GIÁO ÁN: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Đọc hiểu tác phẩm tự sự việt nam hiện đại sau năm 1975 trong nhà trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 83 - 97)

CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

B. GIÁO ÁN: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

- Nguyễn Khải – I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS nắm được:

- Kiến thức: + Qua nhân vật bà Hiền phát hiện ra vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước, hiểu thêm nét đẹp của văn hoá “kinh kì”.

+ Một số nét cơ bản trong phong cách văn xuôi Nguyễn Khải (cách kể chuyện, giọng văn, chất triết lí…).

- Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích được truyện ngắn mang chiều sâu văn hoá. Phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong xây dựng nhân vật, ý nghĩa biểu tượng…

- Tư tưởng: + Biết nhìn nhận, bình tĩnh xử lí mọi biến đổi của cuộc đời.

+ Trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.

II. Phương tiện, phương pháp dạy học 1) Phương tiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên - Nguyễn Khải, tác giả và tác phẩm.

- Giáo án.

2) Phương pháp:

- Phương pháp đọc – hiểu.

- Phương pháp phát vấn - đàm thoại.

- Phương pháp thảo luận.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

III. Tiến trình dạy học.

1) Ổn định lớp.

2) Kiểm tra bài cũ.

3) Bài mới:

* Lời vào bài: Nguyễn Khải là một trong những cây bút đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới của nền văn học Việt Nam. Trước thời kì đổi mới cái nhìn của ông là cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, đơn chiều. Sau công cuộc đổi mới, cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải là một cái nhìn đầy trăn trở, suy nghiệm, lấy việc khám phá con người làm trung tâm, nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ với lịch sử, với dân tộc, với quan hệ gia đình, bạn bè. Để thấy được sự đổi mới trong sáng tác của ông trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyện ngắn “Một người Hà Nội”.

Hoạt động của GV (1)

Hoạt động của HS (2)

Nội dung cần đạt (3)

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

Cho HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi

- Nêu những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải?

- HS đọc phần tiểu dẫn

- HS dựa vào SGK trả lời.

I) Tiểu dẫn

1) Tác giả.

- Cuộc đời.

+ Nguyễn Khải (1930 – 2008) tên khai sinh Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội, sống nhiều nơi.

+ Năm 1947 ra nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên -> 1951 làm công tác tuyên huấn -> 1952 làm thư kí toà

+ Sau 1975 chuyển vào sinh sống, công tác ở Hồ Chí Minh.

(1) (2) (3)

- Sự nghiệp văn học: Chia làm 2 giai đoạn:

+ 1955-1978: Quan tâm đến vấn đề chính trị, giọng văn chính luận, tiêu chí đánh giá con người là tiêu chí đạo đức và chính trị.

+ 1978 -> nay: quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường, giọng triết luận.

Tiêu chí đánh giá con người được mở rộng ở các góc độ văn hoá, lịch sử, triết học.

+ Những tác phẩm tiêu biểu: SGK tr.72

- Truyện ngắn này rút từ tập truyện nào? ra đời trong hoàn cảnh nào?

2) Tác phẩm: “Một người Hà Nội”

- Vị trí: Xuất bản năm 1990, rút từ tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi”

(1995).

- Hoàn cảnh ra đời: tác phẩm ra đời trong công cuộc đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới văn chương.

GV: “Một người Hà Nội” là một khám phá, kiến giải của ông về “đất Kinh Kì” chứa đựng

(1) (2) (3) hiểu biết sâu sắc của ông

về nét đẹp Hà Nội.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu tác phẩm

- Yêu cầu HS đọc diễn cảm tác phẩm.

- Truyện ngắn có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?

- HS đọc diễn cảm - Đọc chú thích từ khó

- HS trả lời

II) Đọc – hiểu văn bản 1) Đọc

2) Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến … “cô tôi tính toán việc nhà, việc nước đại khái như thế” => cô Hiền sống trong thời chiến tranh.

- Phần 2: từ “nhiều năm trôi qua”

đến hết => bà Hiền sống trong thời bình.

- Hãy tóm tắt tác phẩm? - HS tóm tắt theo sự chuẩn bị

3) Tóm tắt: 2 cách - Theo nhân vật

- Theo diễn biến câu chuyện.

GV hướng dẫn HS xác định hệ thống nhân vật, phân loại nhân vật.

- Cô Hiền hiện lên qua lời kể của ai?

- Nhìn vào kết cấu văn bản nhận thấy nhân vật

4) Tìm hiểu tác phẩm 4.1. Nhân vật cô Hiền a) Tính cách và phẩm chất.

Bà Hiền hiện lên qua lời kể của người cháu họ. Với nhiều phẩm chất đáng quý mang biểu tượng của Hà Nội:

- Nhân vật bà Hiền được xây dựng theo trình tự thời gian gắn với mốc

(1) (2) (3) được xây dựng theo

trình tự nào?

chính của lịch sử dân tộc.

