Áp dụng quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty cổ phần ABC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Vaco thực hiện (Trang 52 - 65)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN

2.2.2. Áp dụng quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty cổ phần ABC

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro

Công ty cổ phần chứng khoán ABC là khách hàng cũ của VACO đã nhiều năm, nên việc xem xét chấp nhận khách hàng cũng được triển khai dễ dàng hơn, nhưng mỗi năm kí hợp đồng kiểm toán với chứng khoán ABC, công ty đều phải rà soát lại, đánh giá khả năng tiếp tục kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng này thông qua bảng hỏi với những câu hỏi để đánh giá tình hình như sau:

- Công ty có nợ phí kiểm toán, bị quá hạn mà chưa thanh toán hay không? Có thanh toán đầy đủ phí kiểm toán không?

SV: Lê Thị Thu Trang 46 Lớp: K19KTP - Công ty có xuất hiện những vụ tranh chấp, vi phạm pháp luật với các công ty khách hàng khác hoặc có nguy cơ sẽ dính đến những vụ tranh chấp liên quan đến pháp luật hay không?

- Các thành viên trong nhóm kiểm toán hoặc Ban giám đốc của VACO có bất kì quan hệ gần gũi nào hoặc có người nhà, quan hệ cá nhân hoặc có lợi ích tài chính nào với khách hàng hay không?

- Công ty có những biểu hiện gian lận, ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng hay không?

- Có xuất hiện những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của công ty và khách hàng hay không?

- Có phát sinh những yếu tố nào khiến công ty không nên tiếp tục kí hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán hay không? (ví dụ: áp lực về phí kiểm toán, sự thay đổi trong bộ máy quản trị của công ty khách hàng, kết quả lợi nhuận suy giảm, có nguy cơ phá sản, có những thay đổi chính sách kế toán)

Sau khi hoàn thành bảng hỏi, Ban giám đốc công ty, người trực tiếp làm việc với khách hàng sẽ có trách nhiệm đánh giá các rủi ro có thể gặp phải khi tiếp tục kí hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty khách hàng này và đưa ra kết luận việc xem xét có nên chấp nhận khách hàng này hay không.

Lập hợp đồng kiểm toán

Sau khi đã quyết định chấp nhận khách hàng, các rủi ro có thể gặp phải ảnh hưởng không đáng kể, có thể trao đổi, thỏa thuận để khắc phục, Ban lãnh đạo của VACO sẽ quyết định kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty ABC. Hợp đồng sẽ ghi rõ những điều khoản, quy định cụ thể về những quyền và nghĩa vụ mà hai bên sẽ được hưởng và phải chịu trách nhiệm trong suốt thời gian thực hiện việc cung cấp dịch vụ kiểm toán. Hợp đồng sẽ phải nêu rõ về thời gian VACO bắt đầu và kết thúc quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho chứng khoán ABC dự kiến sẽ là 6 ngày

SV: Lê Thị Thu Trang 47 Lớp: K19KTP từ ngày 22/02/2020 đến hết ngày 27/02/2020. Cuộc kiểm toán sẽ do bốn KTV thực hiện, một Manager, một Senior và hai Junior, trong đó Ban giám đốc quản lý trực tiếp khách hàng này sẽ là người kí hợp đồng kiểm toán và chịu trách nhiệm với toàn bộ công việc, phát sinh xảy ra trong cuộc kiểm toán và đảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán này. Ban giám đốc cũng phải có trách nhiệm lựa chọn những KTV phù hợp, đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo được tính độc lập, chính trực, phù hợp với yêu cẩu của hợp đồng kiểm toán đã kí kết trước đó. Mục tiêu cuối cùng là phải mang lại được hiệu quả trong công việc, giúp cuộc kiểm toán đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất.

