Những mặt hạn chế trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoànthiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ngói gia thanh (Trang 86 - 90)

thành sản phẩm tại công ty

Những hạn chế mà Công ty còn gặp phải chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan gây ra. Sau đây là nh ững hạn chế mà trong quá trình thực tập em đã nhận thấy:

Về hệ thống sổ sách

Đặc điểm của Công ty là sản xuất sản phẩm gạch do đó các chi phí phát sinh tương đối lớn và nhiều loại. Công ty đã sử dụng bảng kê chi tiết, sổ chi tiết để theo dõi các khoản mục chi phí phát sinh. Tuy nhiên, để việc nắm bắt thị trường kịp thời hơn và giúp cho nhà quản lý đưa ra chính sách giá bán tốt nhất phù hợp với thị trường người tiêu dùng thì kế toán cần phải lập thêm một số mẫu sổ sách về giá thành sản phẩm. Đồng thời gạch là sản phẩm thuộc nhóm vật liệu xây dựng n ên giá cả biến động theo thị trường, vì vậy nên để có thể tận dụng thế mạnh trong kinh doanh Công ty sẽ có chính sách giảm giá cho nhân vi ên bán hàng và các đối tác bạn hàng lớn. Tuy vậy trong phiếu xuất kho hàng hóa không có cột để theo dõi mã vụ việc làm kế toán khó theo dõi được các đơn xin giảm giá và quyết định giảm giá của Công ty.

Về quy trình hạch toán chi phí và xử lý số liệu

Chương trình mà Công ty đang sử dụng hiện nay chỉ cho phép Công ty tính khấu hao theo tháng mà chưa tính khấu hao theo ngày. Điều này chưa đúng với chuẩn mực mới của Bộ Tài Chính ban hành.

Hàng tháng Công ty phải mất khoản lớn cho chi phí sửa chữa nhưng Công ty không sử dụng trích trước chi phí sửa chữa lớn nên có hiện tượng có những tháng Công ty phải trích chi phí sửa chữa lớn khiến chi phí phát sinh lớn làm độn giá thành sản phẩm. Tương tự khoản chi phí tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất cũng không được trích trước đã gây nên sự biến động trong chi phí sản xuất.

Về định mức tiêu hao nguyên vật liệu:

Đối với một công ty chuyên sản xuất gạch thì nguyên liệu đầu vào luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành sản phẩm. Sự tiêu hao nguyên vật liệu được đánh giá thông qua quá trình sau:

Thứ nhất: nguồn nguyên liệu đầu vào cần căn cứ vào từng loại đất, tốc độ nghiền đất của máy móc. Nếu đất nhiều sét, tỷ lệ cát pha ít thì định mức nguyên liệu sẽ thấp. Nếu tốc độ nghiền đất nhanh, khả năng cán mịn đất tốt thì đất không bị rơi sót ra khỏi trục đỡ và sẽ được nhào mịn hơn.

Thứ hai: trình độ và ý thức tự giác của công nhân: tỷ lệ hao hụt cho phép của thu ph ơi xếp goòng là 8% nên công nhân cần ý thức trong việc che chắn gạch và phơi gạch sao cho không bị đổ nát, méo mó và bị trám mưa. Khi công nhân ra sản phẩm gạch thì tránh đổ vỡ, cháy xém càng nhiều thì sản phẩm ra lò đạt chất lượng càng cao.

Chính hai nguyên nhân trên mà làm cho sự hao hụt sản phẩm lớn khiến cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên làm giá thành sản phẩm tăng mạnh.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI

Những nhược điểm còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí v à tính giá thành là không thể tránh khỏi trong bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất n ào và Công ty cổ phần Gạch ngói Gia Thanh cũng không phải l à trường hợp ngoại lệ. Trong thời gian qua Công ty đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Công tác hạch toán nói chung v à công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty nhìn chung là khá tốt, đáp ứng được nhu cầu quản lý, sản xuất của Công ty. Qua quá tr ình thực tập tại Công ty với những khó khăn còn tồn tại em xin trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoànthiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ngói gia thanh (Trang 86 - 90)