Nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM qua phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng thông qua phân tích báo cáo tài chính (Trang 20 - 29)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa trên phân tích báo cáo tài chính…

1.2.3. Nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM qua phân tích báo cáo tài chính

1.2.3.1. Phân tích đánh giá khái quát về tài sản, nguồn vốn a. Đánh giá về quy mô, cơ cấu Tài sản.

Thứ nhất, về phân tích quy mô, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản + Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản=𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖𝑠ả𝑛(𝑡)−𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖𝑠ả𝑛(𝑡−1)

𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖𝑠ả𝑛(𝑡−1) × 100%

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản năm sau so với năm trước, phản ánh sự tăng trưởng về quy mô của ngân hàng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này là phù hợp hay không còn cần phải xem xét cụ thể các nguyên nhân tạo ra sự biến động này.

Thứ hai, cơ cấu tài sản

+ Tỷ trọng tín dụng = 𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư𝑛ợ𝑡í𝑛𝑑ụ𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖𝑠ả𝑛 × 100 %

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ trọng đầu tư hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên cần phải xem xét danh mục cho vay phân theo thời gian đáo hạn, nhóm đối tượng khách hàng, nhóm nợ để xây dựng được cái nhìn toàn diện về hoạt động tín dụng.

b. Đánh giá về quy mô, cơ cấu Nguồn vốn

Mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm khác nhau về chi phí, thời hạn, mức độ rủi ro,… nên việc phân tích quy mô và tốc độ tăng nguồn vốn cần phải xem xét trong việc liên quan đến các khoản mục như tỷ trọng nguồn vốn huy động/ tổng nguồn

13

vốn, tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi/ tổng vốn tự có. Từ đó đánh giá được cơ cấu vốn của ngân hàng đã hiệu quả chưa và có mang lại rủi ro không.

Thứ nhất, quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

+ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛𝑣ố𝑛(𝑡)−𝑁𝑔𝑢ồ𝑛𝑣ố𝑛(𝑡−1) 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛𝑣ố𝑛(𝑡−1)

Đánh giá tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng, phù hợp với kế hoạch tăng trưởng và tình hình kinh tế xã hội.

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn

+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛𝑣ố𝑛ℎ𝑢𝑦độ𝑛𝑔𝑖

𝑇ổ𝑛𝑔𝑛𝑔𝑢ồ𝑛𝑣ố𝑛 × 100%

Đánh giá tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

1.2.3.2. Đánh giá chất lượng tài sản Thứ nhất, chất lượng tín dụng

+ Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝑁ợ 𝑞𝑢áℎạ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ× 100%

Nợ quá hạn là nợ được tính từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp.

+ Tỷ lệ nợ xấu = 𝑁ợ𝑥ấ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư𝑛ợ× 100%

Nợ xấu được tính từ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Chỉ tiêu này phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi.

Các tỷ lệ này cần so sánh mức trung bình ngành hoặc đồng đẳng và nếu có xu hướng tăng lên cho thấy ngân hàng có khả năng gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay, cấp tín dụng.

14

+ Chuẩn bị nguồn lực để bù đắp RRTD = 𝐶ℎ𝑖𝑝ℎí𝑑ự𝑝ℎò𝑛𝑔𝑟ủ𝑖𝑟𝑜 𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư𝑛ợ𝑏ì𝑛ℎ𝑞𝑢â𝑛

Chỉ tiêu này phản ánh mức trích lập dự phòng trong năm của ngân hàng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.

Thứ hai, chất lượng các khoản đầu tư

+ Tỷ suất đầu tư vào GTCG = 𝐿ợ𝑖𝑡ứ𝑐đầ𝑢𝑡ư𝑣à𝑜𝐺𝑇𝐶𝐺

𝑇ổ𝑛𝑔𝑣ố𝑛đầ𝑢𝑡ư𝑣à𝑜𝐺𝑇𝐶𝐺× 100%

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư vào GTCG, khả năng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đồng thời đánh giá mức độ tham gia trên thị trường tiền tệ nhằm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng.

+ Tỷ suất đầu tư GV, liên doanh, mua CP= 𝐿ợ𝑖𝑡ứ𝑐𝑡ừĐ𝑇,𝐺𝑉,𝑚𝑢𝑎𝐶𝑃

𝑇ổ𝑛𝑔𝑣ố𝑛Đ𝑇,𝐺𝑉,𝑚𝑢𝑎𝐶𝑃× 100 Tỷ suất này đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư góp vốn, liên kết, liên doanh, mua cổ phần.

