CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
A. GIÁO ÁN: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Giúp HS:
- Kiến thức: Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề của mình. Từ đó, thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Kĩ năng: Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sáng tạo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
- Tư tưởng: Bồi dưỡng tình yêu thương gia đình, quê hương. Lòng yêu thương con người, biết nhìn cuộc đời bao dung hơn, cảm thông, trân trọng những mảnh đời bất hạnh.
II. Phương tiện, phương pháp dạy học 1) Phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tài liệu tham khảo: Nguyễn Minh Châu tuyển tập truyện ngắn - Giáo án.
2) Phương pháp:
- Phương pháp đọc – hiểu.
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp thuyết giảng.
- Phương pháp phát vấn - đàm thoại.
1) Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Nội dung tư tưởng của tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi).
- Yêu cầu trả lời:
+ Tác phẩm tái hiện hiện thực đau thương, đầy gian khổ, hi sinh nhưng anh hùng, bất khuất của nhân dân miền Nam trong kháng chiến.
+ Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng, giữa tình cảm gia đình và tình cảm dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam.
3) Bài mới
* Lời vào bài: Nguyễn Minh Châu “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”. Sự tinh anh và tài năng ấy được thể hiện trong quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Trước cách mạng thước đo giá trị là sự cống hiến cho cách mạng, cho dân tộc trong mối quan hệ với đồng chí, kẻ thù. Sau 1975 ông có thời gian và điều kiện để suy ngẫm về đối tượng và mục đích của văn học. Ông đã từng nhận xét “cuộc đời đa sự, con người thì đa đoan” – nhận xét này có ý nghĩa cái bản chất phong phú, phức tạp của cuộc đời và con người với đầy băn khoăn và trăn trở trước những vấn đề của đời thường. Để thấy được điều đó trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn:
- Cho HS đọc phần tiểu - HS đọc phần tiểu
I) Tiểu dẫn
dẫn và thực hiện các yêu cầu:
dẫn SGK
(1) (2) (3)
+ Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu?
- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
1) Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An.
- Là cây bút tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
+ 1950 gia nhập quân đội, theo học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.
+ 1952 -> 1958 công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.
+ 1962 về phòng văn nghệ quân đội.
Tại sao nói Nguyễn Minh Châu có nhiều đóng góp vào sự nghiệp đổi mới văn học hiện đại?
- HS kể tên các tác phẩm chính trong SGK
- Có đóng góp lớn, quan trọng vào sự nghiệp đổi mới nền văn học hiện đại với một loạt tác phẩm có giá trị:
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1953); Bến quê (1985);
Chiếc thuyền ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989)…
+ Nêu những hiểu biết của em về truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa”?
- HS trả lời.
2) Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Xuất xứ: In trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1987.
- Nội dung: Kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm của anh về nghệ thuật cuộc đời.
(1) (2) (3) GV: Bổ sung phong
cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975; hướng về thế sự, mang triết lí nhân sinh
“Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho phong cách ấy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.
II) Đọc – hiểu văn bản
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản; đọc chú thích để hiểu các từ khó.
- HS đọc diễn cảm văn bản.
- Đọc giải nghĩa các từ khó.
1) Đọc
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục.
Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần.
* Yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm trên cơ sở chuẩn bị ở nhà.
- HS: Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà trả lời.
- HS tóm tắt
2) Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến … “Chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” (Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh).
- Phần 2: Còn lại (câu chuyện ở toà án huyện).
3) Tóm tắt: Theo hai cách.
- Theo diễn biến câu chuyện.
- Theo nhân vật.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phát hiện của nhân
4) Tìm hiểu văn bản
4.1. Phát hiện của người nghệ sĩ
(1) (2) (3) - HS đọc lại đoạn: “Từ
lúc… ngoại cảnh vừa mang lại”.
- HS đọc diễn cảm.
- Phát hiện về vẻ đẹp thơ mộng trên mặt biển:
+ Nhân vật Phùng đã có phát hiện gì trên mặt biển mờ sương? Tìm đoạn văn miêu tả phát hiện ấy.
