Bút pháp miêu tả tâm lý đặc sắc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Chủ nghĩa nhân đạo qua những trang viết của Thạch Lam về người phụ nữ và trẻ thơ (Trang 76 - 85)

VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THẠCH LAM

I. Bút pháp miêu tả tâm lý đặc sắc

Truyện Thạch Lam không thu hút người đọc bằng cốt truyện. Diéu !Am

người ta cảm thấy thú vị khi đi vào tác phẩm chính là được khám phá thế giới tâm hồn kì diệu với những biến thái tâm lý của nhân vật.

SVTH: Lương Thị Thảo Trang 71

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu

Nhà văn luôn *..đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm

xúc, cảm giác mơ hổ, mong manh, tỉnh tế”),

Không dừng lại ở môi trường, hoàn cảnh sống của nhân vật, Thạch Lam

đặc biệt chú trọng đến thế giới nôi tâm của nhân vật. Trước hết, ông bắt đầu từ

những cảm xúc, cảm giác của nhân vật. Đó không phải là những cảm xúc, cảm

giác mạnh, chấn động mà là những cảm giác rất mơ hồ, mong manh, tỉnh tế.

Diễn tả tâm hồn nhạy cảm của cô bé Liên (Hai đứa trẻ ), Thạch Lam đã

ghi lại ở chị những xúc cảm lãng mạn trước buổi chiểu, những cảm nhận tính tế

về mùi vị quen thuộc nơi phố huyện. "Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn

den, đôi mắt chị bóng tối ngập đẩy dân và cái buồn của buổi chiểu quê thấm thía

vào tim hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng budn

man mác trước cái giờ khắc của ngày tan". Rồi “một mùi âm ấm bốc lên, hơi

nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là

mùi riêng của đất, của quê hương nay”, Vé những cô gái giang hd, Thạch Lam

cũng đã tinh tế cảm nhận được những xúc cảm dâng lên trong lòng ho trong “Tối ba mươi”: “Liên cảm thấy một nỗi tdi cực mênh mang tràn ngập cả người, một

nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thé nàng lướt hiện qua trước mất với những ước mong tuổi trẻ, tuổi trẻ, những thất vọng chán chường "#_ “Hai chi em giờ này

cảm thấy trơ trọi quá "9),

Thông qua việc ghi lại những cảm xúc, cảm giác đó, nhà văn bày tỏ niém

cắm thông sâu sắc với nhân vật của mình. Tuy nhiên, không chỉ tìm vào cảm xúc, cám giác, Thạch Lam còn chú trọng đến những suy tưởng khép kín của nhân vật.

(1) SGK Van 11, Tap 1. Sđđ, trang 153.

(2) Hai đứa trẻ. Thạch Lam văn và đời. Sdd, trang 180,

(3) Hai đứa trẻ. Thach Lam van và đời. Sđd, trang 181,

(4) (5) Tối ba mươi. Thạch Lam van và đời. Sdd, trang 236.

SVTH: Lương Thị Thảo Trang 72

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu

Trong truyện “Cô hàng xén ”: “Nhitng ngẫm nghĩ, suy tinh, lo toan diễn ra trong lòng Tâm kéo dài suốt con đường từ chợ vé nhà, từ nhà cô đến nhà chồng.

lại từ nhà chẳng đến chợ. Dòng suy tưởng này rải trên từng bước chân và đi qua suốt cả cuộc đời nhân vật. Nó tạo nên một ting sống khép kín của riêng Tâm, bí mật với hết cả mọi người, ngay cả với người mẹ thân yêu và gần gũi. Cái cảm xúc, tâm tình mất đi tính nhất thời, riêng lẻ. Và do được liên kết lại theo cách

thức như trên, chúng đã làm nổi cái tâm trạng cô đơn, bế tắc, cái tình trạng không

có lối thoát của nhân vật. Chủ ý của người viết tuy kín đáo, nhưng hiệu quả nghệ

thuật đạt được là hiển nhiên"), Ngoài ra, ở một vài truyện viết cho thiếu nhí, thế

giới tâm hồn cùng với những biểu hiện tâm lý của trẻ được nhà văn quan sát rất

kỹ. Ong phát hiện ở chúng một kiểu bày tỏ tình cảm được lặp lại như một mô tip,

tạm gọi là mô tip tình cảm tự phát hồn nhiên ở trẻ. Tình cảm của chúng không

chịu một sự hướng đạo nào cả mà có được từ sự quan sát xung quanh. Hiện thực

đập vào thị giác, thính giác của đứa trẻ làm rung động lên trong tâm hồn trẻ những dây tơ tình cảm. Chúng có những cử chỉ từ tâm mà không chịu sự sai khiến của người lớn. Một lòng tốt tự phát. Tình cảm này hơn ai hết chính Thạch Lam

hiểu rất rõ bởi ông từng trải qua. Đó là một diéu rất đáng quý trong thế giới trẻ

thơ của Thạch Lam. Nó làm cho cái thế giới vốn trong trẻo của trẻ thơ càng lung linh hơn vì những nghĩa cử cao đẹp. Như trong “Hai đứa trẻ”: “May đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất di lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh

thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của người bán hàng để lại.

Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó?” Hay trong “Gió lạnh đầu mùa”: “Chị gọi Hiên không lại, Sơn bước

đến gần, thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách hở cả

(1) Phan Diễm Phương. Lời giải bay của van chương. NXB Khoa học xã hội, trang 126.

(2) Thạch Lam văn và đời. Sdd, trang 131.

SVTH: Lương Thị Thảo Trang 73

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu

lưng và tayTM'’. Sơn nhớ ra nhà Hiên rất nghèo lấy đâu tién may áo. "Sơn thấy

động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày

trước vẫn chơi cùng với Hiên; đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thẩm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ ”°).

Hoặc trong "Đông hào mới”): Tiến có được khá nhiều tiền mừng tuổi, đi

tìm những đứa trẻ nghèo như thằng Hoắc, thằng Lê con bác phu gạo để khoc, để

"thích thú và hãnh diện", Nhưng khi trông thấy Hảo- đứa bé gái vẫn chơi với

Tiến hàng ngày “mat đưa xuống đất. có vẻ buồn rauTM”. Tiến muốn cho nhưng

nuối tiếc, cuối cùng nó quay lại dúi vào tay Hảo một đồng hào rồi chạy ù về nhà.

Đó là những đứa trẻ có tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước những cảnh huống đáng thương trong cuộc sống. Tâm hồn trong trẻo của chúng đã có những

lúc cảm ứng với ngoại cảnh bộc lộ ra những hành vi rất đáng quý, dễ thương.

Hành động của chúng được thực hiện một cách hết sức trẻ con, vô tư, không hé

vụ lợi. Lòng thương người mà trước hết là người bạn gần gũi của minh day lên

trong lòng trẻ khi nó được ở trong cảnh ấm áp, đủ đẩy. Không có sự tranh giành mà chỉ có sự chia sẻ, thất chặt thêm tình bạn non trẻ, thơ đại, trong sáng ở chúng.

Thạch Lam đã ghi lai những rung cảm nhân ái trong thế giới trẻ thơ bằng bút

pháp miêu tả tâm lý đặc sắc. Bút pháp này vì thế góp phẩn thể hiện rõ hơn mau sắc nhân đạo cho tác phẩm Thạch Lam.

Ngoài bút pháp miêu tả tâm lý đặc sắc, nghệ thuật trần thuật còn thể hiện ở một giọng trần thuật khách quan mà không lạnh lùng.

(1) Thạch Lam van và đời. Sdd, trang 168

(2) Thạch Lam văn và đời. Sđd. trang 169.

(3) (4) (5)Thạch Lam. Dẫn theo Vu Gia-Thach Lam, thân thế và sự nghiệp. NXB Văn hóa,

Hà Nội, 1994, trang 172

SVTH: Lương Thị Thảo Trang 74

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu

2. Giọng tran thuật ng lạnh lùng:

Trong số những nhà văn cùng thời với Thạch Lam, Nam Cao có một ngòi

bút hết sức tỉnh táo, sắc lạnh. Trái lại, Nguyên Hồng lại có một giọng văn nóng bỏng xúc cảm. Riêng Thạch Lam có một phong cách hết sức điểm tĩnh, khách

quan mà vẫn không lạnh lùng. Nhà văn như đi bên cạnh nhân vật, quan sát và ghi

lại những buồn vui sướng khổ trong đời nhân vật. Thông cảm và chia sẻ tâm tư tình cảm với nhân vật nhưng vẫn luôn giữ mình ở vai trò một người kể chuyện.

Ngay với những chuyện có nhân vật "tôi" thì vẫn có sự gián cách vé mặt thời gian (kể lại chuyện đã xảy ra rồi) tạo ra tính khách quan cho câu chuyện. Khách quan song không quá tỉnh táo, lạnh lùng. Đọc văn Thạch Lam người đọc vẫn rất dé rung cảm, xúc động, chỉ có diéu những cảm xúc đó không 6 ạt đến mà nhẹ nhàng thấm dân vào tâm hồn người đọc, gợi nhiều ám ảnh.