- Cần chú ý gì về lai lịch bà?

- Trong kháng chiến chống Pháp bà vẫn ở lại Hà Nội, vì sao?

- HS phát hiện, trả lời.

- Trước 1955

+ Lai lịch: Người gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình gia giáo, yêu văn chương.

+ Trong kháng chiến chống Pháp vẫn ở lại Hà Nội. Lí do đơn giản không thể sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất khác.

-> Tình yêu Hà Nội, sự gắn bó với Hà Nội.

* Hướng dẫn HS tìm hiểu những suy nghĩ của cô Hiền trong từng giai đoạn?

- Tìm những chi tiết về cô Hiền trong giai đoạn hoà bình lặp lại? thái độ trước niềm vui chiến thắng?

- HS tìm hiểu, trả lời

* Suy nghĩ và cách ứng xử của cô Hiền trong từng giai đoạn.

- Hoà bình lập lại ở miền Bắc:

+ Cô Hiền nhận ra niềm vui hơi quá mức và có phần thoả mãn của con người sau chiến thắng: “vui nhiều hơn, nói cũng nhiều hơn”.

+ Cô tính toán đến chuyện làm ăn chứ không say xưa mãi trong chiến thắng.

- Thái độ của cô ra sao khi đất nước có chiến tranh?

- HS phát hiện trả lời.

- Miền Bắc bước vào thời kì chiến tranh phá hoại:

+ Sẵn sàng cho con ra trận: “tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không

(1) (2) (3)

+ Đó là kết quả của quá trình dạy con, phẩm chất vì dân tộc, đất nước.

- Phẩm chất của cô như thế nào khi hoà bình lập lại?

- HS suy nghĩ trả lời.

- Sau chiến thắng mùa xuân 1975:

Đất nước chuyển sang thời kì mới, cô Hiền vẫn giữ được cốt cách của người Hà Nội, giữa nền kinh tế xô bồ, vẫn có niềm tin, hi vọng.

- Tìm những chi tiết thể hiện phẩm chất và tính cách cao đẹp của cô?

- HS phát hiện trả lời

- Phẩm chất và tính cách

+ Lúc còn con gái: Yêu văn chương, giao du nhiều với văn nghệ sĩ.

+ Việc hôn nhân: Có đầu óc thực tế, bản lĩnh cá nhân, không chạy theo tình cảm lãng mạn, chọn bạn trăm năm là ông giáo tiểu học -> có bản lĩnh, đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên mọi thứ vui khác.

+ Việc sinh con, dạy con:

Sinh con: Chấm dứt chuyện sinh đẻ ở tuổi 40 -> ý thức để con cái sống tự lập => trách nhiệm của cha mẹ.

Dạy con: Từ nhỏ, từ cách ngồi, cách cầm đũa, nói chuyện trong bữa ăn “chúng mày là người Hà Nội, thì cách đi đứng, nói năng phải chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”.

+ Quan niệm về làm ăn: Bán một

(1) (2) (3)

ngôi nhà ở hàng bún; không đồng ý cho người mua máy in, thuê người làm, mở cửa hàng lưu niệm làm hoa giấy.

+ Lối sống: sang trọng, lịch lãm:

trang trí phòng khách, lối chơi hoa, bạn bè…

Qua lối sống đó em nhận xét gì về nhân vật cô Hiền?

- HS suy nghĩ, trả lời

=> Cô Hiền tiêu biểu cho người Hà Nội, đó là con người có bản lĩnh cá nhân, lòng tự trọng, biểu hiện nếp sống có chiều sâu văn hoá.

- Vì sao tác giả ví cô Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội?

- HS thảo luận trả lời.

b) Cô Hiền “một hạt bụi vàng của Hà Nội”.

- Nói đến hạt bụi người ta nghĩ đến một vật nhỏ bé, tầm thường, ít ai nhận thấy giá trị của nó. Nhưng là hạt bụi vàng có giá trị quý báu ->

nhiều hạt bụi vàng hợp lại tạo thành

“ánh vàng’ sáng chói.

- Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng ở cô thấm sâu cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội “Những hạt bụi lấp lánh đâu đây” “bay lên cho đất kinh Kì sáng chói những ánh vàng”.

=> Ánh vàng ấy là phẩm giá người

(1) (2) (3)

Hà Nội, là cái truyền thống, cốt cách người Hà Nội linh thiêng nghìn năm văn hiến.

Song song với nhân vật cô Hiền là nhân vật nào?

có quan hệ như thế nào?

- Trước tính cách và hành động của cô Hiền nhân vật “tôi” có thái độ ra sao?

- HS phát hiện trả lời

4.2. Nhân vật “tôi”

- Nhân vật “tôi” xuất hiện song song với nhân vật cô Hiền. Là cháu họ xa nhưng gắn bó và chứng kiến cuộc đời cô Hiền.

