Ưu nhược điểm mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu theo mô hình Camels giai đoạn 2013-2018 (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

1.2. Đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM theo mô hình CAMELS

1.2.2. Ưu nhược điểm mô hình CAMELS

Ưu điểm của mô hình CAMELS là các tiêu chí đánh giá năng lực và tình hình tài chính được định lượng và áp dụng đồng nhất với tất cả các ngân hàng.

Cùng với đó, việc đánh giá hiệu quả và mức độ rủi ro của một TCTD có thể dễ dàng thực hiện qua các việc xếp hạng/đánh giá trong nhiều thời kỳ liên tiếp và dưới cùng những chỉ tiêu thống nhất. Đồng thời, mô hình này ngoài việc giúp các TCTD chỉnh sửa những sai phạm (nếu có), còn giúp họ tập trung vào việc nâng cao mức xếp hạng/đánh giá tổng thể và dưới các chỉ tiêu chính.

Hơn thế nữa, việc lượng hóa các đánh giá theo mô hình này có tính khách quan cao và dễ dàng tiếp thu mặc dù việc xếp hạng/đánh giá ít nhiều vẫn dựa vào những nhận định chủ quan của thanh tra ngân hàng.

b. Nhược điểm

Việc ngay lập tức áp dụng mô hình CAMELS trong công tác thanh tra giám sát tại Việt Nam hiện nay có thể sẽ gặp phải một số khó khăn do thông tin và hệ thống sổ sách của các TCTD Việt Nam chưa đủ dữ liệu tin cậy để áp dụng những chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa hòa nhập hoàn toàn với các chuẩn mực quốc tế để các báo cáo tài chính theo đúng thông lệ.

Cụ thể như việc bán nợ xấu hay tái cơ cấu nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam hiện chưa được được hạch toán phù hợp với thông lệ quốc tế, làm cho việc chẩn đoán nợ xấu cũng như đánh giá tình hình tài chính dưới các chuẩn mực CAMELS không chính xác. Như vậy, muốn áp dụng được mô hình này cần có 6 điều kiện cần và đủ như sau:

1/ Cần nâng cao tính minh bạch và chính xác trong các báo cáo tài chính của các TCTD.

2/ Cần điều chỉnh một số chuẩn mực kế toán của Việt Nam cho phù hợp với các nguyên tắc hạch toán và kế toán theo chuẩn mực quốc tế.

3/ Cần tái huấn luyện và tăng cường bộ phận TTGS của Cơ quan TTGS theo những chuẩn mực mới. Theo nhận định cá nhân, với số lượng trên 100 TCTD hiện nay, lực lượng TTGS đang quá mỏng. Ít nhất cần tăng gấp đôi số lượng cán bộ thanh tra hiện nay - cùng với việc nâng cao chất lượng, trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ thanh tra - để có thể đảm đương được công tác này trên toàn hệ thống.

4/ Cần nâng cấp hệ thống và năng lực CNTT của bộ phận thanh tra của NHTN 5/ Cần công khai các báo cáo định kỳ (mỗi quý) của các TCTD qua cổng thông tin của NHNN.

6/ Cần cho phép nhiều tổ chức tư vấn trong nước và ngoài nước đánh giá và xếp hạng tín nhiệm (credit ratings) các TCTD Việt Nam bên cạnh kết quả thanh tra của NHNN để công chúng có thể đánh giá một TCTD dưới nhiều góc cạnh, chứ không phải chỉ dưới góc chuẩn mực của thanh tra NHNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận đã nêu ra cơ sở lý luận hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, khóa luận đã nêu lên các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính và theo mô hình CAMELS. Quan trọng hơn cả, khóa luận đã giới thiệu các nhân tố thuộc mô hình CAMELS để cho thấy lý do tại sao lựa chọn mô hình này trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong giai đoạn nghiên cứu.

Mặt khác, khóa luận đã đi tìm hiểu về các nghiên cứu trước đây để đưa ra mô hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài nghiên cứu này. Theo đó, khóa luận sẽ thực hiện phương pháp phân tích định tính dựa trên việc phân tích các nhân tố tài chính và phi tài chính theo mô hình CAMELS để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong giai đoạn 2013-2018. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu theo mô hình Camels giai đoạn 2013-2018 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)