Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Ba Đình (Trang 36 - 39)

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Ba Đình

2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Huy động vốn là hoạt động sống còn của ngân hàng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều vốn của nền kinh tế, các ngân hàng đang cạnh tranh nhau gay gắt về mọi mặt: công nghệ, cơ sở vất chất, chất lƣợng dịch vụ,… Trong đó yếu tố quan trọng nhất phải kể đến lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng để giúp ngân hàng thu hút khách hàng, gia tăng thêm nguồn vốn huy động. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ lãi suất nhƣ thế nào cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo khả năng tài chính cho ngân hàng là điều không đơn giản vì lãi suất chính là chi phí của nguồn vốn. Việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 2.1 Phân tích chi phí vốn

(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng vốn huy động 9337.704 10671.661 11383.106

Chi phí trả lãi 667.632 740.885 799.908

Chi phí phi lãi 4.575 4.763 5.374

Tổng chi phí huy động 672.208 745.648 805.282

Chi phí trả lãi bình quân (%) 7.15% 6.94% 7.03%

Chi phí phi lãi/Tổng huy động 0.68% 0.64% 0.67%

Chi phí huy động bình quân (%) 7.20% 6.99% 7.07%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh HDBank – Chi nhánh Ba Đình)

Từ bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy chi phí huy động vốn có xu hướng giảm dần qua các năm tại HDBank Chi nhánh Ba Đình. Chi phí trả lãi chiếm phần lớn chi phí huy động của ngân hàng. Năm 2016, chi phí huy động huy động đạt ở mức cao nhất trong ba năm là 7.2%, tức là cứ huy động đƣợc 1 đồng vốn, chi nhánh phải mất 0.072 đồng chi phí, trong đó chi phí trả lãi bình quân là 7.15%, tức là với một đồng vốn huy động, chi nhánh phải trả 0.0715 đồng lãi.

Chi phí phi lãi chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổn chi phí huy động vốn. Năm 2016 chi phí phi lãi trên tổng huy động đạt 0.68% mức cao nhất trong ba năm, năm 2017, tỷ lệ này giảm nhẹ còn 0.64%. Năm 2018, chi phí phi lãi trên tổng huy động tăng đạt 0.67%.

Năm 2017, tổng chi phí huy động vốn là 745.648 tỷ đồng, tăng 73.440 tỷ đồng so với năm 2016. Tuy nhiên chi phí lãi bình quân và chi phí huy động bình quân lại giảm so với năm 2016 xuống còn lần lƣợt là 6.94% và 6.99%. Năm 2018, chi phí huy động bình quân lại tăng nhẹ trở lại, trong đó chi phí lãi bình quân đạt 7.03%. Tỷ lệ này cho thấy chi nhánh chỉ phải bỏ ra 0.0707 đồng để huy động 1 đồng vốn thay vì phải bỏ ra 0.072 đồng trong năm 2016 và 0.0699 đồng trong năm 2017. Dựa vào phân tích trên ta có thể thấy chi nhánh đang thực hiện việc quản lý chi phí huy động vốn tuy năm 2018 chi phí huy động có sự tăng nhẹ nhƣng nhìn chung ngày càng hiệu quả.

b. Phân tích thu nhập từ lãi

Từ năm 2016 đến 2018, thu nhập từ lãi luôn lớn hơn chi phí trả lãi, mặc dù qua các năm tổng nguồn vốn luôn lớn hơn tổng cho vay.

Bảng 2.2 Phân tích thu nhập từ lãi

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng vốn huy động 9337.704 10671.661 11383.106

Chi phí 672.2077 745.6479 805.282

Thu lãi 920.797 1028.098 1185.989

Chênh lệch thu lãi và chi phí 248.5893 282.4501 380.707 Chênh lệch thu lãi và chi phí/ Chi phí 36.98% 37.88% 47.28%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh HDBank – Chi nhánh Ba Đình)

Ta có thể thấy chỉ tiêu chênh lệch thu lãi và chi phí/Chi phí có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016 tỷ lệ này đạt 36.98%, năm 2017 tăng nhẹ đạt 37.88%

và tăng mạnh vào năm 2018, đạt 47.28%, là mức cao nhất trong ba năm, có nghĩa là cứ với 100 đồng chi phí bỏ ra để huy động vốn, ngân hàng thu đƣợc 48.27 đồng lợi nhuận từ lãi. Chỉ tiêu này cao hơn rất nhiều so với năm 2016 và 2017. Tỷ lệ này nhìn chung ở mức khá tốt. HDBank có lãi suất huy động so với mặt bằng chung ở mức trung bình nhƣng lãi suất cho vay khá cao. Năm 2018 thu từ lãi tăng mạnh đạt 1185.989 tỷ đồng trong khi chi phí chỉ tăng nhẹ đạt 805.282 tỷ đồng nên chênh lệch thu lãi và chi phí đạt mức cao nhất trong ba năm là 380.707 tỷ đồng.

Đây là năm chi nhánh sử dụng vốn huy động hiệu quả nhất, tuy chi phí vốn có tăng so với năm 2017 song lại thu đƣợc lợi nhuận cao nhất, do đó hoạt động huy động vốn cũng có hiệu quả hơn.

c. Phân tích chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động huy động vốn

Bảng 2.3 Phân tích chỉ tiêu doanh thu từ huy động vốn

(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng vốn huy động 9337.704 10671.661 11383.106

Tổng doanh thu 968.986 1088.986 1258.765

Tổng doanh thu/Tổng vốn huy động 10.38% 10.20% 11.06%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh HDBank – Chi nhánh Ba Đình) Ngoài huy động để cho vay thì HDBank Chi nhánh Ba Đình còn kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác như thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, ngân quỹ,… Các hoạt động này đều tạo ra doanh thu cho chi nhánh. Những hoạt động này cũng sử dụng nguồn vốn từ huy động nên doanh thu từ các hoạt dộng này cũng chính là doanh thu từ huy động vốn của chi nhánh.

Dựa vào bảng 2.3 ta có thể thấy tổng doanh thu của chi nhánh có sự tăng trưởng đều và ổn định. Năm 2017 tổng doanh thu tăng 12.38% so với năm 2016 đạt 1088.986 tỷ đồng. Năm 2018, doanh thu tiếp tục tăng 15.59% (tương đương 169.779 tỷ đồng) đạt 1258.765 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng khá tốt. Tỷ lệ doanh thu/Tổng vốn

huy động năm 2017 có sự giảm nhẹ từ 10.38% năm 2016 xuống còn 10.20% năm 2017. Tuy nhiên, năm 2018 tỷ lệ này đã tăng lên mức 11.06%, đạt cao nhất trong ba năm 2016 – 2018, cho thấy cứ 100 đồng vốn huy động, chi nhánh thu đƣợc 11.06 đồng doanh thu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Ba Đình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)