- Thái độ của nhân vật “tôi” trước tính cách và hành động của cô Hiền:

+ Phát hiện ra sự từng trải, lịch lãm, bản lĩnh của cô Hiền nhưng ban đầu vẫn còn băn khoăn nghi ngại, chưa tin cậy.

+ Quan sát, cảm nhận nhạy bén về cuộc đời con người -> đánh giá trân trọng phẩm chất đáng quý của con người nhất là nhân vật cô Hiền.

=> Tình yêu, sự gắn bó với Hà Nội trân trọng những giá trị truyền thống ở Hà Nội.

GV: Câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại

- HS thảo luận, trình bày ý kiến

4.3. Câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn

- Cây si bị bão quật ngã rồi lại hồi

“Thiên địa tuần hoàn cải vào ra của

(1) (2) (3)

GV nói thêm hình ảnh cây si đã biểu hiện một phong cách quen thuộc của Nguyễn Khải, thông qua sự vật để triết luận về hiện thực.

sự vật không thể lường trước được”

-> cây si là biểu tượng cho sự cổ kính, thiêng liêng của Hà Nội.

- Cây si bị bão đánh đổ là quy luật khắc nghiệt của tự nhiên, đó cũng là quy luật vận động của xã hội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, Hà Nội trải qua biến cố của lịch sử. Sự hồi sinh của cây si là nhờ sự bảo vệ của con người -> Vẻ đẹp trường tồn truyền thống văn hoá Hà Nội.

* Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật tác phẩm.

4.4. Nghệ thuật

- Em có nhận xét gì về giọng điệu trần thuật của tác phẩm?

- HS phát hiện trả lời

a) Giọng điệu trần thuật:

- Tác giả nhập thân vào nhân vật

“tôi” để diễn tả những gì mình chứng kiến, trải qua, đã nghiệm thầy.

- Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát triết lí, vừa đậm tính đa thanh:

+ Giọng đa thanh, nhiều giọng điệu:

“Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui”.

(1) (2) (3)

+ Giọng tự hào xen lẫn tự hào: “Nói cho thật, Dũng mới là nhân vật chính, còn tôi chỉ là một loại nhân vật phụ, ghé gẩm vào cái vinh quang chung mà thôi...”

+ Giọng chiêm nghiệm, triết lí:

“Sau chiến thắng [...] ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho xã hội...”

=> Giọng điệu trần thuật như thế đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải đậm chất đời thường mà hiện đại.

- Điểm nhìn nghệ thuật từ nhân vật

“tôi” là đồng chí Khải (đích danh tác giả) nhưng cũng có thể phiếm chỉ một người nào đó phân vai người kể chuyện.

-> Tạo ra hai chủ thể lời gián tiếp và lời trực tiếp hoà quyện vào nhau.

- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong tác phẩm?

- HS tìm hiểu, trả lời

b) Ngôn ngữ nhân vật

- Ngôn ngữ: Vừa tự nhiên, vừa trải đời, giản dị mà giàu tính khái quát triết lí, đời thường mà hiện đại.

- Ngôn ngữ nhân vật: Khắc hoạ tính cách của từng người.

+ Nhân vật “tôi”: đậm vẻ suy tư,

(1) (2) (3)

Là bọn lính chúng tôi, là giai cấp lính chúng tôi chứ ai nữa? …”

GV nhận xét: Sự đa dạng về ngôn ngữ tác động lớn đến nhận thức, tình cảm của bạn đọc, giọng kể đa thanh hấp dẫn người đọc, người nghe

+ Cô Hiền: Đầu óc thực tế, tư duy lô gíc, cách nói ngắn gọn rõ ràng dứt khoát.

+ Dũng: Cảm thông, xót xa trước nỗi đau hy sinh của bạn “cháu biết nói thế nào […] sống đến bây giờ, đến hôm nay…”

=> Ngôn ngữ, giọng điệu đa dạng, độc đáo.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS khái quát kiến thức

III) Tổng kết

- Em hãy khái quát nội dung của tác phẩm?

1) Nội dung

Truyện thể hiện bản lĩnh văn hoá của một người Hà Nội, vẻ đẹp giản dị chân thực của những con người bình thường mà cuộc đời họ song hành cùng những chặng đường gian lao của đất nước và chính họ góp phần làm nên lịch sử.

- Nêu những nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm?

- HS khái quát trả lời

2) Nghệ thuật

- Giọng điệu trần thuật độc đáo.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài năng.

4) Củng cố

Cho HS đọc ghi nhớ SGK 5) Bài tập về nhà

- Nắm nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một người Hà Nội”.

- Soạn bài mới.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu tác phẩm tự sự việt nam hiện đại sau năm 1975 trong nhà trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 83 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)