TRONG SÁNG TÁC CUA THACH LAM
I. Thạch Lam và chủ nghĩa nhân dao
1.2 Quan niệm văn chương
(1) Thạch Lam những đức tính sáng tạo. Thựch Lam về tắc gia và tác phẩm. NXB Giáo
dục, 2003, trang 423,
SVTH: Lương Thị Thảo Trang 18
Luận van tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu
[hạch Lam quan niệm: "Đối với tôi, văn chương không phải là cách dem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới
thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới
giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú
hơn 2),
Với Thạch Lam, văn chương được viết ra không chú trọng vào chức năng
giải trí cho người đọc, tạo ra cho người đọc sự “thoát li hay sự quên”. Nhà văn có
một cái nhìn rất nghiêm túc với nghề nghiệp của mình: tác phẩm viết ra phải là
một thức vũ khí cải tạo xã hội, góp phẩn làm cho lòng người được thêm trúng
sạch và phong phú hơn. Điều đó cho thấy ngay trong quan niệm văn chương của mình. Thạch Lam đã hướng đến một mục đích cao cả là vì con người. Tác phẩm
được viết ra với một mong ước thiết tha là đưa con người đến gần hơn với những
vẻ đẹp trong cuộc sống. Văn chương vẫn luôn giữ đặc thù riêng của nó, vẫn toát
lên một vẻ đẹp rất “thanh cao”. Nhưng đồng thời, sự sắc bén của ngôn ngữ, tính truyền cảm vốn có của văn chương cũng đã làm cho nó trở nên một thứ “khí giới
đắc lực” góp phần làm thay đổi con người, cải tạo xã hội. Một trong những chức
năng quan trọng của văn học nghệ thuật là chức năng giáo dục được nhà văn đặc
biệt coi trọng kết hợp khai thác chức năng tham mỹ để đạt đến một mong uớc đẩy tính nhân đạo là: xã hội tết đẹp hơn, con người ngày càng hoàn thiện hơn. Quan
niệm văn chương này luôn theo sát các tác phẩm của Thạch Lam và đã đưa những tác phẩm của ông đi sâu vào quỹ đạo nhân đạo chủ nghĩa.
Từ con người. cuộc sống đến quan niệm văn chương luôn có sự hài hòa,
thống nhất hướng vào một mục đích sống, một mục đích sáng tác hết sức cao đẹp là vì con người. Đó chính là con đường Thạch L.am đến với chủ nghĩa nhân đạo.
(L) Lời tua tập truyện “Gió đầu mùa”. Thạch Lam văn và đời. NXB Hà Nội, 1999, trang 62.
SVTH: Lương Thi Thảo
Ludn văn tốt nghiệp GVHD; Ths. Trần Văn Châu
8ù -›ỉbšWodỏ gi 40a 3š / gió viết của Thạch Lam:
Qua đời khi còn rất trẻ, Thạch Lam để lại cho đời một lượng tác phẩm không nhiều nhưng rất có giá trị. Đó là ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Soi tóc (1942), một tiểu thuyết: Ngày mới( 1939), một
tiểu luận: Theo giòng (1941), một tập kí: Hà Nội ba sáu phố phường (1943) và
một số sáng tác cho thiếu nhí: Quyển sách, Hạt ngọc ..
Đọc những trang văn của Thạch Lam, người đọc như cảm nhận được ở đó
một dòng chảy xuyên suốt qua nhiễu tác phẩm_ dòng chảy của lòng nhân ái khởi
nguồn từ tâm hồn nhà văn.
Trái tim yêu thương của ông luôn trải rộng ra đối với những con người ở
vào nhiều cảnh ngộ khác nhau: từ người mẹ nông dân góa bụa vất vả với một
đứa con bé dại (Nhà mẹ Lê), người con hiếu thảo, người chị tảo tấn quang gánh nuôi gia đình, nuôi em, nuôi chồng (Cô hàng xén) đến những người phụ nữ bất hạnh trong hôn nhân gia đình, trăm điều cay cực bức bách đến cái chết (Một đời người, Hai lần chết), cả những người phụ nữ sa ngã nhưng tâm hổn họ có những
lúc hướng thiện, trở vé cội nguồn (Tối ba mươi). Và không loại trừ tình thương
với một bà đầm Pháp có-eách cư xử dịu dàng, nhân ái trong rạp hát (Người đầm).
Tình thương còn dành cho một anh học trò không tìm được việc ốm đau, quấn
quách, tự tử (Người bạn trẻ), người lính sau bao năm trở về không nhà không cửa sống cô độc (Người lính cũ), người phu xe cùng cực vất vả lại không may (Một
cơn giận) .. Và đặc biệt là tình thương đối với trẻ con: những đứa trẻ nhà nghèo
nheo nhóc, đói rét, bất hạnh (Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa), những đứa trẻ không có tuổi thơ, mòn mỏi trong khung trời mù tối của phố huyện (Hai
đứa trẻ) và cả những đứa trẻ mà số phận đã ban cho chúng một cuộc sống tương đốt sung túc song chúng biết yêu thương những người bạn nghèo, biết rung cảm
trước những sinh linh bé nhỏ trong mưa gió (Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim
kêu)...