- Phát hiện, tìm dẫn chứng SGK trả lời
+ Vẻ đẹp “trời cho” mà cả đời bấm máy người nghệ sĩ mới có diễm phúc gặp một lần.
“Cảnh thuyền ẩn hiện trong làn sương mù trắng sữa có pha đôi chút màu hồng…”
+ Một bức tranh mực tàu của một doanh hoạ thời cổ.
+ Toàn bộ khung cảnh từ ánh sáng đến đường nét đều hài hoà.
+ Một vẻ đẹp toàn bích.
+ Cảm xúc của người nghệ sĩ khi đứng trước cảnh tượng ấy?
- HS: Thảo luận, trình bày ý kiến.
- Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi phát hiện vẻ đẹp tận thiện, tận mĩ: bức tranh thiên nhiên ấn tượng vừa cổ điển vừa lãng mạn lúc bình minh:
+ Cảm xúc của nghệ sĩ ngây ngất, bay bổng “trong tim như có cái gì thắt vào”; “khoảnh khắc trong ngần tâm hồn”.
+ Hạnh phúc được khám phá và thưởng thức cái đẹp.
=> Đây quả là bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ.
(1) (2) (3) Sau khi phát hiện ra vẻ
đẹp bức tranh thiên nhiên toàn bích, tiếp theo nhân vật Phùng lại phát hiện ra điều gì?
- HS suy nghĩ, trả lời.
b) Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ.
- Phát hiện về bi kịch người dân làng chài bước ra từ con thuyền thơ mộng.
+ Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi + Một người đàn ông to lớn, dữ dằn, một cảnh tượng tàn nhẫn gã chồng đánh đập vợ một cách thô bạo.
+ Đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát.
Chứng kiến cảnh tượng đó người nghệ sĩ có thái độ như thế nào? anh đã hành động ra sao?
- HS suy nghĩ, trả lời
- Chứng kiến cảnh tượng đó người nghệ sĩ có:
+ Thái độ: Kinh ngạc đến thẫn thờ:
“trong mấy phút đầu, tôi cứ há mồm ra mà nhìn” không tin vào những gì diễn ra trước mắt.
+ Hành động: xông ra bảo vệ người vợ, lần thứ hai anh bị đánh trọng thương.
- Tại sao nghệ sĩ Phùng lại có thái độ như vậy?
- HS trả lời. -> Anh không ngờ rằng đằng sau vẻ đẹp của tạo hoá lại có cái ác, cái xấu.
- GV gợi mở: Qua hai - HS phát hiện ý - Ý tưởng nghệ thuật nhà văn:
Châu muốn nhận thức
(1) (2) (3) cho người đọc điều gì về
cuộc đời và nghệ thuật.
Phùng: Đằng sau cái đẹp không phải bao giờ chân lí của cuộc sống cũng là sự hoàn thiện. Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí, cuộc sống luôn tồn tại mâu thuẫn: đẹp – xấu;
thiện - ác…
-> Tình huống đem đến những giá trị đích thực về nghệ thuật, con người, đời sống.
- GV: Nêu tình huống giả định; nếu đảo vị trí của hai phát hiện có được không? Vì sao?
- HS thảo luận, trả lời
- Không thể đảo vị trí của hai phát hiện vì:
+ Đây là dụng ý của nhà văn để cảnh tượng “trời cho” hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoài che dấu cái thực chất bên trong.
+ Qua đó khẳng định: đừng nhầm lẫn giữa bản chất và hình thức; giữa bên ngoài và bên trong… đừng vội đánh giá con người, sự vật ở bề ngoài.
- GV chốt lại: Hai phát hiện tưởng như đối lập nhau nhưng lại bổ sung cho nhau để nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ
(1) (2) (3)
* Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện.
- Vì sao người đàn bà lại có mặt ở toà án huyện?
- HS lí giải
4.2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện.
- Người đàn bà xuất hiện ở toà án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu – người có ý định khuyên người đàn bà bỏ chồng.
