PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN tại ACB Trần Duy Hưng
2.2.4. Ví dụ cụ thể về việc phân tích tài chính một khách hàng doanh nghiệp tại ACB Trần Duy Hưng
Khi phân tích tài chính KHDN, chuyên viên QHKH doanh nghiệp sẽ dựa vào tìm hiểu thực tế, khảo sát tại công ty và tìm kiếm các thông tin về ngành nghề hoạt động của DN để đưa ra những nhận định tổng quan về vị thế và những điểm mạnh – điểm yếu của DN.
Sau đó, chuyên viên sẽ tiến hành phân tích Báo cáo KQKD để thấy được tổng quan tình hình hoạt động của DN trong 3 năm gần nhất, tiếp đến phân tích Bảng CĐKT để bóc tách các khoản mục, tìm ra các điểm hợp lý, bất hợp lý và nguyên nhân tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cuối cùng, chuyên viên tính toán các chỉ số tài chính để đưa ra những nhận định chi tiết và cụ thể hơn.
34
2.2.4.1. Giới thiệu về khách hàng doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Thương mại Kỹ thuật An Việt
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT AN VIỆT
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: AN VIET TECHNICQUE TRADE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: AV.,LTD
Mã số thuế: 0103840603. Ngày cấp: 21/05/2009
Ngày thành lập: 18/05/2009
Công ty được đặt tại Lô A11/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Người đại diện pháp luật: Nguyễn Hoài
Điện thoại: (024)37951468
Email: anviet@anvietco.vn
Loại hình công ty: Nhà Phân Phối, Thương Mại
Lĩnh vực hoạt động: Công ty hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điều hòa không khí Daikin. Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, lặp đặt hệ thống điều hòa, kho lạnh, hệ thống thông gió và các thiết bị điều hòa.
(Nguồn: Công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp – CTCP Thương mại Kỹ thuật An Việt)
CTCP Thương mại Kỹ thuật An Việt (gọi tắt là công ty An Việt) được thành lập từ năm 2009. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật, thiết kế, cung cấp thiết bị, lắp đặt và bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống điều hòa không khí, Công ty được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, phục vụ cho các cơ quan Nhà nước, các hộ gia đình, chung cư cao cấp trong địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc. Công ty đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu, đi kèm với đó là mức giá cạnh tranh để tiết kiệm tiền mua sắm cho khách hàng.
Trải qua gần 10 năm phát triển, An Việt đã từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh, từ bán buôn, bán lẻ đến tư vấn, thiết kế, lắp đặt các sản phẩm điều hòa và các mặt hàng khác có liên quan, với đa dạng chủng loại, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được đảm bảo bằng hợp đồng hoặc giấy cam kết có giá trị pháp lý. An Việt đã và đang trở
35
thành một trong những doanh nghiệp phân phối điều hòa Daikin hàng đầu Việt Nam.
Với các sản phẩm điều hòa chính hãng với giá bán được đánh giá là rẻ so với mặt bằng chung các nhà phân phối hiện tại, Công ty thu hút được lượng khách hàng lớn, trong đó có nhiều khách hàng lâu dài. Đây là những thành công lớn trong hoạt động của Công ty.
Quá trình phân tích công ty An Việt được chuyên viên QHKH doanh nghiệp tại ACB trình bày cụ thể như sau:
2.2.4.2. Đánh giá chung về ngành hoạt động
Ngành điều hòa – điện lạnh là một ngành có tiềm năng, với xu hướng ngày càng phát triển mạnh. Theo báo cáo của Hiệp hội Tủ lạnh và Điều hòa Nhật, trong giai đoạn 2011 – 2016, thị trường máy điều hòa toàn cầu đã tăng 2,5%, trong khi ở châu Á tăng đến 34,3%. Thị trường này ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đang phát triển theo hướng tích cực. Thị trường máy điều hòa của Việt Nam trong năm 2011 được xếp hạng thứ 8 châu Á, với khoảng 660.000 chiếc được bán ra. Trong giai đoạn 2011 – 2016, doanh số bán hàng của Việt Nam tăng gấp 3 lần lên 1,35 tỷ USD. Nền kinh tế của đất nước đang trong thời kỳ phát triển mạnh, sự giàu có gia tăng, thêm vào đó nhu cầu của người dân cũng ngày càng tăng mạnh do điều kiện thời tiết thay đổi đã thúc đẩy sự mở rộng thị trường điều hòa không khí. Đây là nền tảng để các công ty trong lĩnh vực điều hòa – điện lạnh tăng cường hoạt động.
Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều hãng điều hòa lớn đã gia nhập và được ưa chuộng như Daikin, Panasonic, LG, Midea,… với nhiều nhà phân phối lớn nhỏ khắp cả nước.
Đây là một thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy tính cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới, hệ quả là sự gia nhập ngày càng hùng hậu của một lượng không nhỏ các đối thủ cạnh tranh và sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn trên thị trường. Là một công ty đã hoạt động 10 năm trong ngành, Công ty An Việt đã không ngừng nỗ lực thay đổi, hoàn thiện để có được vị trí vững chắc trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Để củng cố hơn nữa địa vị của DN trên thị trường, chủ DN đã quyết định tái cơ cấu và mở rộng hệ thông kênh phân phối vào năm 2015.
2.2.4.3. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
36
Bảng 2-5: Báo cáo kết quả HĐKD công ty An Việt
(Đơn vị: Triệu đồng) 2015 %DTT 2016 %DTT 2017 %DTT Chênh lệch
%
Tăng/giảm Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 213.684 103,94% 259.646 103,94% 262.255 103,94% 2.609 1,00%
Các khoản giảm trừ doanh thu 8.094 3,94% 9.835 3,94% 9.934 3,94% 99 1,00%
Doanh thu thuần 205.590 100,00% 249.811 100,00% 252.321 100,00% 2.510 1,00%
Giá vốn hàng bán 137.496 66,88% 170.058 68,07% 168.416 66,75% (1.642) -0,97%
Lợi nhuận gộp 68.094 33,12% 79.753 31,93% 83.905 33,25% 4.152 5,21%
Chi phí bán hàng 10.293 5,01% 12.906 5,17% 13.407 5,31% 501 3,88%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.440 7,51% 20.110 8,05% 19.359 7,67% (751) -3,73%
Lợi nhuận bán hàng 42.360 20,60% 46.737 18,71% 51.140 20,27% 4.403 9,42%
Doanh thu hoạt động tài chính 2.053 1,00% 3.742 1,50% 3.975 1,58% 233 6,24%
Chi phí tài chính 671 0,33% 4.488 1,80% 2.029 0,80% (2.459) -54,79%
Trong đó: Chi phí lãi vay 671 0,33% 4.488 1,80% 2.029 0,80% (2.459) -54,79%
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 43.742 21,28% 45.991 18,41% 53.086 21,04% 7.095 15,43%
Thu nhập khác 336 0,16% 596 0,24% 719 0,28% 123 20,60%
Chi phí khác 1.479 0,72% 1.548 0,62% 2.522 1,00% 974 62,91%
Lợi nhuận khác (1.144 ) -0,56% (952) -0,38% (1.803) -0,71% (851) 89,40%
Lợi nhuận trước thuế 42.598 20,72% 45.040 18,03% 51.283 20,32% 6.244 13,86%
Thuế thu nhập 8.520 4,14% 9.008 3,61% 10.257 4,06% 1.249 13,86%
Lợi nhuận sau thuế 34.078 16,58% 36.032 14,42% 41.027 16,26% 4.995 13,86%
(Nguồn:Hồ sơ tài chính Công ty An Việt tại ACB Trần Duy Hưng)
37
Theo Báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH phòng KHDN ACB Trần Duy Hưng, kết quả kinh doanh của An Việt được đánh giá như sau:
Doanh thu của công ty An Việt năm 2017 tăng 2.510 triệu đồng, khoảng 1,00% so với năm 2016. Có thể thấy doanh thu của công ty khá ổn định, nhìn chung không có nhiều biến động. Nguyên nhân là do thị trường điều hòa, điện lạnh là một thị trường khá ổn định và cạnh tranh. Doanh thu tăng lên không nhiều, tuy nhiên là một dấu hiệu tích cực trong hoạt động của công ty. Năm 2016, doanh thu tăng khá nhiều so với năm 2015, nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng điều hòa năm 2016 tăng khá mạnh do các đợt nắng nóng cao điểm kéo dài, thị trường điện lạnh do đó cũng vào mùa sớm và nhộn nhịp hơn so với các năm trước. Các khoản giảm trừ doanh thu có tăng nhẹ, nhưng khi so sánh về quy mô trên doanh thu thuần thì không đổi giữa các năm. Từ đó có thể thấy nguyên nhân dẫn đến các khoản giảm trừ này có thể do các chính sách chiết khấu thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ của công ty.
