14. PHAM CHẤT DINH DUONG CUA GAO
1.6. NUÔI CẤY MÔ THỰC VAT
1.6.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy
1.6.5.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy
Việc nuôi cấy mô có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn môi trường đỉnh đưỡng cho phù hợp với mẫu vì nhu cầu dinh dưỡng
cho sự sinh trưởng tốt ưu của các loài là khác nhau, ngay cả giữa các bộ phận
trong cùng một cơ thể cũng không giống nhau.
Đã có rất nhiều môi trường dinh dưỡng được tìm ra như môi trường
Murashige và Skoog (MS), môi trường Gamborg, môi trường Knop, môi trường
Linsmainer. Trong số đó môi trường MS qua thực nghiệm đã được đánh giá là
phù hợp nhất cho đa số các loài thực vật vì giàu về thành phần muối khoáng và đang được sử dụng rất phổ biến.
1.6.5.2. Anh hưởng của điêu kiện nuôi cấy
+ Nhiệt độ: Ở các loài thực vật khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ không
giống nhau. Trong phòng thí nghiệm thì nhiệt độ thường ít biến đổi và duy trì ở 25°C + 1°C, nhiệt độ cũng như thời gian chiếu sáng ngày đêm phải không đổi
trong suốt thời gian nuôi cấy.
+ Ánh sáng: cường độ, chu kỳ và thành phan quang phổ ánh sáng đều có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và sống của mô nuôi cấy. Cường độ ánh sáng từ 1000- 2500 lux được dùng phổ biến cho nuôi cấy nhiều loại mô (Vũ
Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Văn Vu,1999),
1.7. Vai trò auxin và citokinin trong môi trường nuôi cấy
1.7.1. Auxin
Auxin là một hợp chất tương đối đơn giản: acid indol 3-acetic (AIA). Các
chất khác có cấu trúc gần giống AIA, có thể là dẫn xuất hay tiền chất của
AIA, và có cùng vai trò với AIA trong vài cơ quan đều được gọi là auxin theo
nghĩa rộng.
Auxin được tổng hợp trong ngọn, thân, trong mô phân sinh (ngọn, lóng) và lá
non (tức là các nơi có sự phân chia tế bào nhanh). Từ nơi tổng hợp, auxin di chuyểntới rễ và tích tụ trong rễ.
Auxin kích thích mạnh sự kéo dài tế bào diệp tiêu và tế bào vùng kéo dài dưới ngọn của thân, kích thích phân chia của tượng ting, đồng thời giúp sự
phân hóa của các mô dẫn.
Ngoài ra, auxin còn kích thích sự tăng trưởng của chổi non, khởi phát sự tạo mới chổi. Nói cách khác, auxin có khả năng khởi phát mô phân sinh ngọn trong một mô khác mô phân sinh và giúp phát thể này phát triển thành chổi
hoạt động.
Auxin ở néng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ nhưng cản trở sự tăng
trưởng của các sơ khởi này. Ở néng độ cao, auxin kích thích sự tạo mô seo (đặc tính này được áp dụng trong nuôi cấy tế bào (Bùi Trang Việt, 1998).
Những chất thuộc nhóm auxin hay dùng 1a acid indol butyric (AIB), Acid 1-
Naphtilacetic (NAA) , AIA và 2,4- diclorophenoxyacetic acid(2,4D). Trong đó,
19
Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
AIA va NAA dùng cho quá trình tạo rễ ở đa số các loại cây. 2,4D sử dụng rất hiệu quả trong việc tạo mô sẹo ở nhiều loại thực vật, nhưng không được dùng
trong môi trường tái sinh cơ quan (Vũ Văn Vụ, 1999).
1.72. Cữokinin
Citokinin (cit.) kích thích sự phân chia tế bào với diéu kiện có sự hiện diện của auxin, tác động lên cả hai bước của sự phân chia tế bào: phân nhân và phân bao. Citokinin kích thích sự kéo đài tế bào, quá trình do auxin cẩm ứng,
nhưng cũng kích thích sự gia tăng kích thước của các tế bào mà auxin không
tác động (các tế bào lá trưởng thành). Trong thân và rễ, citokinin cẩn sự kéo dài tế bào theo chiéu doc, nhưng kích thích sự tăng rộng theo đường kính (sự
tăng trưởng củ) (Bùi Trang Việt, 1998).
Citokinin cẩn tạo rễ, trừ ở nổng độ yếu (kích thích tạo rễ gián tiếp qua vai trò kích thích sự phần phân hóa và phân chia tế bào). Citokinin có tác dụng
làm chậm lão suy và kích thích sự huy động chất dinh dưỡng. Khi được phun lên cây hay xử lý trực tiếp trên lá tách rời (lá còn giữ màu lục) thì citokinin làm chậm rõ rệt sự lão hóa (sự mất din diệp lục tố, RNA, lipid và protein).
Ngoài ra citokinin còn giúp cho sự trưởng thành của diệp lạp, và điểu hòa
sinh tổng hợp protein. Trong nuôi cấy in vitro citokinin sẽ kích thích sự phân
hóa chổi từ mô sẹo nuôi cấy (Bùi Trang Việt, 1998). Trong giai đoạn đầu của sự phát sinh phôi hợp tử, sự có mặt của auxin là cần thiết nhưng giai đoạn sau
phôi phải được nuôi cấy trên môi trường có citokinin để biệt hóa chổi (Vũ Văn
Vu, 1999).
CHƯƠNG 2