2.2.1.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty có 5 ng ười đảm nhận tất cả các công viếc chung của Công ty. Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này các công việc kế toán như: phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, nhập số liệu vào máy, lên các sổ chi tiết, tổng hợp... đều được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty. Các bộ phận trực thuộc chỉ thực hiện công tác thống kê theo yêu cầu và theo sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị.
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng
2.2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng:
- Tổ chức bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ cho từng kế toán
- Hướng dẫn kiểm tra giám sát công việc của các kế toán vi ên thực hiện đúng theo các quy định, pháp luật của Nhà nước.
- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giám sát đến mức tối đa khả năng sai sót về tài chính có thể xảy ra.
- Xác định hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Tính giá thành kế hoạch, kiến nghị giá bán, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác tiêu thụ sản phẩm
- Cung cấp các số liệu về định mức lao động, năng suất lao động, thiếu hụt trong sản xuất nhằm có hướng bố trí sản xuất nâng cao hiệu quả SXKD.
- Tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý tài chính. Kế toán tổng hợp:
- Theo dõi tổng hợp các hoạt động liên quan đến công ty. Cuối tháng kiểm tra số liệu với các kế toán thành phần để tổng hợp số liệu, báo cáo v à xác định kết quả kinh doanh hàng tháng chuyển cho kế toán trưởng và ban giám đốc công ty.
Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ.
Kế toán trưởng Kế toán vật tư, CCDC, TSCĐ Kế toán vốn bằng tiền, tiền lương công nợ Thủ quỹ Thủkho Kế toán tổng hợp
- Hàng tháng căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất để lên bảng kê theo dõi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ nhập - xuất - tồn khi có yêu cầu.
- Theo dõi tiêu hao vật tư thực tế trên cơ sở đó điều chỉnh mức tiêu hao vật tư nguyên liệu trong sản xuất hợp lý. Trình với lãnh đạo các trường hợp tiêu hao vượt đinh mức và kiến nghị xử lý.
- Theo dõi tình hình tăng giảm của tài sản về số lượng, giá trị, nguyên giá, hao mòn... theo từng loại sản phẩm, theo từng phòng ban...
- Hàng tháng tính khấu hao TSCĐ theo quy định.lên bảng kê, sổ các tài khoản liên quan, thẻ tài sản, bảng phân bổ khấu hao.
Kế toán vốn bằng tiền, tiền lương, công nợ:
- Theo dõi và phản ánh các khoản tiền mặt, tièn gửi, tiền vay của công ty, kiểm tra đối chiếu và ký sổ quỹ theo quuy định của Nhà nước, hàng tháng cùng thủ quỹ kiểm kê tiền mặt.
- Có nhiệm vụ lập bảng phân phối theo d õi tiền lương, thưởng, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, tính và theo dõi các nguồn lương, thực hiện phân phối tiền lương và các yếu tố chi phí trong từng tháng.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ chi ti êu tiền mặt trước khi làm thủ tục thanh toán, đối chiếu công nợ với khách hàng, theo dõi các khoản phaỉ thu, phải trả .
Thủ quỹ:
- Theo dõi tình hình thu chi, quản lý ngân quỹ của đơn vị. - Hàng ngày theo dõi và ghi chép vào sổ quỹ.
- Cuối tháng cùng kế toán tiền mặt kiểm kê quỹ. Thủ kho:
- Quản lý vật tư, công cụ dụng cụ ... tại kho.
- Ghi chép thẻ kho đầy đủ, cùng với kế toán vật tư quản lý vật tư tại kho.