Giá vốn hàng bán của công ty An Việt năm 2017 giảm 1.642 triệu đồng, khoảng 0,97%
so với năm 2016. Trong bối cảnh doanh thu tăng, việc giá vốn giảm phản ánh được việc quản lý chi phí đầu vào của công ty được thực hiện tốt. Doanh thu tăng lên phần lớn nhờ các chính sách ưu đãi và đẩy mạnh công tác bán hàng. Điều này có thể thấy ở sự tăng lên của chi phí bán hàng trong năm 2017. Chi phí bán hàng tăng không nhiều, tuy nhiên mức tăng cao hơn so với mức tăng của các khoản giảm trừ doanh thu và hợp lý so với sự tăng lên của doanh thu, chứng tỏ công ty đã áp dụng các chính sách bán hàng hiệu quả để thúc đẩy lượng tiêu thụ. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 giảm. Để tìm hiểu nguyên nhân cho những biến động trên, chuyên viên đã đến khảo sát thực tế tại công ty An Việt, kết quả cho thấy sự giảm này đến từ sự thay đổi trong chính sách nhân sự của công ty giai đoạn cuối năm 2016, khi công ty cắt giảm một lượng nhân sự hoạt động thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, trong Định hướng hoạt động năm 2016, Ban giám đốc đã đề xuất việc hạn chế chi tiêu phát sinh trong công tác quản lý DN. Mặc dù đề xuất này chưa được thực hiện hiệu quả trong năm 2016, đến năm 2017, nhờ những nỗ lực từ phía các cấp quản lý và nhân viên công ty, An Việt đã thành công giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, phù hợp với định hướng hoạt động của công ty.
Kết quả của những thay đổi tích cực trên là sự tăng lên đáng kể của lợi nhuận bán hàng, 4.403 triệu đồng tương đương với 9,42%. Điều này cho thấy công ty đang hoạt động
38
hiệu quả với những chính sách bán hàng và quản lý chi phí phù hợp. Thêm vào đó, quá trình hoạt động 10 năm đã đem lại cho công ty uy tín và khối lượng khách hàng lâu dài nhất định. Đây là những thuận lợi cho sự phát triển ổn định của công ty.
2.2.4.4. Phân tích Bảng cân đối kế toán a) Phân tích các khoản mục tài sản
Khi phân tích Bảng CĐKT, chuyên viên tập trung đi vào chi tiết và phân tích sự biến động của tài sản, nợ phải trả cũng như vốn chủ sở hữu, từ đó xem xét tính hợp lý của BCTC và liên hệ với tình hình hoạt động kinh doanh. Để có cái nhìn trực quan nhất, chuyên viên thường sử dụng các bảng biểu, đồ thị khi đánh giá sự biến động của các khoản mục phân tích.
Theo Báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH:
Tổng tài sản của công ty An Việt có sự biến động đều và khá lớn trong 3 năm gần đây.
Trong đó năm 2017, tổng tài sản là 194.503 triệu đồng, tăng 5,42% so với năm 2016.
Sự biến động này chủ yếu đến từ sự biến động của tài sản dài hạn. Cụ thể, tài sản dài hạn trong năm 2017 đã tăng 22,79%, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng 3,00% so với năm 2016. Để làm rõ nguyên nhân của sự biến động, cần đi sâu phân tích các khoản mục nhỏ trong cơ cấu tài sản của công ty.
