CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Hà Thành
2.3.1. Mô tả dữ liệu
Bộ dữ liệu sử dụng để phân tích được thu thập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Hà Thành với tổng cộng 257 doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, trong đó tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp chiếm 4%
trong cơ cấu nợ của chi nhánh. Dữ liệu được sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm các thông số về khoản vay của các doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành: kỳ hạn vay, lãi suất vay, hạn mức tín dụng, ngành nghề đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi vay.
Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu theo kỳ hạn cho vay doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành
0.6%
2.10%
3.4%
0.0%
0.5%
1.0%
1.5%
2.0%
2.5%
3.0%
3.5%
4.0%
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Nợ xấu
Qua biểu đồ hình 2.5, các doanh nghiệp được ngân hàng cho vay với kỳ hạn dài có tỷ lệ nợ xấu cao nhất (3,4%), trong khi đó các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp có tỷ lệ nợ xấu rất thấp chỉ 0,6%. Bên cạnh đó, các khoản vay trung hạn của doanh nghiệp tại chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,1%. Có thể thấy, tỷ lệ các khoản vay nằm trong nhóm nợ tiêu chuẩn tỷ lệ nghịch với kỳ hạn vay, hay nói cách khác kỳ hạn vay càng dài thì mức độ rủi ro của khoản vay đó càng cao. Các khoản vay dài hạn có rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn hay trung hạn bởi nhiều lý do.
Trước tiên, các khoản vay có kỳ hạn dài sẽ phải đối diện với những khó khăn từ biến động của thị trường. Thị trường luôn không ngừng thay đổi qua các năm sẽ có thể phát triển theo các hướng khác nhau khiến cho doanh nghiệp không thể lường trước được và không thể đi theo đúng mục tiêu phát triển ban đầu đề ra. Không những vậy, doanh nghiệp cũng không thể lường trước được những thay đổi xảy ra trong nội bộ công ty như vấn đề nhân sự, hệ thống, quản lý,… Những điều này làm cho doanh nghiệp không thể thực hiện đúng những kế hoạch ban đầu, nguồn vốn vay không được sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý dẫn đến việc doanh nghiệp không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Vì vậy, các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp luôn có tỷ lệ nợ xấu cao nhất.
Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu theo lãi suất cho vay doanh nghiệp tại
0.9%
1.1%
1.5%
0.0%
0.2%
0.4%
0.6%
0.8%
1.0%
1.2%
1.4%
1.6%
Lãi suất 0-5% Lãi suất 5-10% Lãi suất 10-15%
Nợ xấu
BIDV Hà Thành
Biểu đồ tỷ lệ nhóm nợ theo lãi suất cho vay doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành cho thấy với mức lãi suất vay thấp (0-5%/năm) thì tỷ lệ các khoản vay thuộc nhóm nợ xấu thấp (0.9%), với mức lãi suất vay từ 5-10%/năm thì tỷ lệ nhóm nợ này tăng lên 1,1% và cao nhất tại mức lãi suất 10-15%/năm (chiếm 1,5%). Qua số liệu này, ta có thể thấy mức lãi suất vay càng cao thì khả năng rủi ro sẽ càng lớn, trong khi đó rủi ro tín dụng sẽ giảm đi khi lãi suất vay thấp. Khi các doanh nghiệp đi vay phải chịu mức lãi suất cao từ ngân hàng sẽ dẫn đến áp lực lớn về kinh tế, gánh nặng tài chính lên doanh nghiệp càng lớn dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp càng cao.
Chính điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp không thể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng đúng thời hạn, khiến cho các khoản vay đó từ nhóm nợ tiêu chuẩn chuyển sang nhóm nợ xấu.
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, lãi suất cho vay có tính phản ánh cho mức độ rủi ro của khoản vay. Đối với những khoản vay có lãi suất cao chứng tỏ ngân hàng lường trước nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong khoản vay đó khi các doanh nghiệp không thể thực hiện hoạt động kinh doanh như kỳ vọng và sẽ không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn. Vì vậy, đi liền với mức lãi suất cao là rủi ro cao lý giải tỷ lệ nợ xấu ở mức lãi suất cao chiếm tỷ lệ lớn nhất.
1%
4%
3.5%
0%
1%
1%
2%
2%
3%
3%
4%
4%
5%
Dưới 10 tỷ đồng 10-100 tỷ đồng Hơn 100 tỷ đồng
Nợ xấu
Hình 2.7: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu theo hạn mức tín dụng cho vay doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành
Qua biểu đồ hình 2.7, chúng ta có thể thấy được các khoản vay thuộc nhóm nợ xấu với hạn mức tín dụng từ 10-100 tỷ đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (4%), trong khi đó các khoản vay với hạn mức tín dụng lớn hơn 100 tỷ đồng và dưới 10 tỷ đồng thuộc nhóm nợ xấu chiếm tỷ lệ khá nhỏ, lần lượt là 3,5% và 1%. Có sự khác biệt như vậy là do chủ yếu các khoản vay ở mức 10-100 tỷ đồng thuộc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong giai đoạn 4 năm trở lại đây, tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập một cách ồ ạt, tuy nhiên những doanh nghiệp này lại chịu sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài khi nền kinh tế nước ta đang mở cửa, tập trung thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, hay bên cạnh đó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn, có uy tín, vị thế cao trong nền kinh tế. Điều này mang đến những khó khăn, thách thức vô cùng lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tìm được chỗ đứng trên thị trường, đồng thời phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh như mục tiêu đề ra ban đầu. Vì vậy, nếu như doanh nghiệp không thể thực hiện tốt phương án kinh doanh trong điều kiện áp lực về thị trường, tài chính,… sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản và không thể hoàn trả khoản vay cho ngân hàng như đã cam kết khi vay. Cũng vì thế các khoản vay đó sẽ chuyển sang nhóm nợ xấu và gây thiệt hại không nhỏ đến ngân hàng.
Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực cho vay doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành
95%
5%
Công nghiệp
Nợ tiêu chuẩn Nợ xấu
97%
3%
Dịch vụ
Nợ tiêu chuẩn Nợ xấu
Qua biểu đồ tỷ lệ nhóm nợ theo ngành nghề, ta có thể thấy ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay. Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành có trụ sở tại trung tâm thủ đô Hà Nội nên số lượng các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp khá ít, không đáng kể mà tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo kết quả từ hình 2.7, nợ xấu của ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn (5%), trong khi đó ngành dịch vụ chỉ chiếm 2,5%.
Điều này cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu đang tập trung phần lớn vào các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến là khi nền kinh tế Việt Nam đang chủ trương mở cửa, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp mở rộng kinh doanh sản xuất dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả đứng trước bờ vực phá sản. Nguyên nhân chủ quan là do công nghiệp là một ngành đặc thù, yêu cầu chi phí đầu tư sản xuất lớn, vì vậy nếu doanh nghiệp không có phương án sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả, tối ưu thì sẽ rất khó để sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp không thể đạt được hiệu quả trong kinh doanh, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng khiến cho tỷ lệ nợ xấu của ngành tăng cao.