Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Nam Định (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI

2.2. Thực trạng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định

2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2017-2019

STT Tiêu chí

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Dư nợ (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Dư nợ (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

1 Nợ nhóm 1 1.575 99,87 2.051 99,75 2.737,5 99,23

2 Nợ nhóm 2 0 0 0,199 0,01 2,5 0,09

3 Nợ nhóm 3 0 0 0,473 0,02 15,8 0,57

4 Nợ nhóm 4 1,2 0,08 0 0 0.990 0,03

5 Nợ nhóm 5 0,866 0,05 4,5 0,22 2,2 0,08

6 Tổng dƣ nợ KHBL 1.577 2.056 2.759

7 Tổng nợ quá hạn 2,066 0,13 5,172 0,25 21,49 0,78

8 Tổng nợ xấu 2,066 0,13 4,973 0,24 18,99 0,69

“Nguồn: Phòng tổng hợp – Vietinbank CN Bắc Nam Định”

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nợ nhóm 1 vẫn đang chiếm ƣu thế trong 3 năm qua, đều đạt trên 99%. Có thể thấy rằng chất lƣợng cho vay KHBL của Vietinbank – CN Bắc Nam Định luôn đƣợc giữ ổn định và ở mức rất cao. Năm 2017, nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) là 1.575 tỷ đồng chiếm 99,87% tổng dƣ nợ cho vay KHBL. Năm 2019, nợ nhóm 1 là 2.737,5 tỷ đồng, tăng 476 tỷ đồng so với năm 2018 và tăng 1.162,5 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng rất cao, so với tổng dƣ nợ, chi nhánh hầu nhƣ có rất ít nợ xấu.

Về nợ nhóm 2, chi nhánh hầu nhƣ không có hoặc phát sinh rất ít. Mặc dù nợ nhóm 2 rất thấp, song năm 2019 nhóm nợ này đang có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2017 và năm 2018 với tỷ lệ lần lƣợt là 0,01% và 0,09%.

Nợ nhóm 3 có xu hướng tăng trong năm 2018 và năm 2019. Năm 2017, chi nhánh không phát sinh nợ nhóm 3. Song đến năm 2019, nợ nhóm 3 tăng lên 15,8 tỷ đồng, chiếm 0,57% dƣ nợ cho vay KHBL. Nguyên nhân nợ nhóm 3 tăng đột biến là do chi nhánh cho vay tàu đánh cá và khách hàng gặp khó khăn trong quá trình đánh cá dẫn đến không có khả năng trả nợ gốc lãi.

Nợ nhóm 4 năm 2017 là 1,2 tỷ đồng. Năm 2018, dƣ nợ phát sinh đã chuyển xuống nhóm 5 nên trong báo cáo của chi nhánh, nợ nhóm 4 không có.

Tuy nhiên, năm 2019, chi nhánh phát sinh thêm 990 triệu đồng nợ nhóm 4.

Tổng nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2018, nợ quá hạn là 5,172 tỷ đồng, tăng 3,106 tỷ đồng so với năm 2017 và chiếm 0,25% dƣ nợ cho vay khách hàng bán lẻ. Năm 2019, nợ quá hạn tiếp tục tăng lên là 21,49 tỷ đồng, tăng 16,3 tỷ đồng, và chiếm 0,78% dƣ nợ cho vay khách hàng bán lẻ.

Nợ xấu của chi nhánh cũng tăng trong 3 năm qua. Năm 2017, nợ xấu của chi nhánh là 2,066 tỷ đồng, đến năm 2017, giá trị này là 4,973 tỷ đồng, tăng 2,907 tỷ đồng. Năm 2019, nợ xấu tăng lên là 18,99 tỷ đồng, chiếm 0,69% dƣ nợ cho vay KHBL. Có thể thấy rằng, nợ xấu của chi nhánh đang tăng cùng chiều với nợ quá hạn.

Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh rất thấp (luôn ở mức dưới 1%) nhưng có dấu hiệu tăng qua các năm. Điều này cho thấy khi quy mô càng tăng thì việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng càng phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Nguyên nhân của việc phát sinh nợ quá hạn này do áp lực tăng trưởng hàng năm, lôi kéo khách hàng từ các TCTD khác mà không thẩm định

kỹ đến các yếu tố khi cho vay hoặc cho vay cao hơn giá trị thực tế của tài sản cũng làm tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên.

Hiện tại ban giám đốc đã có phân công cụ thể cho các thành viên trong ban giám đốc trực tiếp chịu trách nhiệm về vấn đề giải quyết nợ xấu. Trong những năm qua đã xử lý thu hồi nợ đƣợc của một số khách hàng. Qua quá trình giải quyết, tôi nhận thấy rằng tƣ cách khách hàng là vô cùng quan trọng và việc thẩm định tài sản bảo đảm đúng theo quy định sẽ là thuận lợi lớn cho ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu tại VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định đối với KHDN khó khăn hơn nhiều vì hầu nhƣ phần lớn KHDN đƣợc cho vay một phần không có tài sản đảm bảo. Còn lại việc xử lý nợ xấu đối với KHBL trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tại chi nhánh thời gian qua đạt hiệu quả khá tốt. Khi xảy ra nợ xấu sẽ thành lập Ban xử lý nợ gồm các thành viên liên quan và tiến hành các bước theo quy định của VietinBank và bám các luật liên quan để tiến hành xử lý.

Nhƣng sẽ thuận lợi rất nhiều cho chi nhánh nếu thỏa thuận đƣợc với khách hàng và khách hàng đồng ý tự bán tài sản để trả nợ cho ngân hàng. Trong giai đoạn vừa qua, hầu nhƣ các khoản nợ xấu của KHBL đƣợc giải quyết thành công tại Vietibank chi nhánh thành phố Nam Định đều áp dụng theo hình thức này. Đòi hỏi CBQHKH và lãnh đạo phòng liên quan phải có kỹ năng thuyết phục khách hàng tốt, đƣa ra đƣợc nhiều lợi ích hơn cho khách hàng nếu khách hàng tự bán tài sản. Đồng thời dưới sự chỉ đạo của VietinBank, chi nhánh cũng đã mạnh dạn đề xuất giảm, miễn lãi cho khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn, bán hết tài sản để trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra Vietinbank – chi nhánh Bắc Nam Định còn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của VietinBank trên cơ cở các văn bản quy định của NHNN. Theo quy định hiện hành, hàng tháng chi nhánh thực hiện phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro. Số liệu

phân loại nợ lấy đến thời điểm ngày làm việc cuối tháng. Thời gian phân loại nợ hoàn thành trong 5 ngày làm việc tháng kế tiếp. Việc trích lập dự phòng dự phòng rủi ro đƣợc thực hiện hàng tháng để hình thành nguồn tập trung tại trụ sở chính VietinBank, xử lý rủi ro đƣợc thực hiện hàng quý. Trích lập dự phòng rủi ro có trích lập dự phòng chung và trích lập dự phòng rủi ro cụ thể. Hiện tại VietinBank áp dụng tỷ lệ trích dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể là: Nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%;

nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%

Nhƣ vậy, song song với việc phát triển mở rộng quy mô cho vay, thì trong thời gian tới, Vietinbank CN Bắc Nam Định cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện chất lƣợng nợ, xử lý triệt để nợ quá hạn và nợ xấu nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Nam Định (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)