CHƯƠNG I: CƠ SỞ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thông qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2015-2017
2.2.4. Đánh giá về rủi ro
2.2.4.1. Đánh giá rủi ro thanh khoản
Bảng 2.15: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản và chỉ số trạng thái tiền mặt của VPBank giai đoạn 2015-2017(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Tài sản có tính thanh khoản cao 12.624 8.799 24.254
Tổng nợ phải trả 180.488 211.593 248.057
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 6,99% 4,16% 9,78%
Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác 10.362 5.817 17.793
Tổng tài sản 193.876 228.771 277.752
Chỉ số trạng thái tiền mặt 5,34% 2,54% 6,41%
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của VPBank Nhìn vào bảng trên, ta thấy tỷ lệ dự trữ thanh khoản và chỉ số trạng thái tiền mặt có xu hướng chung là giảm mạnh vào năm 2016 và tăng lên dần vào năm 2017, cụ thể tỷ lệ dự trữ thanh khoản từ 6,99% năm 2015 xuống 4,16% năm 2016, đến năm 2017 lên thành 9,78% trong khi đó chỉ số trạng thái tiền mặt từ 5,34% xuống
50
2,54% năm 2016 và tăng lên 6,41% năm 2017. Tỷ lệ này cho thấy NH dễ gặp phải rủi ro về thanh khoản; trong khi Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định NHTM duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản là 10% thì VPBank liên tục trong 3 năm giữ ở dưới 10%; tuy nhiên đã có sự cải thiện mạnh trong năm 2017. Nguyên nhân là do khoản mục tiền gửi tại các TCTD giảm mạnh trong năm 2016 (-4.641 tỷ đồng so với 2015) và tăng trở lại vào 2017 (+11.129 tỷ đồng so với 2016).
Bảng 2.16: Phân tích thanh khoản theo kỳ hạn đáo hạn(Đơn vị: Tỷ đồng)
Đến 1 tháng
Từ 1 đến 3 tháng
Từ 3 đến 12 tháng
Từ 1 năm đến
5 năm
Trên 5 năm
Năm 2015
Tài sản 34.032 14.248 35.023 73.491 30.145 Nợ phải trả 59.351 44.274 65.934 8.380 2.548 Mức chênh
lệch (25.319) (30.026) (30.911) 65.111 27.597
Năm 2016
Tài sản 32.859 19.386 45.908 90.247 27.769 Nợ phải trả 68.153 40.438 63.187 37.303 2.513 Mức chênh
lệch (35.293) (21.052) (17.278) 52.945 25.256
Năm 2017
Tài sản 53.326 26.479 67.508 93.637 32.099 Nợ phải trả 86.019 37.492 85.936 35.982 2.627 Mức chênh
lệch (32.693) (11.013) (18.429) 57.655 30.472 Nguồn: tổng hợp số liệu từ BCTC của VPBank qua các năm Bảng trên cho thấy xét theo kỳ hạn đến 1 tháng, từ 1 tháng đến 3 tháng và từ 3 tháng đến 12 tháng giá trị nợ phải trả đều lớn hơn rất nhiều so với giá trị tài sản ở cả
51
3 năm cùng với đó là dư nợ tín dụng tại VPBank tập trung khá nhiều vào cho vay trung hạn nên nếu không điều chỉnh tỷ lệ dự trữ thanh khoản tốt thì rủi ro tiềm ẩn sẽ rất lớn khi các khoản tiền gửi của khách hàng đến hạn thanh toán.
Kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm và trên 5 năm mức chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả ở mức dương khá cao trên 52.000 tỷ đồng đối với kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm và trên 25.000 tỷ đồng đối với kỳ hạn trên 5 năm trong cả giai đoạn 2015- 2017. Điều này cho thấy chiến lược kéo dài kỳ hạn trung bình của các tài sản có của ngân hàng đó là tập trung cho vay trung và dài hạn, nhằm giúp ổn định lợi nhuận trong điều kiện lãi suất giảm như hiện nay. Tuy nhiên vẫn phải chú ý tới các khoản vay ngắn hạn để đáp ứng khả năng thanh toán kịp thời.
