ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Một phần của tài liệu Đọc hiểu tác phẩm tự sự việt nam hiện đại sau năm 1975 trong nhà trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 27 - 67)

2.1. Thể loại tự sự

2.1.1. Khái niệm tự sự

Tự sự là một thể loại ra đời rất sớm và chiếm một tỉ lệ rất lớn trong văn học. Xoay quanh khái niệm tự sự đã có rất nhiều ý kiến khác nhau:

Arixtốt là người đầu tiên cho rằng tự sự là tác phẩm văn học mà ở đó nhà văn không nói những gì thuộc về mình mà chỉ nói những gì diễn ra bên ngoài mình. Suy rộng ra tự sự là tác phẩm văn học mà ở đó nhà văn chỉ nói những cái khách quan, đó là các sự kiện, hiện tượng đời sống (nghĩa hẹp vật chất), cái khách quan còn là những biến cố diễn ra trong đời sống tâm hồn.

Cái khách quan được nhà văn thể hiện trong tác phẩm theo phương tức tự sự (kể) với các thủ pháp: trần thuật, tường thuật, miêu tả… để tái hiện chân dung nhân vật, không gian diễn ra các sự kiện – một cách có chọn lọc.

Theo từ điển tiếng Việt: NXB Hà Nội - Đà Nẵng 2006. Viện Ngôn ngữ [tr.1077]:

“Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh”.

Theo giáo trình học lí luận văn học, NXB Giáo dục [tr.375].

“Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống trong quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó”.

Trong SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 [tr.61]: “Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa”.

Theo từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, NXB Văn học - ĐH Quốc gia Hà Nội [tr.385] “tự sự là phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”

Có thể nói ở mỗi lĩnh vực, mỗi góc độ khái niệm tự sự được hiểu là khác nhau, nhưng đều có những điểm chung. Vì vậy,có thể khái quát khái niệm tự sự như sau: Tự sự là một thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống khách quan, bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết có đầu đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.

2.1.2. Cách phân chia thể loại tự sự

Khi nói đến tác phẩm tự sự là nói đến tập hợp một khối lượng rất lớn của tác phẩm văn học có đặc điểm là phản ánh đời sống khách quan bằng phương thức kể. Nhưng mỗi tác phẩm văn học lại tồn tại dưới một chỉnh thể duy nhất, mỗi một giai đoạn lịch sử phát triển văn học tạo ra một kiểu, một loại và mỗi phương pháp sáng tác nó sẽ ảnh hưởng và chịu tác động trực tiếp với loại hình ấy để tạo nên tác phẩm cụ thể. Vì vậy phân loại tác phẩm tự sự có rất nhiều cách khác nhau:

Theo lịch sử văn học có thể phân chia thành: tự sự dân gian (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích…); tự sự trung đại và tự sự hiện đại.

Dựa vào dung lượng người ta phân chia tự sự thành: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết).

Theo phương thức sáng tác tự sự có thể phân chia thành: tự sự cổ điển, tự sự phục Hưng; tự sự hiện thực; tự sự lãng mạn; tự sự hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Nết xét ở hình thức lời văn thì tự sự tồn tại dưới hai dạng là văn xuôi và văn vần. Ngoài ra, cũng có thể phân chia tự sự theo phong cách thời đại và phong cách của người nghệ sĩ.

Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm về sự phân chia thể loại tự sự có nhiều cách khác nhau, vì vậy cần nắm vững đặc trưng của tác phẩm để xếp tác phẩm đó và thể loại và tiêu chí phù hợp nhất. Do phạm vi đề tài nên khoá luận chỉ nghiên cứu thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong nhà trường THPT.

2.1.3. Đặc trưng của thể loại tự sự Việt Nam sau 1975

Mỗi thể loại văn học đều mang những đặc trưng riêng, thể loại tự sự không nằm ngoài quy luật đó. Nếu như tác phẩm trữ tình mang những đặc trưng: tính hình tượng cảm xúc; nhân vật trữ tình; ngôn ngữ trữ tình thì tác phẩm tự sự bao gồm những đặc điểm riêng; cơ bản nhất của loại hình tự sự, để từ đó người ta có thể nhận ra bản chất của đối tượng, tác phẩm tự sự gồm 3 đặc trưng: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ.

Nhưng văn học luôn gắn liền với thời đại, gắn liền với hoàn cảnh nên thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 mang đầy đủ những đặc trưng của thể loại tự sự; kế thừa – những thành tựu của giai đoạn văn học trước, đồng thời có những nét riêng, đổi mới.