Tìm hiểu về môi trường hoạt động của công ty chứng khoán ABC

Trước mỗi cuộc kiểm toán, KTV cần tìm hiểu rõ mọi thông tin cần thiết phục vụ cho cuộc kiểm toán về khách hàng. Nó giúp cho KTV có cái nhìn chung nhất về mô hình hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của khách hàng. Đối với những khách hàng cũ lâu năm của VACO như công ty ABC thì mọi thông tin chung về khách hàng đã được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán chung tại VACO, nên với những khách hàng cũ thì KTV không cần tìm hiểu lại những thông tin về khách hàng nữa để thu gọn được thời gian của cuộc kiểm toán mà nó cũng không thực sự cần thiết. KTV chỉ cần thu thập thêm những thông tin mới phát sinh, hoặc cập nhật bộ máy quản lý mới của công ty khách hàng có sự thay đổi, đặc biệt là đối với chính sách kế toán của khách hàng, KTV cần nắm rõ mọi thay đổi liên quan, nó là yếu tố quan trọng giúp KTV có những đánh giá đúng đắn nhất với các chỉ tiêu trên BCTC của khách hàng.

Công ty cổ phần chứng khoán ABC được thành lập năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 55 tỷ đồng, sau 4 lần tăng vốn đến năm 2018, số vốn điều lệ của công ty đã lên tới 1080 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành.

Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán liên quan đến khoản mục TSCĐHH của công ty khách hàng

SV: Lê Thị Thu Trang 48 Lớp: K19KTP Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được KTV thực thiện tìm hiểu, kiểm tra ngay trong buổi gặp trực tiếp trao đổi với Ban giám đốc của công ty khách hàng về cuộc kiểm toán. Chủ yếu KTV sử dụng phương pháp bảng hỏi và bảng tường để thu thập những thông tin của đơn vị về những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy tổ chức, quản lý, các quy trình, thủ tục về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. thuật Bên cạnh đó, KTV cũng chủ động tìm lại những thông tin, tài liệu mà đã có tại công ty thông qua các cuộc kiểm toán những năm trước để có thể nắm bắt rõ hơn về hệ thống KSNB của khách hàng, từ đó có thể đưa ra những đánh giá, xác định mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán cho cuộc kiểm toán sau đó đối với công ty ABC.

KTV đánh giá được hệ thống KSNB của đơn vị khá tốt, được lập và thực hiện khá đầy đủ các quy trình theo đúng quy định chung, kịp thời ngăn chặn và phát hiện được những sai sót, gian lận xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. KTV cũng đã thu thập được một số thông tin về hệ thống KSNB liên quan trực tiếp tới TSCĐHH như trình mua, bán, thanh lý TSCĐHH, các phần mềm quản lý, các quy chế quy định để ghi nhận và theo dõi tình hình của các TSCĐHH tại đơn vị khách hàng, sự phân công, phân nhiệm rõ ràng các vị trí trong hệ thống KSNB.

- Về việc phê duyệt các nghiệp vụ xảy ra liên quan đến TSCĐHH: Những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, thanh lý, sửa chữa,… liên quan đến TSCĐHH đều phải được trình lên Ban giám đốc kí, phê duyệt trước khi thực hiện.

- Về nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Các vị trí quản lý, theo dõi, sử dụng TSCĐHH được phân chia rõ ràng, cụ thể. Việc ghi nhận, theo dõi, quản lý sẽ do kế toán của đơn vị thực hiện, còn liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản sẽ do một vị trí khác đảm nhiệm. Cũng có sự phân công phân nhiệm rõ ràng giữa vị trí quản lý sử dụng tài sản và vị trí người có thẩm quyền quyết định phê duyệt các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐHH.

- Về quy trình mua tài sản mới: Bộ phận có nhu cầu mua sắm tài sản mới sẽ lập đơn đề nghị mua tài sản và trình lên Ban giám đốc phê duyệt, sau khi được Ban giám đốc kí

SV: Lê Thị Thu Trang 49 Lớp: K19KTP duyệt, bộ phận mua sắm sẽ có trách nhiệm mua sắm, tham khảo giá cả, chất lượng trước khi mua tài sản. Sau khi chọn được nhà cung cấp phù hợp, bộ phận mua sắm sẽ trình lên Ban giám đốc kí duyệt tiếp, giấy chấp nhận nhà cũng cấp sẽ được chuyển xuống lại bộ phận mua sắm để tiến hành mua tài sản và nghiệm thu tài sản, mua và bàn giao cho bộ phận yêu cẩu mua tài sản.