- Người đàn bà có làm theo lời đề nghị ấy không? Vì sao?
- HS phân tích, cắt nghĩa.
- Người đàn bà từ chối lời đề nghị của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng.
Thuyết phục bằng mọi lí lẽ để không phải bỏ chồng.
+ “Con lạy quý toà […] quý toà bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được đừng bắt con bỏ nó”.
+ “Các chú đâu có hiểu cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc […]
chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông”.
- Người đàn bà không bỏ chồng vì:
Trên thuyền không thể thiếu người đàn ông. Thứ hai, chị cần hắn để nuôi các con. Thứ ba, trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái sống hoà thuận vui vẻ.
(1) (2) (3) - GV: Trước khi nghe
câu chuyện thái độ chánh án Đẩu rất cương quyết? Sau khi nghe anh cảm thấy thế nào?
- HS tìm tòi, phát hiện chi tiết.
- Sau khi nghe “trong đầu vị Bao công của phố huyện chỉ có một cái gì vừa mới vỡ ra” -> lúc này anh nghiêm nghị và đầy suy nghĩ: cuộc đời người đàn bà không đơn giản.
- GV: cũng như Đẩu, nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra điều gì về người đàn bà này.
- HS thảo luận, đưa ra ý kiến.
- Giúp người nghệ sĩ hiểu ra rõ hơn về các nhân vật, về chính mình đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời một cách xuôi chiều, dễ dãi, phải nhìn cuộc đời con người ở chiều sâu, bản chất của nó.
-> Đó cũng chính là thông điệp nghệ thuật nhà văn muốn gửi gắm.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng nhân vật.
4.3. Tìm hiểu nhân vật
a) Nhân vật người đàn bà làng chài - Em có nhận xét gì về
tên gọi của nhân vật?
- HS đưa ra ý kiến - Tác giả chỉ gọi “người đàn bà”
một cách phiếm chí: không có tên cụ thể một người vô danh mang tính khái quát cho bao người đàn bà vùng biển khác.
- Tác giả đã miêu tả nhân vật người đàn bà có gì đặc biệt?
- HS tìm tòi, đưa ra ý kiến
- Ngoại hình: Trạc 40 tuổi, thô kệch, lúc nào xuất hiện cũng với
“khuôn mặt mệt mỏi”.
-> ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.
(1) (2) (3)
“Không một tiếng kêu, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”.
- Qua thái độ của người đàn bà em có nhận xét gì về phẩm chất của chị?
- HS suy nghĩ, trả lời
- Tình yêu thương con vô bờ bến, tình thương đó âm thầm chẳng bao giờ để lộ ra bên ngoài. Sự hi sinh đó thật đáng cảm thông, trân trọng.
Qua đó hiện lên bóng dáng của bao người phụ nữ Việt Nam bao dung, nhân hậu.
GV: Em có cảm nhận gì về con người và hành động, suy nghĩ của người hoạ sĩ?
- HS suy nghĩ, phát hiện
b) Nhân vật hoạ sĩ nhiếp ảnh Phùng - Vốn là người lính, luôn thích sự công bằng, muốn làm điều thiện, ghét sự bất công.
- Là một người rất nhạy cảm tinh tế:
+ Phát hiện được vẻ đẹp toàn bích của cảnh bình minh trên biển.
+ Ngỡ ngàng trước nghịch lí của gia đình làng chài.
- Qua câu chuyện người đàn bà làng chài đó đã giúp người nghệ sĩ nhận thức điều gì?
- HS lí giải - Qua câu chuyện người đàn bà làng chài giúp người nghệ sĩ thay đổi quan điểm nghệ thuật và nhìn nhận cuộc sống.
+ Đừng vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời.
(1) (2) (3)
+ Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp hãy là một con người biết yêu, ghét trước lẽ đời, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Em có cảm nhận gì về hành động của người chồng?
- HS suy nghĩ, đưa ra ý kiến.