Từ Đại hội Đảng lần VII (1986) với phương châm “đổi mới toàn diện”

vì vậy văn học cũng phải đổi mới. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” từ đó “đánh giá đúng sự thật”, có cái nhìn tổng quát về xã hội, số phận con người trong sự vận động và biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả. Văn học sau 1975 hoà trong không khí đổi mới của đất nước đã bước vào thời kì dân chủ hoá trong văn học; tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ có nhiều đổi mới, đã kéo theo sự thay đổi: Cốt truyện nhân vật, ngôn ngữ, nhìn con người, cuộc sống một cách đa chiều, đa diện.

2.1.3.1. Cốt truyện

Đã là truyện thì phải có cốt truyện, vì vậy cốt truyện được coi là đặc trưng cơ bản nhất. Bởi bẩn chất của tự sự là kể chuyện mà để kể được chuyện thì phải có cốt truyện. Vậy cốt truyện được hiểu như thế nào; đặc trưng của cốt truyện trong tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1975 ra sao?

2.1.3.1.1. Quan niệm về cốt truyện và đặc trưng chung của cốt truyện.

* Quan niệm về cốt truyện:

Theo từ điển tiếng Việt: Hoàng Phê (chủ biên) NXB KHXH. Hà Nội 2006 [tr.276].: “Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, là nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự”.

Trong cuốn từ điển thuật ngữ văn học [tr.99]:

Cốt truyện được hiểu là: “một hệ thống các sự kiện, các biến cố, các chi tiết làm nòng cốt để thể hiện diễn biến của cuộc sống, những xung đột xã hội trong đó có sự tham gia của con người với những tính cách hành động ngôn ngữ nội tâm trong các mối quan hệ và tác động lẫn nhau”.

Còn ở cuốn giáo trình Lí luận văn học, GS Hà Minh Đức (chủ biên) [tr.99] thì cốt truyện được hiểu là: một hệ thống các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển qua lại trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề cốt truyện, nhưng có thể đi tới một cách hiểu chung nhất như sau: Cốt truyện là một tập hợp các sự kiện, sự việc, các biến cố, các tình tiết diễn ra trong tác phẩm được sắp xếp theo một trình tự lô gíc nhất định nào đó. Cốt truyện có vai trò quan trọng đối với tác

* Đặc trưng của cốt truyện:

Trong tác phẩm tự sự thì cốt truyện là yếu tố tiên quyết, nói cách khác nó là yếu tố không thể thiếu:

Cốt truyện có thể được tổ chức theo trục thời gian tồn tại hai kiểu:

Thứ nhất: Tổ chức theo kiểu thời gian tuyến tính một chiều. Ở đây các sự kiện được sắp xếp theo trật tự trước sau, người ta gọi là trật tự khách quan.

Thứ hai: Tổ chức theo trục thời gian phi tuyến tính (thời gian đa chiều thời gian tâm lí, là thời gian tương đối: Quá khứ có thể đan xen lẫn hiện tại, tương lai. Cách sắp xếp này giúp cho cốt truyện tạo ra những ấn tượng ở những biến cố, sự kiện mà với người kể chuyện là rất quan trọng.

Cốt truyện có thể được tổ chức theo trật tự không gian: Các sự kiện liên quan có thể xảy ra đồng thời ở những không gian khác nhau. Các không gian phải được tái hiện theo một trật tự nào đó, để phù hợp với ý đồ của người kể chuyện.

Cấu trúc của cốt truyện: Lí luận truyền thống cho rằng cốt truyện hoàn chỉnh có cấu trúc 5 phần: Mở đầu -> thắt nút -> phát triển -> cao trào -> mở nút. Song không phải bao giờ cốt truyện cũng bao gồm đầy đủ và tách bạch các thành phần trên. Vì vậy, một số truyện cốt truyện đơn giản dường như không có cốt truyện. Nhưng dù tồn tại ở dạng thức nào phức tạp hay đơn giản thì nó cũng tồn tại dưới hình thức và quá trình gồm 3 bước: bắt đầu -> phát triển -> kết thúc. Đây cũng chính là tính hệ thống của tác phẩm tự sự.

Trong cốt truyện của tác phẩm tự sự được chia thành các cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến. Có nghĩa là trong tác phẩm ấy có hàng loạt các xung đột, nó có thể tạo ra nhiều tuyến nhân vật khác nhau.

Văn học gắn với lịch sử nên cốt truyện cũng có tính lịch sử, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà cốt truyện mang những đặc trưng riêng của thời đại đó.

Việc tổ chức cốt truyện nhằm thực hiện nhiệm vụ tạo ra những chiều hướng đường đời khác nhau cho các nhân vật, sự vận động của nhân vật trong môi trường, hoàn cảnh, từ đó bộc lộ bản chất của nhân vật và bản chất của chế độ xã hội mà nhân vật đang sống.