Bảng 2.17: Tỷ lệ cho vay trên huy động của VPBank
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Cho vay KH/ Huy
động (LDR) 68,7% 71,9% 78,8%
Nguồn: Báo cáo phân tích CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam Tỷ lệ cho vay trên huy động có nhiều biến động qua các năm và vẫn còn khá lớn khi theo Thông tư 36 thì LDR tối đa có thể đạt là 80% đối với NHTMCP. Đây là một thách thức lớn đối với NH trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như hiện nay. Mặt khác, VPBank không phải là ngân hàng có nhiều lợi thế trong việc huy động tiền gửi từ khách hàng như các ngân hàng quốc doanh. Do đó, nguồn huy động từ phát hành GTCG với lãi suất khá cao khoảng 9,6%/năm gây áp lực nên hoạt động kinh doanh của NH cũng như chính sách chi trả cổ tức. Nguyên nhân là do LDR của công ty tài chính, cụ thể là FE Credit rất cao, tuy nhiên hoạt động của nhóm này không chịu sự điều chỉnh của các quy định khắt khe như đối với NHTM.
Như vậy, với thực trạng tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn huy động gây áp lực đến khả năng thanh khoản của VPBank.
2.2.4.2. Đánh giá rủi ro lãi suất
52
Bảng 2.18: Khe hở nhạy cảm với lãi suất (Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng tài sản có nhạy cảm
với lãi suất 196.596 231.912 281.942
Tổng tài sản nợ nhạy cảm
với lãi suất 180.488 211.593 248.056
Mức chệnh lệch nhạy cảm
với lãi suất 16.109 20.318 33.885
Nguồn: BCTC hợp nhất VPBank qua các năm Lãi suất bao giờ cũng có yếu tố tham chiếu quyết định đó là lạm phát. Trong 3,4 năm gần đây, lạm phát của Việt Nam đã duy trì ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao, phản ánh rõ nét về sự ổn định nền kinh tế vĩ mô. Lãi suất cho vay trong những năm qua đã giảm nhưng chưa được như mong đợi do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu do tỷ lệ nợ xấu còn cao nên các ngân hàng đã phải trích lập dự phòng rủi ro. Lãi suất huy động bình quân khá ổn định. Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,4%-7,2%. Tháng 7/2017, NHNN ban hành quyết định điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên dẫn đến lãi suất cho vay khu vực ưu tiên giảm 0,5%-1% so với đầu năm. Đối với khu vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất cho vay ở mức 6,8-11%/năm.
Cùng với những biến động của thị trường tài chính, lãi suất cho vay của VPBank cũng có xu hướng giảm nhẹ so với 2015, tại thời điểm cuối 2015 lãi suất ở mức trần 14%/năm thì cuối năm 2017 là 13,5%/năm; còn lãi suất huy động của VPBank có xu hướng tăng cuối năm 2015 trần là 10,25%/năm cuối năm 2017 là 11,6%/năm. Do vậy, tuy trong giai đoạn 2015-2017, VPBank được coi là có khe hở nhạy cảm lãi suất dương nhưng với trạng thái biến động lãi suất như hiện nay thì rủi ro lãi suất có khả năng làm giảm thu nhập lãi của NH, bởi lãi suất giảm thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm nhiều hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn làm thu nhập lãi giảm.
53
Bảng 2.19: Mức độ ảnh hưởng của lãi suất tới BCKQKD và vốn chủ sở hữu của VPBank
Mức tăng lãi suất
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế và VCSH
31/12/2017 USD 1,50% (14.615) (11.692)
VND 3,00% 588.962 471.169
31/12/2016 USD 1,50% (157.764) (126.211)
VND 3,00% 161.595 129.276
Nguồn: số liệu từ BCTC của VPBank năm 2017 2.2.4.3. Đánh giá rủi ro ngoại hối
VPBank đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên đánh giá rủi ro nội bộ của Ngân hàng và các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng tiền giao dịch chính của ngân hàng cũng là VND. Các khoản cho vay khách hàng của NH chủ yếu bằng VND và USD. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được NH sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã được thiết lập.
