Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Vaco thực hiện (Trang 25 - 29)

1.2. Quy trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC

1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán

Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VAS 210- Hợp đồng kiểm toán, để xác định tiền đề của một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần phải:

SV: Lê Thị Thu Trang 19 Lớp: K19KTP - Xác định xem liệu khuôn khổ về lập và trình bày BCTC là có thể chấp nhận được hay không.

- Cần đạt được thỏa thuận với BGĐ đơn vị được kiểm toán về việc BGĐ hiểu và thừa nhận trách nhiệm của họ đối với đơn vị kiểm toán về việc lập và trình bày BCTC được áp dụng, kể cả sự trình bày hợp lý, nếu thích hợp; về kiểm soát nội bộ mà BGĐ xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; về việc cung cấp cho kiểm toán viên thì kiểm toán viên phải có quyển tiếp cận với tất cả các tài liệu, thông tin mà BGĐ nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày BCTC như chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu liên quan khác, các tài liệu, thông tin bổ sung mà KTV yêu cầu BGĐ cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán; quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhận sự của đơn vị được kiểm toán mà KTV xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán.

- Xem xết về giới hạn phạm vi kiểm toán, nếu BGĐ hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán giới hạn phạm vi công việc của KTV trong các điều khoản của dự thảo hợp đồng kiểm toán mà KTV và doanh nghiệp kiểm toán cho rằng sự giới hạn này sẽ dẫn đến việc KTV từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC thì KTV và doanh nghiệp kiểm toán không được chấp nhận hợp đồng kiểm toán bị giới hạn như vậy, trừ khi pháp luật và các quy định khác yêu cầu phải chấp nhận hợp đồng kiểm toán đó.

- Nếu không có đầy đủ tiền đề của cuộc kiểm toán, KTV phải thảo luận vấn đề này với BGĐ đơn vị được kiểm toán. Trừ khi pháp luật và các quy định khác yêu cầu, KTV và doanh nghiệp kiểm toán không được chấp nhận hợp đồng kiểm toán nếu: KTV xác định rằng khuôn khổ về lập và trình bày BCTC mà đơn vị áp dụng là không thể chấp nhận được, trừ trường hợp quy định tại đoạn 19 Chuẩn mực này; hoặc KTV, doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán không đạt được thỏa thuận theo quy định tại đoạn 06(b) Chuẩn mực này.

Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

SV: Lê Thị Thu Trang 20 Lớp: K19KTP - KTV và doanh nghiệp kiểm toán phải thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán với BGĐ hoặc Ban quản trị của đươn vị được kiểm toán (trong phạm vị phù hợp).

- Các điều khoản thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng kiểm toán hoặc một hình thức thoả thuận khác bằng văn bản phù hợp và phải bao gồm: Mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán BCTC; trách nhiệm của KTV và doanh nghiệp kiểm toán; trách nhiệm của BGĐ đơn vị được kiểm toán; xác định khuôn khổ về lập và trình bày BCTC mà đơn vị áp dụng cho việc lập và trình bày BCTC mà đơn vị áp dụng cho việc lập và trình bày BCTC; dự kiến về báo cáo mà KTV và doanh nghiệp kiểm toán sẽ phát hành.

Sau khi đã lập hợp đồng kiểm toán với đơn vị được kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán cần cử nhóm kiểm toán phải đáp ứng đùng theo quy định về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ, trình độ của KTV sao cho phù hợp với quy mô cũng như tính chất của cuộc kiểm toán để có thể mang đến hiệu quả công việc tốt nhất.

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Trước khi thực hiện kiểm toán kiểm toán, KTV và doanh nghiệp kiểm toán phải có sự tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán về các vấn đề như loại hình doanh nghiệp, các ngành nghề hoạt động kinh doanh chính, đặc thù của các ngàng nghề kinh doanh đó, quy mô hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Bên cạnh đó cũng tìm hiều luôn về hệ thống nhân sự, quản lý của khách hàng (đặc biệt là bộ phận kế toán), những cá nhân, bộ phận nào KTV sẽ phải tiếp cận và thu thập thông tin, những thông tin nào KTV phải thu thập để phục vụ cho cuộc kiểm toán. Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc kiểm toán, biết trước được những khó khăn và rủi ro có thể gặp phải để sẵn sàng chuẩn bị, để có thể có một cuộc kiểm toán thành công và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh

KTV cần tìm hiểu xem chính sách kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng là gì để có thể hiểu rõ nhất về các nghiệp vụ kế toán mà kế toán đang hạch toán, tránh đưa ra những đánh giá sai. Ngoài ra cần điều tra xem chu trình kinh doanh của doanh nghiệp

SV: Lê Thị Thu Trang 21 Lớp: K19KTP đang diễn ra như thế nào? Theo quy trình nào? Để có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất, phục vụ cho quá trình kiểm tra, phát hiện sai sót, tính chất trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chu trình kinh doanh của doanh nghiệp được kiểm toán.

Phân tích sơ bộ BCTC

Sau khi đã thu thập được các căn cứ kiểm toán như các BCTC, sổ kế toán và các sổ tổng hợp liên quan, KTV cần có cái nhìn, đánh giá chung sơ bộ về các thông tin tài chính trên BCTC, dựa vào các xét đoán chuyên môn của KTV và những thông tin chung thu thập được từ đơn vị được kiểm toán để khoanh vùng được các chỉ tiêu có nguy cơ rủi ro cao chứa đựng những sai sót trọng yếu để có thể thu hẹp được phạm vi kiểm toán giúp KTV có thể tiết kiệm được thời gian của cuộc kiểm toán và có được hiệu quả cao trong công việc.

Đánh giá chung KSNB và rủi ro

Đánh giá chung kiểm soát nội bộ là một trong những bước đầu quan trọng của cuộc kiểm toán, giúp KTV khoanh vùng được phạm vị kiểm toán và có cái nhìn bao quát chung về hệ thống KSNB của đơn vị để đưa ra được những đánh giá khái quát ban đầu, phục cho các xét đoán và đánh giá, phân tích sau này của KTV trong quá trình kiểm toán. Qua đó, KTV cũng có thể khoanh vùng được rủi ro, những khoản mục có nguy cơ rủi ro, chứa đựng sai sót trọng yếu cao, giúp cho KTV có sự chú ý, cân nhắc kĩ càng hơn trong khi thực hiện kiểm toán.

Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng thể Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VAS 320, Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra các xét đoán về quy mô của các sai sót sẽ được coi là trọng yếu. Các xét đoán này cung cấp cơ sở cho việc:

- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro;

- Nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu;

SV: Lê Thị Thu Trang 22 Lớp: K19KTP - Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, mức trọng yếu được xác định không nhất thiết phải là mức giá trị mà dưới mức đó, các sai sót không được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, luôn được đánh giá là không trọng yếu. Trong một số trường hợp cụ thể, sai sót có thể được đánh giá là trọng yếu mặc dù giá trị của sai sót đó thấp hơn mức trọng yếu. Mặc dù khó có thể thiết lập được các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai sót riêng lẻ có tính trọng yếu do bản chất của sai sót nhưng khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh đối với báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xem xét đồng thời cả quy mô và bản chất của sai sót cũng như tình huống cụ thể xảy ra các sai sót đó (xem hướng dẫn tại đoạn A16 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450).

Xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện khi lập kế hoạch kiểm toán.

- Khi lập chiến lược kiểm toán tổng thể, KTV phải xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính, thì KTV phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh.

- KTV phải xác định mức trọng yếu thực hiện cho mục đích đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo trong quá trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Vaco thực hiện (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)