Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

a. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân

* Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ cho vay KHCN là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng mà chưa thu hồi về được, nghĩa là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng, được tính toán theo công thức:

Dư nợ cuối kỳ

=

=

Dư nợ đầu kỳ

+ Doanh số cho vay KHCN trong kỳ

- Doanh số thu nợ KHCN trong kỳ Dư nợ cho vay cá nhân phản ánh về mặt lượng việc phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng. Để đánh giá một cách khái quát tiềm năng phát triển của hoạt động này, có thể tính toán qua các phương diện sau:

- Đo lường mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN theo số tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối năm t

(t)

= Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t)

- Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này càng lớn thể thiện hoạt động “chăm sóc” khách hàng vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng về mặt lượng, khả năng tiếp cận đến khách hàng ngày càng tốt, là cơ hội để ngân hàng đạt được mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của mình.

- Đo lường mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN theo số tương đối:

Chỉ tiêu dư nợ cũng có thể tính toán qua các phương diện tương tự như chỉ tiêu doanh số cho vay KHCN. Kết quả phát triển cho vay KHCN chỉ thực sự đạt hiệu quả nếu dư nợ cho vay KHCN tăng cả về số lượng tuyệt đối, lẫn số lượng tương đối

Khác với số tuyệt đối, có thể cho thế sự thay đổi một cách chính xác về mặt con số lượng tín dụng mà ngân hàng đã thực tế “bơm” cho KHCN mà chưa thu về được, thì chỉ tiêu số tương đối này lại coi lượng tín dụng năm trước năm cần tính toán (năm t-1) là 100%, và tính đến mức gia tăng, suy giảm của tổng dư nợ năm tính toán (năm t) so với năm t là bao nhiêu phần trăm.

Nếu kết quả tính ra lớn hơn 100% thể hiện sự gia tăng trong việc phát triển hoạt động cung ứng vốn cho khách hàng cá nhân. Rõ ràng, việc xem xét cả số tương đối cho ta thấy cái nhìn đa chiều, bởi nó cung cấp cho ta thấy mức độ biến động của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra, từ đó ngân hàng có thể có những biện pháp quản lí, thúc đẩy hiệu quả hoạt động này.

- Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng:

Chiếc bánh thị phần cho vay của ngân hàng chia thành nhiều miếng với kích cỡ không giống nhau. Tỷ trọng này cho thấy rõ được tầm quan trọng của cho vay khách hàng cá nhân trong hoạt động cho vay nói chung của ngân hàng. Miếng bánh càng lớn càng thể hiện thế mạnh và sự phân bổ nguồn lực của ngân hàng vào hoạt động cấp tín dụng cho cá nhân. Qua đó, ta có thể có cái nhìn tổng quát về khẩu vị

tập trung thị phần của ngân hàng. Ngoài ra người ta có thể tính toán Tỷ trọng cho vay KHCN so với các loại hình cho vay khác như cho vay doanh nghiệp, cho vay các TCTD để có cái nhìn trực quan.

* Tăng trưởng về số lượng khách hàng cá nhân

Thước đo mức độ tăng trưởng của số lượng khách hàng cá nhân là cơ sở để ngân hàng quan sát được 1 cách trực diện bức tranh thị phần của ngân hàng qua từng thời kỳ. Sự gia tăng về số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ cho thấy ngân hàng gia tăng được thị phần khách hàng cá nhân trong địa bàn hoạt động của mình, đồng thời cho thấy sản phẩm của ngân hàng có sức thu hút đối với khách hàng:

Sự thay đổi về số lượng KHCN năm (t)

=

=

Số lượng KHCN

năm(t) - Số lượng KHCN

năm (t-1)

*Tăng trưởng về lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân - Chỉ tiêu Lợi nhuận từ cho vay KHCN:

Phát triển cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc tăng dư nợ cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng dư nợ cho vay thì phát triển cho vay mới được coi là có hiệu quả. Lợi nhuận cho vay KHCN năm sau phải cao hơn năm trước.

Lợi nhuận cho vay KHCN

=

=

Doanh thu cho vay KHCN

- -

Chi phí cho vay KHCN - Chỉ tiêu Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN/ Dư nợ cho vay KHCN:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng dư nợ cho vay KHCN thì gặt hái được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nếu chỉ tiêu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng hiện đang ở

trạng thái tốt mà lợi nhuận lại có xu hướng tăng chậm hoạt giảm sút thì ngân hàng nên cân đối lại lãi suất và chi phí của các khoản vay.