SVTH: Lương Thị Thảo Trang 20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu
Càng yêu thương con người bao nhiêu, nhà van càng căm ghét cái hiện
thực xã hội xấu xa đã áp bức, đè nén con người. Nhưng dường như trong văn Thạch Lam chưa có đối tượng nào bị đặt lên lần mức tố cáo mà có chang nhà van
mới chỉ lên tiếng cảnh tỉnh. Cảnh tỉnh con người trước sự lãng quên nguồn cội,
quê hương (Trở vé), sự phụ bạc với người yêu mình (Tình xưa). Cảnh tỉnh con người trước sức hút của đồng tiền (Trong bóng tối buổi chiéu), trước một cơn giận không đâu xuôi người ta tới chỗ bất nhân (Một cơn giận), trước sự theo đuổi một
ving việc xô bổ (Cuốn sách bỏ quên), trước một nguy cơ trở thành kẻ cắp trong
càng Kuo Nhà van còn vạch ra những hiện thực đời người: phận làm dâu trong
gia đình phong kiến (Một đời người, Hai lần chết), cuộc đời người đi ở bị chủ bạc đãi (Đứa con), người nông dân nghèo đói đi vay tiền bị nhà giàu xua chó cắn chết
(Nhà mẹ Lê).
Nhìn chung những thế lực chà đạp, vây hãm con người hiện ra trong van
Thạch Lam không phải với giọng phẫn nộ gay gất mà bằng một giọng văn rất
điểm tĩnh. khách quan: một bà án tham lam, keo kiệt bòn rút của người nghèo
(Đứa con), một ông bá, cậu Phúc nhà giàu có mà bất nhân (Nhà mẹ Lê), những
bà mẹ chồng cay nghiệt đại diện cho những định kiến khắt khe của chế độ phong kiến (Một đời người, Hai lần chết) va cả thế lực đồng tién nhanh chóng làm neuen tà đời thay, từ cô gái quê hiển lành thành ra dua đòi, son phấn (Trong bóng
tốt buôi chiếu).
Tình yêu nam nữ tự do trong văn Thạch Lam cũng khá đặc sắc với những
cuộc tình vừa lãng mạn, nên thơ vừa đầm thắm, sâu sắc : Trường và Trinh (Ngày mới): Trường bỏ một cuộc hôn nhân với người vợ giàu sang do gia đình sắp đặt
để đi theo tiếng gọi tình yêu với Trinh - một cô gái thôn quê nghèo, dịu dàng.
Cuộc sống chật vật nhưng họ cũng đã có những tháng ngày hạnh phúc với tình
yêu củu mình. Thanh và Nga (Đưới bóng hoàng lan): hai người đã có một tình
yêu rất nên thơ, lãng mạn trong sáng dưới bóng mát và hương thơm thoảng
SVTH: Lương Thị Thảo Trang 21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu
thoảng của cây hoàng lan. “Tôi” và Lan (Tình xưa): một mối tình có ít nhiều băn
thoận, claw dứt, đó là tình yêu hồn nhiên mộc mạc của một cô gái qué với một
anh học trò tuy không thành nhưng dư âm của nó còn lắng đọng mãi trong tim
mỗi người .. Không thô thiển, không lộ liễu, không hô hào kêu gọi mà bằng một lối viết giản dị, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, Thạch Lam đã góp thêm vào cuộc đấu
tranh vì hạnh phúc con người trong thời đại bấy giờ một tiếng nói đây thuyết phục.
Qua trang văn của mình, Thạch Lam còn nêu lên những khát vọng, những
mơ ước của kiếp người — những con người sống trong mòn mỏi, cơ cực. Họ md
ước một ngày mai tươi sáng hơn, một tương lai hạnh phúc hơn sẽ đến để xua tan
bóng tối trong cuộc đời họ (Hai đứa trẻ).
Nhìn chung, chủ nghĩa nhân đạo trong văn Thạch Lam trải déu ra ở nhiều tác phẩm. toát lên từ nhiều đối tượng, nhiều cảnh ngộ như một đòng chảy lớn tỏa cáo các nhanh nhỏ tưới mắt cánh đồng văn chương Thạch Lam. Vì thế có thể nói,
chủ nghĩa nhân đạo cũng là một nội dung sâu sắc trong văn Thạch Lam, làm cho tác phẩm của ông giàu sức sống hơn.
SVTH: Lương Thị Thảo Trang 22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu
Chương lÌ: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