Đề xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu Đề tài thảo luận Đánh giá thực trạng thu ngân sách nhà nước việt nam giai Đoạn 2020 2024 (Trang 35 - 39)

Chương III: Dự báo và đề xuất kiến nghị

3.2. Đề xuất kiến nghị

       Thứ nhất, Hoàn thiện khung pháp luật về thuế: thường xuyên rà soát và cập nhật hệ thống pháp luật về vấn đề thuế để đảm bảo minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội. Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất bằng cách tạo ra một cơ sở dữ liệu chung về thuế, giúp quản lý thông tin và giảm tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn hay lẫn lộn trong quy định. Công khai rộng rãi, minh bạch các

quy định về thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế hiểu rõ và tự giác chấp hành các quy định.

  Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ khai thuế, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc khai thuế của người nộp thuế, xử lý, đôn đốc, kịp thời người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế với NSNN theo đúng phát sinh. Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố quản lý chặt chẽ số lượng mã số thuế đang hoạt động, mã số thuế ngừng, nghỉ hoạt động, đóng mã số thuế, kiểm tra, đối chiếu chéo, cập nhật kịp thời tình trạng đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của NNT. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các hành vi gian lận, trốn thuế, trong đó chú trọng việc thanh tra chuyên đề chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng để khai thác tăng thu ngân sách nhà nước.  Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện thêm nhiều thủ đoạn trốn thuế, gian lận thuế tinh vi; xây dựng, cập nhật thường xuyên kho cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra chống chuyển giá. Phát hiện và truy thu kịp thời vào NS đối với những khoản thu từ chuyển nhượng vốn lớn, truy thu đầy đủ vào NSNN.

Thứ ba, cần thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh phát triển. Triển khai nhanh chóng, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Kiểm soát chặt chẽ lạm phát. Tăng cường kỷ luật tài chính, đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân người đứng đầu. Tiếp tục thực hiện các biện pháp hữu hiệu, cơ cấu lại thu, chi NSNN, nợ công, giữ mức nợ công không vượt quá giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Quản lý chặt chẽ chi NSNN, siết chặt hơn chi thường xuyên, chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi có nguồn đảm bảo. Đồng thời, thực hiện cắt giảm chi tương ứng khi thu không đạt dự toán.

  Thứ bốn, về công tác quản lý thu và chống thất thu NSNN

 Hằng năm công tác lập, giao dự toán thu NSNN đảm bảo bao quát hết nguồn thu; rà soát, quản lý chặt chẽ các nguồn thu mới phát sinh, doanh nghiệp mới thành lập, hộ kinh doanh mới ra kinh doanh, nhất là các doanh

nghiệp có rủi ro cao như: ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, karaoke, kinh doanh bất động sản…các doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để quản lý thuế kịp thời theo quy định. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực, từng sắc thuế và có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời.

 Thực hiện nghiêm các biện pháp đôn đốc, xử lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tích cực phối hợp rà soát đối chiếu nợ, xác định chính xác số nợ đọng thực tế của người nộp thuế để có biện pháp thu hồi nợ đọng theo đúng quy định, phấn đấu đến ngày 31/12 hằng năm tỷ lệ nợ thuế có khả năng thu dưới 5% tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh.

 Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách; rà soát, xác định những nguồn thu còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, tập trung vào một số lĩnh vực như: Các khoản thu từ đất; kinh doanh thương mại điện tử; xây dựng cơ bản; kinh doanh xăng dầu; tăng cường công tác kiểm tra đối với các đơn vị có khoản thu từ phí chuyển sang giá dịch vụ mà Nhà nước không định giá; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá nhân kinh doanh.

 Rà soát các nguồn thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu, bù đắp một phần số giảm thu NSNN do yếu tố khách quan gây ra như thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tăng cường kiểm soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra.

 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách các cấp. Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn và phát hiện, xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, mua bán, vận chuyển kinh doanh hàng cấm; trong đó chú ý các mặt hàng: xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia,...

       Thứ năm, Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu ổn định, bền vững

 Rà soát các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tích cực đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp; triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho NSNN.

 Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, trọng tâm là lĩnh vực thuế, hải quan;

triển khai các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đề tài thảo luận Đánh giá thực trạng thu ngân sách nhà nước việt nam giai Đoạn 2020 2024 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w