39
Đồ thị 2-5: Tài sản ngắn hạn của công ty An Việt
(Nguồn: Báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH doanh nghiệp)
Hàng tồn kho:
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của công ty An Việt là hàng tồn kho. Do đặc thù kinh doanh của công ty là bán và lắp đặt các sản phẩm điều hòa, điện lạnh – một loại hàng hóa bền và tương đối khó luân chuyển, nên lượng hàng tồn kho lớn. Hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2016 và giảm nhẹ trong năm 2017 cho thấy sự thay đổi trong chiến lược hoạt động của công ty vào năm 2016. Có thể thấy trong năm này, công ty đang mở rộng HĐKD, tăng thêm số lượng cửa hàng, dẫn đến hàng tồn kho có sự tăng mạnh. Khi liên hệ với khoản mục giá vốn hàng bán trên Báo cáo KQKD, có thể thấy năm 2016, công ty đã đẩy mạnh nhập hàng để đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của dân chúng gia tăng. Đây là chiến lược mở rộng hoạt động bán hàng của công ty.
Các khoản phải thu:
Các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Đi cùng với chính sách mở rộng bán hàng, các khoản phải thu năm 2016 cũng tăng lên đáng kể so với năm 2015 và con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2017. Sự tăng lên này phần lớn đến từ các chính sách cho phép mua trả góp của công ty. Đây là chính sách giúp thúc
1.690 5.178 6.108
24.366
51.326 53.506
36.174
46.618 48.229
29.365
58.232 55.825
2.472
522 3.063
- 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000
2015 2016 2017
Tài sản ngắn hạn
1. Tiền mặt 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Các khoản phải thu 4. Hàng tồn kho 5. Tài sản ngắn hạn khác
40
đẩy thương mại, hỗ trợ người tiêu dùng của An Việt. Nhờ đó công ty đẩy mạnh được lượng tiêu thụ. Các khoản phải thu tăng nhưng không quá lớn, phù hợp với sự tăng lên của doanh thu bán hàng, đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như các chính sách của An Việt, cho thấy khả năng công ty có những khoản nợ khó đòi là thấp.
Tiền và tương đương tiền:
Tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tiền gửi ngân hàng trong tổng các khoản tiền và tương đương tiền. Thông thường, tiền mặt sẽ bằng 3 đến 4 ngày doanh thu, được tính theo công thức:
1 𝑛𝑔à𝑦 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑡í𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Nếu tỷ lệ tiền mặt tại quỹ quá lớn hoặc quá nhỏ, cần xem xét xem doanh nghiệp có đang có dự án nào cần sử dụng lượng lớn tiền mặt hay không. Nếu không, có khả năng là doanh nghiệp đã có những sai sót hoặc gian lận trong công tác kế toán.
Đồ thị 2-6: Các khoản tiền và tương đương tiền
(Nguồn: Báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH doanh nghiệp)
Nhìn vào đồ thị, có thể thấy tiền mặt chiếm phần nhỏ trong tổng các khoản tiền và tương đương tiền, dao động trong khoảng 7 – 11%. Tỷ lệ tiền mặt tại quỹ có sự biến động khá lớn trong 3 năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn 2015 – 2016. Theo tính toán, trong năm 2015 tiền mặt của công ty An Việt bằng 3,00 ngày doanh thu. Đây là một tỷ lệ ổn
1.690 5.178 6.108
24.366 51.326 53.506
3,00
7,56
8,84
- 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2015 2016 2017
Tiền và tương đương tiền
Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng Tiền mặt/1 ngày doanh thu
41
định, hợp lý. Năm 2016, tiền mặt tăng đột biến lên 7,56 ngày doanh thu và tăng lên 8,84 ngày doanh thu trong năm 2017. Nguyên nhân của sự tăng lên đột ngột này là do nhu cầu nắm giữ tiền mặt nhằm phục vụ công tác mở rộng kinh doanh của công ty. Sự tăng lên của tiền mặt tại quỹ là hợp lý, khi xét trong bối cảnh hiện tại của công ty.
Đồ thị 2-7: Tài sản dài hạn của công ty An Việt
(Nguồn: Báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH doanh nghiệp)
Tài sản dài hạn của công ty An Việt có sự tăng lên đều và mạnh trong 3 năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn 2015 – 2016. Năm 2016, tài sản dài hạn tăng gấp 3 lần so với năm 2015. Trong đó, sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản cố định. TSCĐ có sự tăng lên quá lớn. Theo khảo sát thực tế tại công ty An Việt, trong các năm gần đây công ty đang mở rộng quy mô hoạt động, dự kiến mở rộng hoạt động xuống các tỉnh phía Trung và phía Nam. Do đó, công ty đã đầu tư mua thêm cửa hàng, kho chứa cũng như phương tiện vận tải, dẫn đến TSCĐ tăng cao. Ngoài ra, các khoản mục tài sản khác chiếm tỷ trọng nhỏ và không có sự biến động lớn nên không xem xét đến.
