêm nhiều nguồn lực vào ngành y tế để kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. Ngoài ra nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và phát triển công nghiệp cũng đã tăng lên để thúc đẩy kinh tế phục hồi.
2.3.5. Tổ chức bộ máy thu thập
Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả của hoạt động của bộ máy này
Các cơ quan thu thuế, hải quan và kho bạc có mối quan hệ chặt chẽ và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo: Tăng cường hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, Ngăn chặn thất thu ngân sách, Tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và doanh nghiệp.
Những xu hướng phát triển hiện nay:
Hiện đại hóa: Các cơ quan thu thuế, hải quan, kho bạc đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa các nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả làm việc.
Cải cách thủ tục hành chính: Rút gọn các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Tích hợp dữ liệu: Xây dựng các hệ thống thông tin liên thông để chia sẻ dữ liệu, tăng cường kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
Phát triển dịch vụ công trực tuyến: Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến để người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Tổ chức bộ máy thu thuế, hải quan, kho bạc Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý tài chính nhà nước, các cơ quan này cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.