Thứ ba, hiệu suất tài sản cố định

+ Tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ = 𝐺𝑖á𝑡𝑟ị𝑐ò𝑛𝑙ạ𝑖𝑐ủ𝑎𝑇𝑆𝐶Đ

𝑉ố𝑛𝑡ự𝑐ó × 100%

+ Tình trạng TSCĐ = 𝐺𝑖á𝑡𝑟ị𝑐ò𝑛𝑙ạ𝑖𝑐ủ𝑎𝑇𝑆𝐶Đ 𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛𝑔𝑖á𝑐ủ𝑎𝑇𝑆𝐶Đ

Tỷ lệ này đánh giá mức độ, tình trạng sử dụng của TSCĐ. Tuy nhiên, mức đánh giá trên còn phụ thuộc vào chính sách trích khấu hao của ngân hàng.

1.2.3.3. Đánh giá về thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời

Khi đầu tư vào NH, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều quan tâm đến khả năng sinh lời của NH vì nó cho biết lợi nhuận mà người đó nhận được trong tương lai là bao nhiêu từ số tiền hiện tại. Do đó, đánh giá về khả năng sinh lời trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất khi phân tích về một NH.

a. Đánh giá quy mô, cơ cấu, chất lượng thu nhập

15

Thứ nhất: Quy mô, tốc độ tăng trưởng thu nhập

+ Tốc độ tăng thu nhập = 𝑇ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝(𝑡)−𝑇ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝(𝑡−1) 𝑇ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝(𝑡−1)

Thứ hai: Cơ cấu thu nhập

+ Tỷ trọng từng khoản thu nhập = 𝐺𝑖á𝑡𝑟ị𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑡ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝(𝑖) 𝑇ổ𝑛𝑔𝑡ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝

Thứ ba: Chất lượng thu nhập

+ Thu nhập lãi thuần/ Tổng thu nhập lãi + Thu nhập lãi thuần/ Tài sản có bình quân

+ Thu nhập lãi thuần/ Tài sản có sinh lời bình quân

Trong đó đặc biệt chú ý đến hoạt động tín dụng, vì đây được coi là nguồn chính tạo ra thu nhập cho ngân hàng.

+ Mức độ sinh lời của hoạt động tín dụng = 𝑇ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝𝑡ừ𝑙ã𝑖 𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư𝑛ợ𝑡í𝑛𝑑ụ𝑛𝑔𝑏𝑞

+ Thu nhập ngoài lãi/ Tài sản có bình quân b. Đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí Thứ nhất: Quy mô và tốc độ tăng chi phí

+ Tốc độ tăng chi phí = 𝐶ℎ𝑖𝑝ℎí(𝑡)−𝐶ℎ𝑖𝑝ℎí(𝑡−1)

𝐶ℎ𝑖𝑝ℎí(𝑡−1) × 100%

Thứ hai: Cơ cấu chi phí

+ Tỷ trọng từng khoản chi phí = 𝐺𝑖á𝑡𝑟ị𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑐ℎ𝑖𝑝ℎí(𝑖)

𝑇ổ𝑛𝑔𝑐ℎ𝑖𝑝ℎí × 100%

Thứ ba: Khả năng kiểm soát chi phí

+ Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động = 𝐶ℎ𝑖𝑝ℎíℎ𝑜ạ𝑡độ𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔𝑡ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝ℎ𝑜ạ𝑡độ𝑛𝑔

