14. PHAM CHẤT DINH DUONG CUA GAO
1.5. CHỌN TẠO GIỐNG LÚA MỚI
Chọn tạo giống mới cin dùng nhiều phương pháp khác nhau để gây tạo biến dị. Đó là phương pháp lai để tạo biến dị tổ hợp, phương pháp gây đột biến để tạo các thay đổi nhiễm sắc thể, cấu trúc gen, ứng dụng kỹ nghệ gen (
ghép nối, dung hợp, bắn gen) tạo ra những biến dị định hướng giúp cho quá trình chọn giống nhanh chóng đạt hiệu quả cao đúng với dự định của nhà chọn giống.
Đối với cây lúa phương pháp kinh điển và có hiệu quả nhất vẫn là phương pháp lai hữu tính. Có thể nói ở hầu hết các viện nghiên cứu lúa của các nước trên thế giới và trong nước đều sử dụng phương pháp này. Gây đột biến cũng tạo được nhiều biến di tốt phục vụ cho chọn giống. Ngày nay người ta thường
kết hợp gây đột biến với lai để mở rộng phạm vi biến di, và tạo ra nhiều giống mới có nhiều tính trạng tốt (Trần Đình Long, 1997) .
1.5.1. Mục dich của việc lai hữu tính
Lai hữu tính nhằm kết hợp những cha mẹ có tính di truyền khác nhau để tạo
ra tính trạng mong muốn trong con lai theo mục đính người lai tạo thông qua
tái tổ hợp trong quá trình phân ly đời con cháu ( Trần Đình Long và cs., 1997).
Việc lai lúa còn được dùng để nghiên cứu sự đi truyền các tính trạng của cha
và mẹ cho con lai.
Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
1.5.2. Các kiểu lai giống va chọn lựa cây cha mẹ
Nghiên cứu quá trình nở hoa và chọn cặp bố mẹ để lai là bước khởi đầu quyết định sự thành công vì nếu làm đúng thì có thể tạo ra nhiều biến dị có
giá trị kinh tế cao, nếu chọn không đúng thì mục đích chọn giống không thực
hiện được.
Các kiểu lai giống:
- Lai đơn : là phương pháp lai giữa một giống hay dòng này với một giống
hay đòng khác. Chọn những cây mẹ tùy thuộc vào mục đích của chương trình
và sự hiểu biết về những vật liệu ban đầu có sấn. Đối vối mỗi mục đích, chọn
càng nhiều càng tốt nhất là phải có kiểu gen đa dạng. Nên dùng những cây lạ hoặc cây chưa cải thiện để làm cây mẹ. Dùng cây đã cải thiện làm cây mẹ thì
tiện hơn, nhưng nền gen sẽ rất hạn hẹp.
- Hỗi giao : là phương pháp lai giữa cây F1 với cây cha hoặc mẹ của nó.
- Ba chiều : là phương pháp lai giữa cây F1 với một giống hay dòng khác.
-_ Lai kép : là phương pháp lai giữa hai cây lai F1.
Các nguyên tắc giúp chọn phương pháp lai giống thích hợp:
- Nếu cây cha hoặc mẹ của tổ hợp lai đơn đã biết rõ hoặc nghỉ ngờ có đặc tính khó kết hợp, thì sử dụng phương pháp hồi giao.
- Nếu cả cha và mẹ của tổ hợp lai đơn đều có khả năng kết hợp tốt mà chỉ thiếu một vài hình tính quan trọng, thì sử dụng phương pháp lai ba chiều.
- Nếu cha và mẹ của tổ hợp lai đơn đều có khả năng kết hợp tốt mà chúng thiếu một vài hình tính quan trọng, và không thể tìm được cây cha hoặc mẹ
12
Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
khác có đặc tính mong muốn đó để lai ba chiéu thì sử dụng phương pháp lai
kép (P.R. Jennings, W.R. Coffman, và H.E. Kauffnam, 1979).
1.5.3. Một số thành tựu trong chọn giống lúa bằng đột biến thực nghiệm
trên thế giới và Việt Nam
Theo thống kê của FAO/IAEA (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp / Cơ
quan năng lương nguyên tử quốc tế) năm 1960, mới chỉ có 7 giống cây trồng dột biến mới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm, đến năm 1965 là 30 giống. Đến tháng 12 năm 1997 theo thống kê của Maluszynski
và cộng sự đã có 1847 giống trong đó các loại ngũ cốc chiếm 1357 giống.
Trong số 1357 giống ngũ cốc có 333 giống lúa .
Bảy nước đứng đầu thế giới về số lượng giống lúa đột biến là Trung quốc
117 giống, Nhật bản 46 giống, Ấn Độ 31 giống, Guana 26 giống, Cotdivoa 25
giống, Mỹ 23 giống, Việt Nam 14 giống (Huỳnh Thị Hiển, 2003).
Chọn giống cây trồng bằng đột biến thực nghiệm ở Việt Nam tuy chỉ mới trải qua hơn hai thập kỷ nhưng đã bắt kịp những tiến bộ của thế giới, đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao sản lượng lương thực, đặc biệt là
sản lượng lúa.
Từ 1989 đến 1993, Viện Di truyền Nông nghiệp đã công bố 4 giống quốc gia: DT10, DT11 (1989, 1990), DT13, DT33 (1991, 1993) của tác giả Trần Duy
Quý và cộng sự.
13
Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và Viện Di truyền
Nông nghiệp đã tạo ra giống lúa A20 được công nhận là giống lúa quốc gia
năm 1991.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Di truyền Nông Nghiệp và Viện
lúa déng bằng sông Cửu Long đã phối hợp nghiên cứu tạo ra ba giống lúa
quốc gia: Tài nguyên đột biến (1997); Tép hành đột biến (1996), và Tám thơm
đột biến (2000).
Ngoài ra, còn có hàng chục dòng đột biến có triển vọng đang được đánh giá, những dòng trong số đó có tiểm năng trở thành giống lúa mới của nước ta
(Ngô Thị Hồng Tươi, 2002).