- Về quy trình hạch toán, ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐHH: TSCĐ sau khi mua về, được bàn giao cho bộ phận yêu cầu, kế toán tài sản có nhiệm vụ hạch toán ghi tăng tài sản vào các sổ và hệ thống quản lý, khấu hao TSCĐ tự động. Tất cả các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc mua sắm tài sản như hồ sơ về hợp đồng mua tài sản, hóa đơn mua hàng, biên bản bàn giao đưa vào sử dụng và các chứng từ liên quan khác sẽ được lưu giữ lại tại phòng kế toán. Kế toán tài sản có trách nhiệm phân loại các TSCĐHH và từng nhóm loại tài sản mà công ty đã đặt ra trước đó theo từng bộ phận sử dụng để hạch toán chi phí khấu hao được dễ dàng.

- Về quy trình thanh lý tài sản: Dựa vào hồ sơ tài sản, số năm sử dụng và xác định tình trạng hoạt động của tài sản qua kiểm kê định kì hàng năm và lập Hội đồng thanh lý tài sản để xác định được chất lượng, giá trị, giá cả tài sản tại thời điểm thanh lý, chi phí thanh lý tài sản trình lên Ban giám đốc phê duyệt, sau đó sẽ được chuyển xuống bộ phận thanh lý tài sản và thực hiện công việc thanh lý. Tất cẩ các hóa đơn, chứng từ liên quan đến quá trình thanh lý tài sản sẽ được chuyển hết xuống bộ phận kế toán để quản lý, lưu lại.

- Về quy trình kiểm kê TSCĐ theo quy định của công ty: Đến định kì theo quy định của công ty, kế toán tài sản kết hợp cùng với cá nhân quản lý sử dụng tài sản để kiểm kê tài sản có thể đột xuất hoặc sẽ được báo trước tùy theo quyết định của Ban giám đốc. Qua cuộc kiểm kê giúp Ban giám đốc vừa có thể nắm bắt được số lượng TSCĐHH, vừa rà soát lại được tình hình hoạt động của các tài sản để kịp thời phát hiện tránh mất mát hoặc sửa chữa kịp thời tránh giảm hiệu suất công việc. Biên bản kiểm kê phải được lập để ghi lại kết quả của cuộc kiểm kê bởi tổ kiểm kê và so sánh đối chiếu với số lượng, các thông tin về tài sản trên sổ cái, sổ chi tiết và sổ chi tiết TSCĐ.

SV: Lê Thị Thu Trang 50 Lớp: K19KTP

Lập quy trình cho kiểm toán phần hành TSCĐHH

Đối với TSCĐHH, trưởng nhóm kiểm toán sau khi đánh giá hệ thống KSNB liên quan đến khoản mục này và dựa vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị khách hàng, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐHH trong năm tài chính, KTV nhận thấy trong năm công ty chứng khoán ABC chỉ phát sinh nghiệp vụ mua sắm tài sản và không phát sinh thêm các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán hay sửa chữa lớn TSCĐ, trong kì cũng không phát sinh thêm các nghiệp vụ ghi nhận bằng ngoại tệ. Sau khi nắm rõ được tình hình, KTV sẽ tiến hành lập các quy trình, các thủ tục cần thực hiện để kiểm toán khoản mục TSCĐHH, bao gồm:

- Tổng hợp theo tài khoản dựa vào sổ Nhật kí chung, bảng cân đối phát sinh mà khách hàng cung cấp trước đó, đối chiếu số dư với số trên BCTC của khách hàng

- Tổng hợp các tài khoản đối ứng với khoản mục TSCĐHH, KTV xem xét kĩ nội dung của các bút toán để phát hiện những đối ứng bất thường, yêu cầu kế toán giải thích.

- Tổng hợp theo đối tượng các TSCĐHH và đối chiếu với BBKK

- Chọn mẫu, kiểm tra các nghiệp vụ tăng, giảm lên các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ đó. (trong năm công ty không phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐHH nên chỉ kiểm tra các nghiệp vụ tăng).

- Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ và tính toán lại khấu hao trong năm theo từng đối tượng cụ thể.

- Kiểm tra khung khấu hao theo từng đối tượng, dựa vào mức khung khấu hao đã được quy định tại TT45/TT-BTC.

- Kiểm tra phân loại, trình bày đối với tài khoản hao mòn TSCĐ phân bổ vào từng loại chi phí tương ứng.

