Phân tích khả năng sinh lời – Earnings

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu theo mô hình Camels giai đoạn 2013-2018 (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU THEO MÔ HÌNH CAMELS

2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời – Earnings

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng lời

(ĐVT: %, VND )

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

trước thuế -0,7% 9,85% 14,22% 26,88% 62,88% 143,75%

2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở

hữu – ROE 6,58 % 7,64% 8,17% 9,87% 14,08% 27,73%

3 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản

– ROA 0,48% 0,55% 0,54% 0,61% 0,82% 1,67%

4 Thu nhập trên cổ phiếu – EPS

(VND/cổ phần) 870 1.020 1.145 1.483 2.148 4.678

5 Tỷ lệ thu nhập

lãi thuần - NIM 2,99% 3,03% 3,34% 3,38% 3,47% 3,56%

6 Tỷ trọng thu nhập từ lãi so với tổng thu nhập

84,6% 82,5% 93,41% 91,17% 73,95% 73,65%

7 Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập

15,4% 17,5% 6,86% 8,82% 26,04% 26,34%

8 Tỷ lệ sinh lời hoạt động - NPM

14,6% 15,7% 17,95% 19,54% 25,32% 50,43%

9 Tỷ lệ

chi phí thu nhập – CIR

63,8% 62,8% 59,3% 56,1% 53,0% 56,9%

(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính toán từ BCTC của ACB)

Biểu đồ 2.9: Tốc độ tăng trưởng LNTT

(ĐVT: %)

(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính toán từ BCTC của ACB) Nhìn biểu đồ có thể thấy rằng sự trở lại ngoạn mục của ACB sau cuộc khủng hoảng năm 2012. Giai đoạn đầu tiên được triển khai sau một năm kể từ cuộc khủng hoảng, ACB củng cố lại vị thế cạnh tranh, xây dựng lòng tin từ KH, ngân hàng đã thiết lập hệ thống mới tại hơn 356 CN/PGD. Năm 2015-2016, ACB phân khúc rõ đối tượng KH và phát triển danh mục sản phẩm phù hợp với từng đối tượng KH, ngoài ra ngân hàng dần áp dụng công nghệ thể hiện ở việc sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ, tái cơ cấu hệ thống tổ chức hoạt động. Năm 2017 ngân hàng hoàn tất việc xử lý nợ xấu nhóm 6 công ty, trong suốt quá trình này ACB tập trung hơn vào mảng kinh doanh bán lẻ chiếm đến 82% tổng doanh thu trong năm. Quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu, đa dạng hóa danh mục sản phẩm bằng cách áp dụng khoa học công nghệ, phương châm phát triển bền vững là hướng đi đúng đắn của ngân hàng.

-20,00%

0,00%

20,00%

40,00%

60,00%

80,00%

100,00%

120,00%

140,00%

160,00%

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tốc độ tăng trưởng LNTT

Tốc độ tăng trưởng (%)

Biểu đồ 2.10: Biến động ROE và ROA

(ĐVT: %)

(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính toán từ BCTC của ACB)

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của ACB liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2013-2018 thể hiện khả năng sử dụng vốn tạo ra thu nhập hiệu quả. Với chiến lược hợp lý ngay từ đầu, xác định đúng những việc cần làm sau những khó khăn năm 2012 ACB đã tạo ra kết quả ấn tượng đặc biệt năm 2018 khi ROE đạt 27,73%.

Tỷ lệ thu nhập trên tổng TSC tăng nhưng không đáng kể, có thể thấy rằng ACB hài hòa giữa việc mở rộng tín dụng và hiệu quả sinh lời trên tổng TS. Điều đó thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khá bền vững và có dư địa tiếp tục mở rộng trong giai đoạn tiếp theo. Phân tích Dupont cho thấy ROE của năm 2016, 2017 tăng là nhờ đòn bẩy tài chính cao nên chưa cho thấy mức độ hiệu quả của ngân hàng tỏng việc tạo ra lợi nhuận từ việc góp vốn, đến năm 2018 tăng là nhờ sự tăng của ROA vì hệ số đòn bẩy tài chính của ACB năm 2018 có xu hướng giảm trong khi ROA ngày càng cải thiện. Nhưng điều này chưa thể đánh giá việc tăng của ROE và

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

30,00%

2013 2014 2015 2016 2017 2018

6,58% 7,64% 8,17%

9,87%

14,08%

27,73%

0,48% 0,55% 0,54% 0,61% 0,82% 1,67%

ROE (%) ROA (%)

ROA là ổn định được vì ngân hàng vẫn chưa sử dụng tài sản một cách hiệu quả, thu nhập tạo ra còn hạn chế so với mặt bằng ngành ngân hàng.