2.1.3.1.2. Đặc trưng của cốt truyện trong tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1975.

Đã là truyện thì phải có cốt truyện, dù là tác phẩm ở thời đại nào. Vì vậy khi sáng tác, nghiên cứu, tìm hiểu cốt truyện cả nhà văn và bạn đọc đều phải quan tâm tới cốt truyện. Xã hội trải qua những thăng trầm lịch sử khác nhau, cốt truyện không nằm ngoài sự biến đổi đó. Từ truyện dân gian -> cổ điển -> cận đại -> hiện đại. Tuy nhiên mỗi thời đại khác nhau lại có sự chi phối tới cốt truyện, điều đó phản ánh sự kế thừa và đổi mới của văn học giai đoạn sau 1975. Văn học hiện đại nói chung và tác phẩm tự sự hiện đại sau 1975 một mặt tiếp thu các thành tựu của các trào lưu, phương pháp sáng tác trước đó, một mặt mang trong mình những đặc trưng riêng.

Nếu như văn học Việt Nam trước 1975 cốt truyện chủ yếu dựa vào những hành động bên ngoài, trong đó xung đột được thể hiện trọn vẹn và biến mất trong quá trình các sự kiện được miêu tả. Nó xuất hiện quyết liệt và được giải quyết ngay trước mắt người đọc: Chẳng hạn “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) xoay quanh xung đột giữa người nông dân và địa chủ, phong kiến thông qua chính sách thuế khoá nặng nề; đặc biệt là trong văn học trung đại cốt truyện trải qua 5 bước. Nhưng từ sau đổi mới 1975, đặc biệt sau những năm đổi mới dưới tác động của hoàn cảnh lịch sử mới, văn học đã chịu sự chi phối của quy luật thời bình, tư duy nghệ thuật của nhà văn thay đổi vì vậy cốt truyện đã có nhiều đổi mới.

những thăng trầm trong tư tưởng, tâm lí nhân vật, cảm xúc… hoặc cốt truyện là những câu chuyện bình thường, nhỏ bé. Được viết một cách tự nhiên, không theo trật tự thời gian theo ý của tác giả. Có thể nói cốt truyện của tác phẩm tự sự sau 1975 rất đa dạng nhưng nổi bật bao gồm những cốt truyện tiêu biểu sau:

Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư: Khi những vấn đề nhân sinh và số phận con người được quan tâm và đặt lên hàng đầu, thì cốt truyện về số phận đời tư là một trong những cốt truyện phổ biến. Đó là dạng cốt truyện chủ yếu tái hiện những bước thăng trầm, uẩn khúc trong số phận cá nhân. Cốt truyện không dừng lại ở một thời điểm và thường trải dài theo lịch sử của một số phận, một cuộc đời với những xung đột chồng chéo. Câu chuyện mở ra trên cái nền của “tình huống xung đột” hầu như không có cao trào, thắt nút, mở nút theo kiểu cốt truyện truyền thống.

Nguyễn Minh Châu có lần nhận xét: “Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan” – nhận xét này có ý nghĩa thâu tóm cả bản chất phong phú, phức tạp của cuộc đời và con người. Nên sau 1975 ông đi sâu vào cái lõi của hiện thực, tiếp cận với những vấn đề của đời thường.

Cỏ lau” được xây dựng trên những cơ sở, diễn biến tâm lí đầy mâu thuẫn không thể giải quyết được, hầu hết các nhân vật đều chứa đựng đầy mâu thuẫn, dằn vặt. Tất cả những mâu thuẫn để cuối cùng cốt đạt được tư tưởng: chiến tranh thật khủng khiếp, chiến tranh không chỉ chết chóc mà còn gây bao nhiêu nỗi đau tinh thần nhức nhối trong đời sống hậu chiến.

Cũng nói về cái ác như một mầm bệnh ấp ủ trong người nếu ở “một lần đối chứng” đặt ra chỉ là vấn đề cảnh báo thôi thì sang “mùa trái cóc ở miền Nam” Nguyễn Minh Châu đã tổ chức một cách chặt chẽ yếu tố nghệ thuật để xây dựng cốt truyện về sự hiện hình của cái ác trong mỗi con người cụ thể:

Cuộc hội hộ sau hai mươi năm xa cách lẽ ra là một cuộc đoàn viên nhưng vì

xung đột nhân cách, niềm hi vọng, mong muốn đợi chờ của người mẹ và bi kịch xảy ra như một điều không thể tránh khỏi. Người đàn bà ấy đã không theo chồng sang Mĩ, không ở lại với con gái trong ngôi biệt thự sang trọng, cũng không trụ trì bình thường ngôi chùa Thiện Linh. Sau cuộc gặp gỡ với đứa con bà đã làm một người hành khất có thể với ý đồ tự hành xác vì đẻ ra đứa con bạc ác mà cũng có thể đó là một cách may ra đỡ tội cho con mình.

