Độ bền của Vit.C trong các môi trường khác nhau

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng vitamin c trong nước cam ép và nước mrdink đóng hộp bằng phương pháp vôn ampe (Trang 50 - 53)

3.1. ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU XÁC ĐỊNH VIT.C BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỰC PHỔ (VÔN-AMPE)

3.1.7. Độ bền của Vit.C trong các môi trường khác nhau

Vit.C là chất rất dễ bị phân hủy, nhất là trong dung dịch nên luôn luôn phải pha mẫu chuẩn theo ngày. Tuy nhiên trong 1 ngày dung dịch Vit.C cũng có thể bị phân hủy một lƣợng nhỏ. Đặc biệt là khi xử lý mẫu rau, quả, quá trình xử lý mẫu buộc phải lọc ngoài không khí, thời gian lọc có lúc kéo dài 10÷15 phút, lƣợng oxi trong không khí nằm cân bằng với dung dịch và có thể làm giảm nồng độ của Vit.C. Để giảm tối đa hiệu ứng này cần chọn dung dịch pha Vit.C, hay dung dịch dùng để chiết Vit.C trong mẫu thực tế sao cho độ bền của Vit.C trong đó là lớn nhất. Nghĩa là môi trường hòa tan oxi kém hơn, kìm hãm tốc độ oxi hóa axit ascobic.

Do quy trình phân tích cực phổ Vit.C trong nền axetat nên em chọn môi trường là dung dịch axit axetic 0,1M (pH = 2,76), dung dịch đệm axetat 0,1M (pH = 4,66) và nước. Tất cả dung dịch đều pha bằng nước cất 2 lần và đuổi oxi hòa tan trước khi pha mẫu.

Pha loãng 5 lần dung dịch Vit.C gốc bằng các dung dịch đã đƣợc đuổi oxi: a. Dung dịch axit axetic 0,1M

b. Dung dịch đệm axetat 0,1M (5:5) c. Nước cất 2 lần

Để các dung dịch vừa pha tiếp xúc với không khí. Theo dõi nồng độ Vit.C trong các dung dịch này theo thời gian, sau t phút, lấy 0,1ml từng dung dịch, đo sóng cực phổ của Vit.C trong 10ml dung dịch đệm axetat theo quy trình ghi trong bảng 2.1, ghi lại chiều cao pic sau mỗi lần đo, t = 0, 30, 60, 180, 240 phút.

Kết quả thu đƣợc trong bảng 3.8.

Bảng 3.8: Chiều cao pic Vit.C theo thời gian trong các môi trường khác nhau

Thời gian (phút) Vit.C 200 mg/l

Trong HAc Trong đệm Ac Trong nước

0 69,5 66,9 69,7

30 70,8 67,1 68,6

60 70,7 64,7 68,9

180 70,9 57,8 69,2

240 69,7 54,0 68,0

Nhận xét:

Từ thực nghiệm cho thấy, sau 240 phút, Vit.C trong dung dịch axit axetic và trong nước hầu như không thay đổi, mặc dù để ngoài không khí, còn trong dung dịch đệm axetat (5:5, pH = 4,7) thì chiều cao pic giảm là 5% sau 60 phút. Vì vậy pha dung dịch Vit.C gốc cũng nhƣ các dung dịch chuẩn pha loãng từ dung dịch gốc bằng nước hoặc bằng dung dịch axit axetic đã loại oxi vẫn đảm bảo độ bền trong suốt thời gian làm việc. Tuy nhiên để đơn giản em chọn dung môi nước để pha chế dung dịch chuẩn.

Trong trường hợp chiết Vit.C từ mẫu rau quả thực tế kinh nghiệm cho thấy nếu chiết trong môi trường pH thấp, thì có ưu điểm là các chất mầu, các chất hoạt động bề mặt sẽ bị kết tủa dạng keo, dung dịch chiết trong hơn, dễ lọc hơn.Vì vậy khi xử lý mẫu em dùng dung dịch axit axetic 0,1M có pH=

2,76 để chiết Vit.C, đồng thời dịch chiết chứa Vit.C thu đƣợc sẽ bền trong quá trình đo.

Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn độ bền của dung dịch Vit.C theo thời gian trong môi trường khác nhau

a. Vit.C pha trong axit axetic 0,1M b. Vit.C pha trong đệm axetat 0,1M

c. Vit.C pha trong nước

Tóm tắt điều kiện tối ƣu xác định Vit.C:

Qua khảo sát em đã chọn đƣợc điều kiện tối ƣu xác định Vit.C bằng phương pháp cực phổ.

● Đo sóng cực phổ của Vit.C trong nền đệm axetat 0,1M co pH = 4,66 tương ứng tỷ lệ CHAc = CAc, thời gian đuổi khí oxi hòa tan trước khi cho Vit.C vào bình đo 90s.

● Khoảng nồng độ tối ưu khi phân tích rộng, từ 0,5 ÷ 30 mg/l tương đương 2,84.10-6M ÷ 1,70.10-4M.

● Chương trình đo trên máy tính được chọn tối ưu theo gợi ý của nhà sản xuất, theo tài liệu tham khảo và theo kinh nghiệm thực tế.

- Thời gian cân bằng trước khi quét thế: 10s đủ để giúp cho dung dịch trở lại trạng thái tĩnh, ổn định sau khi khuấy trộn.

- Khoảng thế quét từ -250mV ÷ +100mV: khoảng thế này thu đƣợc từ kinh nghiệm thực tế, không nên quá hẹp vì sẽ không quét đƣợc hết chân phổ, tuy nhiên cũng không nên quá rộng sẽ tốn thời gian đo.

- Biên độ xung: 50 mV - Bước nhảy thế: 6 mV

- Thời gian cho một xung: 40 ms - Thời gian một bước nhảy: 0,4 s - Tốc độ quét: 15 mV/s

● Dung dịch Vit.C gốc và các dung dịch chuẩn pha loãng từ dung dịch gốc phải được pha theo ngày và pha bằng nước cất 2 lần đã loại oxi hòa tan.

Các dung dịch này đảm bảo độ bền trong thời gian phân tích.

● Các axit hữu cơ nhƣ axit oxalic, axit xitric, axit tactric và ion clorua không ảnh hưởng đến sóng cực phổ của Vit.C ở khoảng nồng độ cho phép.

Dựa trên kết quả của phần nghiên cứu cơ bản, em tiến hành định lƣợng Vit.C trong mẫu thực tế. Với mỗi loại đối tƣợng đều đƣợc khảo sát sơ bộ để đưa ra quy trình xử lý riêng phù hợp với phương pháp phân tích.

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng vitamin c trong nước cam ép và nước mrdink đóng hộp bằng phương pháp vôn ampe (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)