Nhà văn yêu thương, cảm thông nhưng không bênh vực các nhân vật của

mình. Sự thành thực là một tiêu chí hết sức quan trọng khi nhà văn cầm bút. Với một người mà khiến người khác khi đọc văn mình phải "rùng rợn cả tâm hồn vì

sự thành thực "°' như Thạch Lam khó mà tìm thấy ở ông cái ý đổ tô hồng chuốt lục cho nhân vật của mình. Hơn thế nữa, sự thẳng thắn, thành thực đó ở Thạch Lam lại không làm phá vỡ ấn tượng của người đọc về nhân vật.

Liên (Hai đứa trẻ) thương những đứa trẻ nhà nghèo đi nhặt nhạnh những còn sót lại trên phiên chợ van. Đó là một cảm xúc thành thực được nhen lên trong lòng một cô bé nhận hậu và nhạy cảm. Song tuy là thương xót lũ trẻ nhưng Liên

cũng không có gì để cho chúng. Nhà văn không tô vẽ thêm mà dừng lại ở đó.

Ngắn ấy cũng vừa đủ để diễn tả sự nhân ái trong lòng cô bé. Không can ghi thêm một chỉ tiết sáo rỗng khác như Liên cố tìm một cái gì đó cho chúng chẳng hạn.

(1) Khái Hưng. Một quan niêm về van chương. Thạch Lam về tác gid tác phẩm. Sdd,

trang 277

SVTH: Lương Thị Thảo Trang 75

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu

.-tạo ra cho Thạch Lam một phong cách riêng.

Tuy nhiên, giản dị mà vẫn rất trữ tình.

Câu văn Thạch Lam đẩy chất thơ, thấm đượm màu sắc trữ tình, nó man mác như

một bài thơ “dem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành, dịu mát"%),

Nhiều đoạn tả thiên nhiên rất có hồn “Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn tan những cái lá

khô lạo xạo. Trời không u ám toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu,

lá rung động và hình như sất lại vì rét "`, Cái rét được cảm nhận bởi chính cỏ cây,

tạo vật bỗng trở nên có hồn. Hay "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện

nhỏ: từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều "®),

Ngoài ra trong văn Thạch Lam, ông thường sử dụng nhiều câu văn rất có hình ảnh và giàu nhạc điệu “Chiểu, chiểu rồi. Một buổi chiểu êm ả như ru, văng vắng tiếng ếch kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào "), “Trời đã bắt

đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và

các ngỏ con dan dẫn chứa đẩy bóng tối"' Tính giản dị và chất thơ, chất trữ tình

trong ngôn ngữ, lời văn hoà quyện với nhau tạo ra một phong vị rất riêng cho văn

Thạch Lam. Đây cũng là một thuận lợi trong việc bộc bạch những cảm tình của

nhà văn với nhân vật, với cuộc đời, một cách biểu hiện tình cảm dù được ngụy trang kin đáo bằng một giọng văn khá điểm tinh vẫn ít nhiều thoáng hiện trên

câu chữ.

Đọc Thạch Lam người ta không chỉ cảm nhận được một giọng văn giản dị, giàu chất thơ với những biến thái tâm lý trong đời sGng nhân vật mà còn bị ám

(1) Nguyễn Tuân. Thach Lam. Thạch Lam văn và đời. Sdd, trang 58.

(2) Gió lạnh đầu mùa Thạch Lam văn và đời. Sđd, trang 164.

(3) (4) Has đứa ưrẻ. Thạch Lam van và đời. Sdd, trang 180.

(5) Hai đứa trẻ Thạch Lam van và đời. Sdd, wang 185.

SVTH: Lương Thị Thảo Trang 78

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu

ảnh khôn nguôi bởi những kết thúc bỏ ngỏ, đẩy sức gợi.

4. Những kết thúc giàu sức gơi:

Những kết thúc của truyện Thạch Lam thường để lại trong lòng người đọc niềm day dứt về số phận của nhân vật, khiến người ta phải suy nghĩ, trăn trở. Do vậy, có thể nói truyện của Thạch Lam không phải là những câu chuyện lãng mạn, êm ái nghe rất hay nhưng cũng nhanh chóng bị lãng quên, trái lại nó váng đọng

nơi người đọc nhiều du vang. Nói cách khác, “van chương Thạch Lam là văn chương mang vẻ đẹp của những hoa lí, hoa lài, hơn thế, là văn chương mang hương sắc hoàng lan, loài hoa mà đã một lần biết đến thì mãi mãi không quên,