Toàn không những gây nên cái chết đối với Phác, nỗi nhục cho đồng đội mà anh còn làm tổn thương tình cảm của người mẹ đẻ ra mình. Với cốt truyện này, khả năng phản ánh hiện thực được mở rộng.

Cốt truyện sinh hoạt thể sự: Đây là những truyện được coi như không có cốt truyện, thực chất đó là một loại truyện kể về “những việc đơn gian, bình thường” được xây dựng như một bức tranh đời sống: Không có mở đầu, kết thúc, không có những thắt nút hồi hộp. Nó chỉ tái hiện những dòng đời đang trôi nổi tự nhiên.

Trong “Hương và Phai” (Nguyễn Minh Châu) từ những câu chuyện vụn vặt, ông đã cho người đọc thấy được ở đời những câu chuyện lớn có khi lại bắt đầu từ những chuyện tưởng đùa mà thật ra vẫn theo quy luật vĩnh hằng của đời sống và con người sinh ra đã có khả năng thích ứng với hoàn cảnh.

Qua đó “đứa ăn cắp”, “sắm vai”, “lũ trẻ K” dường như chẳng có cốt truyện gì vì đó là tiếng kêu; xót thương… nhưng xuất phát từ “cách nhìn động” đời sống từ một lòng tin mạnh mẽ vào con người và một thái độ quyết liệt chống thói vô cảm có nguy cơ huỷ hoại tâm hồn con người, làm nó cạn khô khả năng cảm thông với đồng loại. Đó là thái độ phê phán của tác giả với hành vi vô trách nhiệm với số phận và danh dự con người.

Cốt truyện sinh hoạt thế sự cũng được thể hiện đậm nét trong sáng tác

nhà; Sư chùa Thắm và ông đại tá về hưu cũng đều hướng tới sự chiêm nghiệm lẽ đời hay nếp sống hàng ngày.

Bên cạnh cốt truyện số phận đời tư, cốt truyện thế sự sinh hoạt thì cốt truyện xây dựng trên nguyên tắc luận đề luận điểm về đạo đức, nhân văn, tâm lí xã hội là một trong những cốt truyện phổ biến của văn học Việt Nam hiện đại sau 1975.

Ở dạng cốt truyện này thì hạt nhân cốt lõi để tạo nên cốt truyện thường là một xung đột đầy nghịch lí, mang tính chất bi kịch, giúp người đọc tới sự phản tỉnh trong nhận thức về một quan niệm tư tưởng vốn có. Nó không có biến cố, không có những xung đột và đột biến khép kín, sự việc mà tác gỉa đề cập trong truyện chỉ là “sự bổ sung cho các mâu thuẫn đã có sẵn bất chấp có sự việc đó hay không” (Pôxpôlôp).

Sau khi đất nước thống nhất, hoà bình lặp lại, con người trở về với cuộc sống thường nhật, những vấn đề to lớn về vận mệnh dân tộc nhường chỗ cho những chuyện đời thường, nhỏ nhặt gần gũi với con người nhưng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc; trong thời kì đổi mới nhiều vấn đề đạo đức, nhân sinh được nhiều nhà văn đề cập đến.

Từ những chuyện diễn ra xung quanh cuộc sống, tưởng như không có gì đáng nói, đang quan tâm nhưng Nguyễn Minh Châu đã thể hiện trong mỗi sáng tác với đầy băn khoăn và trăn trở khi đi sâu vào cái lõi của hiện thực.

Truyện ngắn “Bức Tranh” mà lần đầu tiên con người được coi như một đối tượng để khám phá nội tâm. Những cuộc đối thoại ráo riết, ngày càng căng thẳng diễn ra trong tâm hồn người hoạ sĩ khi anh ta nhận ra lỗilầm không thể biện minh được của mình, buộc anh ta phải tự nhận thức lại chính bản thân mình. “Cuộc tự nhận thức” đó diễn ra hoàn toàn trong im lặng vì người cắt tóc và những khán giả yêu mĩ thuật đều không hay biết. Chỉ có chiếc gương mang “chân dung tự hoạ” với cái mặt có hai nửa khác nhau của

Một phần của tài liệu Đọc hiểu tác phẩm tự sự việt nam hiện đại sau năm 1975 trong nhà trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 27 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)