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của ACB so với các ngân hàng khác năm 2017

(ĐVT: %)

(Nguồn: KBSV tổng hợp và ước tính) Năm 2017, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của ACB khá cao nhưng so với trung bình ngành ngân hàng thì ROE chưa được nổi bật. TCB năm 2017 ghi nhận khoản lãi đột biến từ việc trả phí bảo hiểm hợp tác độc quyền, VPB lợi nhuận cao vì chấp nhận rủi ro khi cho vay tiêu dùng thế chấp. Vậy thực tế ROE của ACB chưa cao nhưng cũng đảm bảo việc phát triển bền vững.

14,08%

18,09%

14,94%

12,02%

16,24%

12,42%

27,71%

27,48%

So sánh chỉ số ROE các ngân hàng

ACB VCB BID CTG HDB MBB TCB VPB

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản của ACB so với các ngân hàng khác năm 2017

(ĐVT: %)

(Nguồn: KBSV tổng hợp và ước tính) Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản còn hạn chế so với các ngân hàng. Vì ACB tốn nhiều chi phí cho việc cơ cấu lại tổ chức, đầu tư công nghệ cũng như việc sử dụng không hiệu quả TSC sinh lời, khiến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu còn hạn chế và việc sử dụng TSCĐ chưa thấy được hiệu quả rõ rệt cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.13: Tỷ trọng trong tổng thu nhập

(ĐVT: %)

0,82% 0,63%

0,73%

1,15%

1,22%

2,55%

2,54%

1,00%

So sánh chỉ số ROA các ngân hàng

ACB BID CTG HDB MBB TCB VPB VCB

0,00%

20,00%

40,00%

60,00%

80,00%

100,00%

120,00%

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập (%)

Tỷ trọng thu nhập từ lãi so với tổng thu nhập (%)

(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính toán từ BCTC của ACB) Biểu đồ cho thấy thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính cho ngân hàng chiếm từ 70-90% tổng thu nhập của ngân hàng. Trong đó thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng những năm gần đây thu ngoài lãi tăng đáng kể ở năm 2018 đạt hơn 26%. Được kỳ vọng trong thời gian tới tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở cho việc tăng từ nhóm này là hoạt động ngân hàng giao dịch (Transaction banking) giúp tăng nguồn thu từ phí. Ngoài ra ACB có dư địa khá lớn trong hoạt động phân phối bảo hiểm khi ngân hàng đang thúc đẩy tìm kiếm đối tác độc quyền. Trong giai đoạn hiện nay, ngành bảo hiểm đầy tiềm năng và triển vọng mà các ngân hàng đang hướng đến.

Biểu đồ 2.14: So sánh chỉ số NIM các ngân hàng năm 2017

(ĐVT: %)

(Nguồn: KBSV tổng hợp và ước tính) Hệ số NIM thể hiện chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí trả lãi, chỉ số này càng cao thể hiện việc sử dụng chi phí hiệu quả của ngân hàng và cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và đầu

3,47%

2,49%

2,91%

2,77%

4,07%

4,19%

3,89%

8,72%

ACB VCB BID CTG HDB MBB TCB VPB

tư tín dụng. Giai đoạn 2013-2018 tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ACB có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, so với ngành ngân hàng thì ACB có hệ số NIM ở mức khá thấp. Trong năm 2017, 2018 hệ số NIM của các ngân hàng đều cải thiện vì ngày càng nhiều ngân hàng chuyển sang mảng ngân hàng bán lẻ, chỉ số NIM dao động từ 3,98% đầu năm 2017 và 4,07% đầu năm 2018.

Tỷ lệ chi phí thu nhập của ACB mặc dù giảm từ 63,8% năm 2013 giảm còn 56,9% năm 2018 nhưng đây vẫn là mức cao trong ngành ngân hàng. Nguyên nhân vì một lượng lớn TS không sinh lời đã tồn đọng tại ACB quá lâu đồng thời ngân hàng bỏ ra một lượng lớn chi phí cho việc tái cấu trúc hoạt động. Với việc nợ xấu đã được xử lý năm 2017 đây là cơ hội giảm CIR trong thời gian tới của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu theo mô hình Camels giai đoạn 2013-2018 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)