Bảng 2.20: Trạng thái ngoại hối của VPBank năm 2017(Đơn vị: tỷ đồng)
EUR được quy đổi
USD được quy đổi
Vàng được quy đổi
Các loại NT khác được quy đổi
Tổng cộng
Tài sản 684.823 11.970.142 152.515 668.017 13.475.497 Nợ phải
trả 758.673 12.689.305 - 658.054 14.106.032
Trạng
thái ngoại (73.8500 (719.163) 152.515 9.963 (630.535)
54 tệ
Nguồn: BCTC hợp nhất VPBank năm 2017 Trong thời điểm cuối năm 2017, khi tỷ giá biến động mạnh và tăng lên mức cao nhất trong năm đã giúp nhiều NH ghi nhận lãi khủng nhờ kinh doanh ngoại hối.
Trong những NH có lợi nhuận vượt trội trong năm qua thì chỉ có một ngân hàng kinh doanh ngoại hối lỗ là VPBank.
Tại thời điểm 31/12/2017, VPBank giữ trạng thái ngoại hối đoản là -630.535 triệu đồng. Ở trạng thái đoản, khi lãi tỷ giá tăng NH sẽ bị lỗ, năm 2017 lỗ do hoạt động kinh doanh ngoại hối là 159 tỷ đồng. VPBank có hoạt động kinh doanh ngoại hối thường bị lỗ, cho thấy hoạt động không hiệu quả trong kinh doanh ngoại hối, ngân hàng nên điều chỉnh lại cơ cấu danh mục ngoại hối của mình.
2.2.4.4. Đánh giá an toàn vốn
a. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR
Biểu đồ 2.11: Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của VPBank giai đoạn 2015-2017
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank
Theo thông tư số 41/2016/TT-NHNN, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) theo quy định tại Thông tư trên là 8%, thấp hơn 1 điểm% so với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN đang được áp dụng hiện tại.
11.60%
11.80%
12.00%
12.20%
12.40%
12.60%
12.80%
13.00%
13.20%
13.40%
2015 2016 2017
12.20%
13.20%
12.60%
13.32%
12.84%
12.66%
VPBank
Trung bình ngành
55
Việc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức 9% xuống mức 8% của NHNN mở đường cho việc áp dụng chuẩn Basel II vào hệ thống các NH, bởi theo quy định của chuẩn Basel II, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.
Giai đoạn 2015-2017, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của toàn hệ thống NH nói chung vẫn ở ngưỡng khá nguy hiểm. CAR của VPBank biến động qua các năm từ 12,2% năm 2015 tăng lên 13,2% năm 2016 và giảm xuống 12,6% năm 2017.
Năm 2017 hệ số CAR có xu hướng giảm và thấp hơn trung bình ngành; trong khi Thông tư 41/2016/TT-NHNN có những thay đổi trong công thức tính, mẫu số bao gồm cả Tổng tài sản theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường,… Đây sẽ là một thách thức lớn cho VPBank khi hiện nay chiến lược kinh doanh của VPBank khá mạo hiểm; chất lượng tài sản chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu còn cao.
b. Đánh giá mức độ cân đối vốn tự có
Bảng 2.21: Chỉ số đánh giá về mức độ cân đối vốn tự có của VPBank giai đoạn 2015-2017
2015 2016 2017
Tỷ lệ giữa VCSH/NPT 7,42% 8,12% 11,97%
Tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ so với VCSH
(TSCĐ/VCSH) 3,81% 3,63% 2,72%
Dư nợ cho vay/VCSH 8,72 8,42 6,05
Nguồn: báo cáo tài chính VPBank và tính toán của tác giả
Tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động trong giai đoạn 2015-2017 tăng mạnh. Nguyên nhân là do những đợt tăng vốn điều lệ của VPBank qua phát hành cổ phiếu. Đây là dấu hiệu tốt trong sự chủ động cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NH.
56
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm qua các năm, điều này cho thấy việc hiệu quả trong sử dụng tài sản cố định, phần tài sản không trực tiếp sinh lời của VPBank.
Dư nợ cho vay trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh vào năm 2017 xuống 6,05 lần nguyên nhân chính là do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ tín dụng.