+ Chi phí huy động vốn trên nguồn vốn huy động =

𝐶ℎ𝑖𝑝ℎí𝑡𝑟ả𝑙ã𝑖

𝑁𝑔𝑢ồ𝑛𝑣ố𝑛ℎ𝑢𝑦độ𝑛𝑔𝑏ì𝑛ℎ𝑞𝑢â𝑛

16

+ Chi phí huy động vốn trên TS có sinh lời = 𝐶ℎ𝑖𝑝ℎí𝑡𝑟ả𝑙ã𝑖

𝑇ổ𝑛𝑔𝑇𝑆𝑐ó 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ờ𝑖𝑏ì𝑛ℎ𝑞𝑢â𝑛

+ Mức độ hiệu quả = 𝐶ℎ𝑖𝑝ℎí𝑝ℎ𝑖𝑙ã𝑖

𝑇ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝𝑟ò𝑛𝑔𝑡ừ𝑙ã𝑖+𝑇ℎ𝑢𝑛ℎậ𝑝𝑝ℎ𝑖𝑙ã𝑖

c. Đánh giá khả năng sinh lời

‑ Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA = 𝐿ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑠𝑎𝑢𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖𝑠ả𝑛𝑏ì𝑛ℎ𝑞𝑢â𝑛× 100%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của hội đồng quản trị trong việc chuyển tài sản của NH thành thu nhập ròng. Nó cho biết trung bình 100 đồng tài sản đưa vào hoạt động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho NH. Chỉ tiêu này càng cao càng đánh giá khả năng quản lý tài sản và kiểm soát chi phí của NH.

‑ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE = 𝐿ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑠𝑎𝑢𝑡ℎ𝑢ế

𝑉ố𝑛𝐶𝑆𝐻𝑏ì𝑛ℎ𝑞𝑢â𝑛 × 100%

Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập mà các cổ đông nhận được từ HĐKD của ngân hàng. Giống như bất kỳ thực thể kinh doanh nào trong nền kinh tế, một NH phải kiếm được một mức lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông, duy trì tình trạng tài chính vững mạnh, ổn định và tăng trưởng. Thu nhập là yếu tố quyết định cuối cùng cho thành công hay thất bại của NH. Lợi nhuận đo lường khả năng của ngân hàng trong việc tạo ra giá trị và bằng việc cộng thêm các nguồn lực để duy trì và cải thiện nguồn vốn. Đó cũng là một thước đo định lượng sự thành công của quản trị trong phạm vi chất lượng tài sản, kiểm soát và tạo ra doanh thu. Như vậy, đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của NH, khi ROE có xu hướng giảm là lúc vị thế cạnh tranh của NH đang đi xuống.

Tuy nhiên, để có thể nhận diện một cách toàn diện và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH thì các nhà phân tích cần phải sử dụng phương pháp dupont để phân tích ROE theo các nhân tố tác động, từ đó phát

17

hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là:

ROE = ROA ×Tổng TS BQ

VCSH BQ = LNST

Tổng thu nhập×Tổngthunhập

TổngTSBQ ×TổngTSBQ

VCSHBQ

 ROE = NPM x AU x EM Trong đó :

NPM : tỷ lệ sinh lời hoạt động AU : Hiệu suất sử dụng tài sản EM : Hệ số đòn bẩy tài chính 1.2.3.4. Đánh giá về rủi ro

a. Đánh giá rủi ro thanh khoản

Để hoạt động sử dụng vốn an toàn và hiệu quả, các nhà quản trị NH thường phải quản lý thanh khoản bởi luôn có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời, nếu NH ở tình trạng thặng dư thanh khoản quá mức, nghĩa là NH đã duy trì một lượng vốn không sinh lời. Ngược lại, nếu NH ở trạng thái thâm hụt thanh khoản, tức là không có khả năng chi trả tức thời dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Một số chỉ tiêu giúp lượng hóa khả năng thanh khoản của NH:

+ Chỉ số trạng thái tiền mặt = 𝑇𝑖ề𝑛𝑚ặ𝑡+𝑇𝑖ề𝑛𝑔ử𝑖𝑡ạ𝑖𝑇𝐶𝑇𝐷𝑘ℎá𝑐 𝑇ổ𝑛𝑔𝑡à𝑖𝑠ả𝑛

+ Tỷ lệ thanh toán nhanh = 𝑇𝑖ề𝑛𝑚ặ𝑡+𝑇à𝑖𝑠ả𝑛𝑛𝑔ă𝑛ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔𝑠ố𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑝ℎả𝑖𝑡𝑟ả𝑛𝑔ắ𝑛ℎạ𝑛

+ Chỉ số cho vay trên tổng tiền gửi = 𝐷ư𝑛ợ𝑐ℎ𝑜𝑣𝑎𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔𝑡𝑖ề𝑛𝑔ử𝑖𝑐ủ𝑎𝑘ℎá𝑐ℎℎà𝑛𝑔

Tương quan tín dụng và nguồn vốn huy động (LDR) + LDR = 𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư𝑛ợ𝑡í𝑛𝑑ụ𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔𝑛𝑔𝑢ồ𝑛𝑣ố𝑛ℎ𝑢𝑦độ𝑛𝑔

18

Tỷ lệ này đo lường liệu ngân hàng có giữ một tỷ lệ cân bằng giữa các khoản cho vay và khoản tiền gửi không. Nếu tỷ lệ này quá cao cho thấy ngân hàng có nguy cơ gặp phải vấn đề thanh khoản trong trường hợp khách hàng rút tiền ồ ạt.

b. Đánh giá rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của ngân hàng do những biến động bất ngờ của lãi suất.