- Chỉ tiêu Lợi nhuận cho vay KHCN/ Tổng lợi nhuận từ hoạt đông tín dụng của Ngân hàng, thể hiện mức độ đóng góp của hoạt động cung ứng vốn cho KHCN trong 100 đồng lợi nhuận hoạt động tín dụng mà ngân hàng tạo ra. Chỉ tiêu này cao tạo ra cơ hội để ngân hàng đẩy mạnh công tác khai thác cho vay KHCN.

*Sự đa dạng hóa các sản phẩm cho vay KHCN

Đây là chỉ tiêu cho biết liệu ngân hàng có tạo ra được thu hút đối với KH hay không, đồng thời cũng giúp đánh giá khả năng hoạt động của ngân hàng trong việc thiết kế và cung cấp sản phẩm mới của mình cho khách hàng.

Sự đa dạng hóa được thể hiện thông qua số lượng sản phẩm cho vay KHCN tại ngân hàng qua các thời kỳ. Khi các sản phẩm cho vay được gia tăng thì sẽ thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cũng thể hiện hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đang được đầu tư mở rộng.

b. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

*Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn - Tỷ lệ Nợ quá hạn trong cho vay KHCN:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi không được khách hàng thanh toán đúng thời hạn. Khi ngân hàng chuyển các khoản nợ thành nợ quá hạn thì khả năng thu hồi gốc và lãi sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn. Bởi vậy, trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng, thì nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng mà tăng cao so với năm trước thì chất lượng tín dụng cá nhân giảm đi, khi đó việc tăng quy mô dư nợ không đạt hiệu quả cao.

Việc chấp nhận một ngưỡng của Tỷ lệ nợ quá hạn tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo của ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt được lợi nhuận cao, thể hiện khả năng quản lý cao trong việc kiểm soát RRTD của mình. Như vậy để hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro cho ngân hàng thì các ngân hàng thương mại cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận được.

- Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân:

Nợ xấu là các khoản nợ bị xếp vào nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Theo quy định tại thông tư Thông tư 02/2013/TT-NHNN:

+ Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày hoặc được Ngân hàng đánh giá xếp vào nhóm 3)

+ Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày hoặc được Ngân hàng đánh giá xếp vào nhóm 4)

+ Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày hoặc được Ngân hàng đánh giá xếp vào nhóm 5)

Tỷ lệ nợ xấu thể hiện sức khỏe trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hiện nay các nhà băng luôn cố gắng để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay dưới 3% để đảm bảo an toàn hoạt động.

Trong việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân, tỷ lệ nợ xấu đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân và mức độ rủi ro cũng như nó ảnh hưởng đến uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng.

Một tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ khiến ngân hàng sụt giảm lợi nhuận, thể hiện ngân hàng sử dụng vốn kém hiệu quả. Các ngân hàng luôn chú trọng giảm tỷ lệ xuống mức thấp nhất có thể.

- Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/ Tổng nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân:

Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi. Chủ yếu là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu,…nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được,…

Sự mở rộng “phình to” ra của nợ có khả năng mất vốn trong tổng nợ xấu của ngân hàng là dấu hiệu của một mối nguy hại rất lớn đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, lúc này sức khỏe của hoạt động cho vay cá nhân trở nên vô cùng yếu kém.

* Sự hài lòng của khách hàng trong cho vay KHCN

Dựa trên những nghiên cứu, Churchill và Peter (1993) đã đưa ra kết luận sự hài lòng là một trạng thái trong đó những gì khách hàng cần, muốn và mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ được thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn, kết quả là có sự mua hàng, sử dụng dịch vụ lặp lại, lòng trung thành và giá trị của lời truyền miệng một cách thích thú. Ứng dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, sự hài lòng của khách hàng sẽ tạo ra động cơ níu chân khách hàng, khách hàng muốn tìm hiểu nhiều hơn về các sản phẩm khác của ngân hàng, phản ứng giới thiệu những khách hàng mới của họ là điều không xa. Thông qua đó, ngân hàng có động lực nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, phát triển thêm được vùng săn mồi, khẳng định được vị thế của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)