- Người đàn ông vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm gây nên đau khổ cho người thân của mình. Có lẽ vì đói nghèo, vất vả, cực nhọc đã biến người đàn ông “cục tính nhưng hiền lành” thành người độc ác -> phải làm sao nâng cao phần thiện, cái phần người trong kẻ thô bạo ấy.
- Em có suy nghĩ gì về những đứa con trong gia đình ấy?
- HS suy nghĩ, trả lời
- Trong gia đình bố mẹ lục đục thì con cái là người đáng thương nhất:
việc làm của chúng là tình thương đối với mẹ, khao khát được sống trong gia đình hạnh phúc.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật của truyện
- Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu có gì độc đáo?
- HS phát hiện, trả lời
4.4. Nghệ thuật của truyện a) Cốt truyện
- Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện là cách tạo tình huống:
+ Cách tạo tình huống - HS thảo luận + Phùng nhìn đời bằng con mắt
(1) (2) (3) Thức của nhân vật
Phùng. Cụ thể sự chuyển biến ấy diễn ra như thế nào?
+ Chứng kiến cảnh gã đàn ông đánh vợ anh không thể làm ngơ.
+ Lần thứ hai xông ra bảo vệ người đàn bà, thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ.
+ Cùng với Đẩu nghe câu chuyện của người đàn bà, hiểu được những éo le, ngang trái trong gia đình người làng chài.
+ Tình huống có đặc điểm và tính chất như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời
- Tình huống được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn.
+ Cách tạo tình huống mang ý nghĩa gì?
- HS thảo luận, đưa ra nhận xét
=> Cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện tính cách con người, sự thật cuộc đời.
b) Ngôn ngữ truyện.
- Ngôn ngữ của người kể chuyện có gì đáng chú ý?
- HS suy nghĩ, trả lời
* Ngôn ngữ người kể chuyện
Là nhân vật Phùng, là sự hoá thân của tác giả.
- Hiệu quả nghệ thuật của việc lựa chọn người kể chuyện là nhân vật “tôi”?
- HS suy nghĩ, trả lời
-> Việc chọn người kể chuyện tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, lời kể chuyện có tính khách quan, chân thật.
- Ngôn ngữ của các nhân vật khác phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.
- HS thảo luận, đưa ra ý kiến.
* Ngôn ngữ nhân vật
- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người:
+ Người đàn bà: dịu dàng khi nói
(1) (2) (3)
Hãy chỉ ra điều đó? với con, đau đơn xót xa khi nói về thân phận mình.
+ Người đàn ông: lời nói đầy thô lỗ, tục tằn, hung bạo.
+ Đẩu: tốt bụng, sôi nổi, nhiệt tình
… - Nhận xét về cách sử
dụng ngôn ngữ tác phẩm
- HS nhận xét. => Ngôn ngữ tác phẩm được tác giả sử dụng linh hoạt nhằm khắc hoạ thêm chủ đề, tư tưởng của truyện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS khái quát kiến thức trọng tâm.
- Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật sau khi học song tác phẩm?
- HS suy nghĩ trả lời.
- Đọc phần ghi nhớ.
III) Tổng kết
1) Nội dung: Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa chiều, đa diện, phát hiện ra bản chất đằng sau vẻ ngoài đẹp đẽ của sự vật, hiện tượng.
2) Nghệ thuật.
- Cách khắc hoạ nhân vật, cách xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, linh hoạt.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.
- Nhân vật nào trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
(HS có thể chọn nhân vật bất kì)
- Định hướng - Làm bài tập.
IV) Luyện tập.
- Nhân vật người đàn bà: cam chịu, nhẫn nhục với cuộc sống, giàu tình thương con.
- Nhân vật Phùng: biết rung động say mê trước cái đẹp nhưng ko làm ngơ trước sự ngang trái, đắng cay của cuộc đời.
- Các nhân vật khác…
4) Củng cố, giao bài tập về nhà
- Yêu cầu HS nắm trọng tâm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.