Đánh giá rủi ro lãi suất của ngân hàng dựa vào khe hở nhạy cảm lãi suất:

Khe hở nhạy cảm lãi suất = Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất – Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất

Nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất trong mỗi giai đoạn lớn hơn giá trị nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, NH được xem là có khe hở nhạy cảm lãi suất dương. Khi đó, nếu lãi suất tăng thì tỷ lệ thu nhập lãi của NH tăng vì thu lãi trên tài sản tăng nhiều hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Ngược lại, lãi suất giảm đang trong tình trạng khe hở dương sẽ thu lãi từ lãi trên tài sản sẽ giảm nhiều hơn chi phí trả lãi cho nguồn vốn, dẫn đến thu nhập lãi của NH giảm.Kết quả ngược lại đối với khe hở âm tức là giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nợ nhạu cảm lãi suất.

c. Đánh giá rủi ro ngoại hối

Rủi ro ngoại hối là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá. Ngân hàng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VND, trong khi đó, cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của NH bao gồm các ngoại tệ khác do đó có phát sinh rủi ro ngoại hối. Nhà phân tích có thể phân tích rủi ro tỷ giá đối với NH. Mức độ thay đổi đối với tỷ giá có những ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và vốn chủ sở hữu của NH.

Nếu TSC lớn hơn TSN thì ngoại tệ ở trạng thái dương (trạng thái trường).

Ngược lại, nếu TSC nhỏ hơn TSN thì ngoại tệ ở trạng thái âm (trạng thái đoản).

+ Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ dương có lãi khi tỷ giá tăng và lỗ khi tỷ giá giảm.

19

+ Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm có lãi khi tỷ giá giảm và lỗ khi tỷ giá tăng.

+ Ngân hàng chỉ không gặp phải rủi ro ngoại hối khi và chỉ khi trạng thái ngoại hối cân bằng.

d. Mức độ an toàn vốn

‑ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

Tỷ lệ an toàn vốn CAR = 𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 "Có" rủi ro

Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều loại rủi ro vì vậy cần một “tấm nệm”

để chống đỡ khi có những rủi ro ấy xảy ra nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của ngân hàng được diễn ra an toàn và liên tục. Ủy ban Basel đã ban hành khuyến nghị về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) nhằm định lượng hóa các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của ngân hàng và xác định nguồn vốn tự có (bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2) cần thiết để đảm bảo an toàn.

Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 41/2016/TT- NHNN, có hiệu lực từ năm 2020 quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng, chi nhánh NH nước ngoài với một số điều chỉnh so với Thông tư 36/2014/TT- NHNN. Và một trong những thay đổi lớn là CAR giảm từ 9% xuống 8%, đi kèm với công thức tính cũng thay đổi. Thay vì dùng công thức vốn tự có chia tổng tài sản “Có” rủi ro theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì nay phần mẫu số tính cả Tổng tài sản theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường,…

‑ Đánh giá mức độ cân đối vốn tự có

+ Tỷ trọng vốn chủ sở hữu và vốn huy động = 𝑉𝐶𝑆𝐻

𝑁ợ𝑝ℎả𝑖𝑡𝑟ả

Tỷ số này nhằm đánh giá tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nhằm đánh giá sự cân đối giữa hai nguồn vốn trong việc tài trợ cho hoạt động của NH.

+ Tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ so với VCSH =𝑇𝑆𝐶Đ

𝑉𝐶𝑆𝐻

20

Tỷ số này nhằm chỉ ra có một tỷ lệ bao nhiêu của vốn chủ sở hữu sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định.

Kết luận chương 1

Chương 1 của khóa luận đã khái quát những vấn đề cơ bản về NHTM, về hoạt động kinh doanh của NHTM, làm rõ khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh và các phương pháp sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM. Ngoài ra, chương này cũng cung cấp cơ sở lý luận về vấn đề phân tích BCTC và đưa ra các nhóm chỉ tiêu giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của một NHTM thông qua phân tích BCTC trên cơ sở đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của NH.

21

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng thông qua phân tích báo cáo tài chính (Trang 20 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)