5.231
22.402
27.395
90
216
377
- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000
2015 2016 2017
Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định 2. Tài sản khác
42 b) Phân tích tổng nguồn vốn
Việc phân tích tổng nguồn vốn giúp chuyên viên QHKH thấy được cơ cấu vốn của DN có an toàn, ổn định và hợp lý hay không.
Đồ thị 2-8: Tổng nguồn vốn của công ty An Việt
(Nguồn: Báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH doanh nghiệp)
Từ năm 2016, cả nợ phải trả và VCSH đều tăng mạnh, nhất là nợ phải trả, dẫn đến sự tăng lên của tổng nguồn vốn. Sự tăng lên này cũng đến từ nhu cầu mở rộng HĐKD của công ty và là một sự tăng lên hợp lý.
Tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu của công ty An Việt nhìn chung khá cân bằng, nhất là trong 2 năm gần đây. Có thể thấy, công ty tài trợ cho các hoạt động của mình bằng một nửa vốn chủ sở hữu và một nửa vốn nợ. Đây là một cơ cấu vốn cân bằng.
2.2.4.5. Phân tích các tỷ số tài chính
Việc phân tích các tỷ số này giúp các chuyên viên QHKH xem xét được sự ảnh hưởng qua lại giữa các chỉ tiêu trên BCTC, đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản – vốn và khả năng sinh lời của DN. Tại ACB Trần Duy Hưng, chuyên viên QHKH doanh nghiệp phân tích các tỷ số tài chính theo 4 nhóm: các tỷ số thể hiện năng lực hoạt động của tài
31.891
95.479 97.816
2,45%
67.498
89.015
96.687
8,62%
- 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000
2015 2016 2017
Tổng nguồn vốn
A. Nợ phải trả B. Vốn chủ sở hữu
43
sản; các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán; các tỷ số thể hiện cơ cấu tài chính; các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời.
a) Nhóm tỷ số thể hiện năng lực hoạt động của tài sản
Bảng 2-6: Các tỷ số thể hiện năng lực hoạt động của tài sản
2015 2016 2017
Khoản phải thu bình quân 36.174 41.396 47.424 Vòng quay các khoản phải thu 5,68 6,03 5,32 Kỳ thu tiền trung bình 63,34 59,66 67,66 Hàng tồn kho bình quân 29.365 43.799 57.029 Vòng quay hàng tồn kho 4,68 3,88 2,95
(Nguồn: Báo cáo phân tích của chuyên viên QHKH doanh nghiệp)
Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2017 là 5,32 vòng, giảm 0,71 vòng so với năm 2016. Tương ứng với đó là kỳ thu tiền trung bình tăng 8,01 ngày so với năm 2016. Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng là doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân, chuyên viên nhận thấy doanh thu thuần năm 2017 chỉ tăng 1,00%, trong khi các khoản phải thu tăng đến 3,46%. Có thể thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ của công ty đang chậm dần, mức tăng của doanh thu chưa đủ để bù đắp mức tăng của các khoản phải thu từ chính sách cho phép mua trả chậm, trả góp. Công ty cần có những biện pháp để tăng khả năng thu hồi nợ của mình.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2017 là 2,95 vòng, giảm 0,93 vòng so với năm 2016. Sự giảm này là do sự giảm của giá vốn hàng bán và sự tăng lên của hàng tồn kho bình quân.
Nguyên nhân của sự tăng hàng tồn kho bình quân này một phần đến từ nhu cầu tích trữ hàng hóa phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh và những dự báo về sự tăng lên về cầu đối với mặt hàng điện lạnh. Tuy nhiên, sự giảm rõ rệt trong tỷ số vòng quay hàng tồn kho cũng cho thấy một sự thiếu hiệu quả trong công tác quản lý hàng tồn kho mà công ty cần có biện pháp cải thiện.