cũng như người ta không thể quên cái khu vườn “Dưới bóng hoàng lan” mà Thạch Lam dâng tặng người dvi". Đọc lại "cô hàng xén”, dừng lại ở cái kết truyện của nó, người đọc không khỏi băn khoăn về quãng đời còn lại của Tâm, về

cuộc đời của Tâm. "Cái vòng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tắm và dày đặc, Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ. ngày nọ dệt ngày kia

như tấm vải thô sơ. Nàng cúi đầu đi mau vào trong ngõ tối ?', Cái kết truyện gợi

lên một tương lai không lấy gì sáng sủa hơn cho cuộc đời Tâm. Chưa đi hết qua nửa đời người, nàng đã tự đúc kết cả cuộc đời mình bằng một chiêm nghiệm đầy

chua xót: cả đời nàng có khác gì tấm vải thô sơ. Cái bóng Tâm đi nhanh vào bóng tối gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu ám ảnh, bao nhiêu thương cảm ngùi

ngùi.

Đau lòng hơn là cái kết thúc của truyện “Nha mẹ Lẻ”. Người mẹ của bẩy con nheo nhóc đã không may chết đi. Những người đưa tang "khi trở vé, qua căn

(1) Nguyễn Thành Thi. Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, NXB Giáo dục, 1999, trang 15, 16.

(2) Cô hàng xén Thạch Lam van và đời. Sdd, wang 256

SVTH: Lương Thị Thao Trang 79

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu

nhà lạnh lẽo, âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ bác Lên ngồi ở vỉa hè, con Tý đang

dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi một lát sẽ về. Nhưng họ biết rang bác Lê sẽ không trở về nhà nữa. Và họ cảm thấy một cảm giác lo sợ đè nén

lấy tâm can họ, những người Ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không bao giờ dit". Một bẩy trẻ mổ côi, nheo nhóc, đói rét, bơ

vơ gợi lên những nỗi xót xa, thương cảm trong lòng người đọc. Những kỉ niệm tuy

cực nhục, buồn tủi nhưng đầm ấm yêu thương theo kiểu: vừa mẹ vừa con như một bẩy chó mẹ chó con lúc nhúc trong 6 rơm, một dan gà mẹ gà con có đánh dấu phẩm xanh, những ngày rét cóng mẹ nó lấy thân mình ủ ấm. Và xa xưa lắm, hiếm hoi lắm cũng có những lin mẹ nó đi làm mướn mua về được cái bánh ... đã trở nên xa vời. mãi mãi không bao giờ còn một lan thấy trong đời chúng. Bức tranh đàn trẻ bơ vơ vừa gợi lên nhiều thương cảm vừa như một viễn cảnh nhìn thấy trước của người con người nghèo khổ còn sống sót trong xóm chợ. Tương lai những con người ấy rồi đi vé đâu khi mà cái nghèo cứ theo đuổi mãi không bao

giờ din.

Với "Một đời người”, truyện cũng kết thúc buồn và ám ảnh “Ngày nọ nối

tiếp ngày kia, Liên lại vẫn chịu cái đời khổ sở, đau đớn mọi ngày. Cái mộng cuộc

đời sung sướng với Tâm, Liên buồn rau cho như là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày trong tủ kính các cửa hàng, những vật quí giá mà nàng tưởng không bao

giờ có thể về nàng được "£`,

Những kết thúc mà Thạch Lam tạo ra trước khi đóng khép các câu chuyện

đều nói lên một tấm lòng đau đáu khôn nguôi trước vấn để số phận con người, đặc biệt là số phận trẻ thơ và người phụ nữ. Có thể nói, đó là những kết tỉnh của tiếng nói nhân đạo trong tác phẩm Thạch Lam. Nó khiến người ta ít nhiều đều

(1) Nhà mẹ Lẻ. Thạch Lam van và đời, Sdd, trang 79.

(2) Một đời người. Thạch Lam van và đời. Sớu, trang 140.

SVTH: Lương Thị Thảo Trang 80

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Van Châu

cảm thấy thương cảm va sẻ chia với nỗi đau của đồng loại.

Tóm lại, những biến thái tâm lý, những ngõ ngách tâm hồn nhân vật, thế giới nhân vật gần gũi, ngôn ngữ giản dị, giàu chất trữ tình, những kết thúc 4m

anh... đã kết chặt lại với nhau nơi ngoài bút Thạch Lam, làm cho ông thể hiện thành công tấm lòng của mình với cuộc đời theo một kiểu rất riêng- kiểu Thạch

Lam.

SVTH: Lương Thị Thảo Trang 81

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Văn Châu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Chủ nghĩa nhân đạo qua những trang viết của Thạch Lam về người phụ nữ và trẻ thơ (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)