Xác định mức trọng yếu chung cho kiểm toán khoản mục TSCĐHH

Mức trọng yếu cho khoản mục TSCĐ cũng chính là mức trọng yếu chung cho cả

SV: Lê Thị Thu Trang 51 Lớp: K19KTP BCTC đã được KTV (Senior, trưởng nhóm) tính toán trước cuộc kiểm toán và gửi lại cho KTV thực hiện kiểm toán phần hành này để tiến hành kiểm tra, đánh giá. Trong năm tài chính này, KTV đã tính toán được mức trọng yếu thực hiện chung cho cả BCTC (MP) là 9,571,000,000 đồng. Mức sai sót có thể bỏ qua được tính bằng 5% PM, bằng 478,550,000 đồng. Vì đơn vị không xác định mức trọng yếu riêng lẻ cho từng khoản mục nên mức trong yếu cho khoản mục TSCĐ cũng chính là mức trọng yếu tổng thể.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thủ tục phân tích

KTV tiến hành phân tích tổng quát khoản mục, chủ yếu là phân tích so sánh ngang các số liệu giữa năm tài chính và năm trước đó, xem đơn vị có những thay đổi, biến động gì đối với các tài sản. Do tình hình các tài sản cố định không có biến động nhiều, nguyên giá tăng là do công ty đầu tư thêm các loại máy móc thiết bị và phương tiện vận tải tổng giá trị 2,738,141,700 đồng, ngoài ra không phát sinh nghiệp vụ giảm tài sản. Đồng thời KTV cũng thực hiện phân tích qua các nghiệp vụ đối ứng với tài khoản 211 (TSCĐHH), nhận thấy không có nghiệp vụ bất thường nên KTV tiến hành luôn thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục.

Thủ tục kiểm tra chi tiết

- Tổng hợp các số dư theo tài khoản và đối chiếu với BCTC của khách hàng. KTV thực hiện thu thập, xử lý nhật kí chung, Bảng cân đối số phát sinh mà khách hàng cung cấp để tổng hợp các tài khoản (TSCĐHH và hao mòn tài sản). Vì đây là công ty khách hàng lâu năm nên việc kiểm tra chi tiết số dư đầu kì KTV có thể bỏ qua (chính là số dư cuối kì của năm trước), thay vì đó KTV chỉ cần kiểm tra tính chính xác, đầy đủ được phản ánh lên BCTC. Còn đối với việc kiểm tra chi tiết số dư cuối kì, KTV phải thực hiện kiểm tra thông qua số dư đầu kì và số phát sinh tăng, giảm trong kì để tính toán, đánh giá lại số dư cuối kì của các tài khoản TSCĐHH và hao mòn tài sản. Đồng thời đối chiếu với biên bản kiểm kê tài sản theo mẫu VACO để đánh giá tính hiện hữu, đầy

SV: Lê Thị Thu Trang 52 Lớp: K19KTP đủ của tài sản.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp theo tài khoản từ phần mềm làm việc của VACO

(Nguồn: Giấy tờ làm việc của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán) Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các tài khoản hao mòn tài sản cố định

(Nguồn: Giấy tờ làm việc của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán)

SV: Lê Thị Thu Trang 53 Lớp: K19KTP Sau khi tổng hợp theo các tài khoản, KTV đối chiếu số sư đầu kì, cuối kì của các tài khoản thu thập được từ sổ nhật kí chung, bảng cân đối số phát sinh của khách hàng với số trên BCTC để xác nhận số dư là có thực và đầy đủ, chính xác.

- Tổng hợp các tài khoản đối ứng đối với tài khoản TSCĐHH và khấu hao tài sản.

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp tài khoản đối ứng

(Nguồn: Giấy tờ làm việc của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán)

Bằng kiến thức chuyên môn và xét đoán cá nhân của KTV, sau khi phân tích không có những đối ứng bất thường đối với các tài khoản 211 và 214, KTV sẽ kết luận đạt mục tiêu kiểm toán ở khoản mục này.

- Đối chiếu với biên bản kiểm kê theo mẫu của VACO

Việc đối chiếu với biên bản kiểm kê giúp KTV xác định được tính có thực, đầy đủ và tình trạng hoạt động của mỗi TSCĐHH đang được sử dụng tại đơn vị khách hàng. Từ đó có thể phục vụ cho xét đoán của KTV khi kiểm tra tài sản còn thời gian sử dụng không, đã hết thời hạn khấu hao hay chưa, còn được phép hoạt động hay không.

Thực hiện chứng kiến kiểm kê TSCĐHH là một thủ tục rất quan trọng, cần thiết cho

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Vaco thực hiện (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)