Đánh giá về thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng thông qua phân tích báo cáo tài chính (Trang 48 - 57)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thông qua phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2015-2017

2.2.3. Đánh giá về thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Tỷ

đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ

đồng % Tỷ

đồng % Tổng thu 28.081 31.516 42.531 3.435 12,23% 11.015 34,95%

Tổng chi 24.985 26.584 34.401 1.602 6,41% 7.814 29,39%

LNTT 3.096 4.929 8.130 1.833 59,21% 3.201 64,94%

Thuế TNDN 700 994 1.689 294 42% 695 69,92%

LNST 2.396 3.935 6.441 1.539 64,23% 2.506 63,68%

Tỷ lệ chi phí/

thu nhập 0,89 0,844 0,801 - - - -

Nguồn: số liệu tổng hợp và tính toán của tác giả dựa trên BCTC VPBank Trong giai đoạn từ 2015 đến 2017, LNST của VPBank tăng trưởng mạnh, hàng năm đều nâng LNST tăng lên trên 60% so với năm trước. Có thể nói LNTT của VPBank năm 2017 khá ấn tượng với 8.130 tỷ đồng tăng 65% so với năm 2016 và vượt kế hoạch đề ra 20%.

41

Xét về cả số tuyệt đối và số tương đối thì tổng thu nhập và tổng chi phí của VPBank đều tăng mạnh; tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí thấp hơn nhiều so với thu nhập dẫn đến lợi nhuận tăng cao.

Ta có thể thấy tỷ lệ chi phí/ thu nhập của VPBank giảm mạnh từ 0,89 năm 2015 xuống 0,801 năm 2017, điều này chứng tỏ hiệu quả của VPBank trong quản lý chi phí.

a. Đánh giá quy mô, cơ cấu và chất lượng thu nhập Thứ nhất: quy mô, cơ cấu thu nhập

Bảng 2.10: Kết cấu thu nhập hoạt động (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ

đồng % Tỷ

đồng % Tỷ

đồng % (1) Tổng thu nhập

lãi thuần 10.353 85,8% 15.168 89,94% 20.614 82,37%

(2) Lãi thuần từ hoạt

động dịch vụ 885 7,33% 853 5,06% 1.461 5,84%

(3) Lãi thuần từ hoạt

động KDNH -290 -2,4% -319 -1,89% -159 -0.64%

(4) Lãi thuần từ hoạt động mua bán

CKKD

45 0,37% -149 -0,88% 180 0,72%

(5) Lãi thuần từ hoạt động mua bán

CKĐT

28 0,23% 92 0,55% 339 1,35%

(6) Thu nhập từ hoạt

động khác 875 7,25% 1.218 7,22% 2.536 10,13%

(7) Thu nhập từ góp 171 1,42% 1 0,01% 54 0,22%

42 vốn mua cổ phần

(8) Tổng thu nhập ngoài lãi = (2) + (3) + (4) + (5) + (6) + (7)

1.713 14,2% 1.696 10,06% 4.412 17,63%

(9) Tổng thu nhập

hoạt động = (1) + (8) 12.066 100% 16.864 100% 25.026 100%

Nguồn: số liệu tổng hợp và tính toán từ các BCTC của VPBank qua các năm

‑Bảng trên cho thấy thu nhập lãi luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trên 82%, tuy nhiên có xu hướng giảm tỷ trọng từ 85,8%

năm 2015 xuống 82,37% năm. Điều này cho thấy VPBank đang hướng tới đa dạng hóa lợi nhuận từ các khoản thu nhập ngoài lãi nhưng bên cạnh đó vẫn đẩy mạnh chất lượng tín dụng và khả năng quản trị quy trình tín dụng của mình.

‑Tổng thu nhập ngoài lãi của VPBank có sự biến động mạnh, mặc dù năm 2016 có sự sụt giảm về cả số tuyệt đối (-17 tỷ đồng) và cả tỷ trọng (-3,6%) so với 2015; nhưng năm 2017 đã có sự cải thiện đáng kể khi thu nhập ngoài lãi tăng 2.716 tỷ đồng (+160,14%) so với 2016. Điều này, cho thấy VPBank đã quan tâm đến hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại hơn. Trong đó:

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đóng góp phần lớn vào tổng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, khoản mục này tăng từ 885 tỷ đồng năm 2015 lên 1.461 tỷ đồng 2017 tăng 65,08%. Tuy nhiên, lại giảm tỷ trọng trong tổng thu nhập năm 2017 chiếm 5,84% tổng thu nhập. Nguồn thu này chủ yếu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, năm 2017 tổng thu từ hoạt động này đạt 2.206 tỷ đồng, tăng trưởng 121,94%

so với năm 2015. Cho thấy, VPBank đang chú trọng tới việc đa dạng hóa cơ cấu thu nhập với việc phát triển các sản phẩm thẻ, hệ thống thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, thương hiệu thanh toán điện tử Timo bank. Đây là một bước đi đúng đắn để VPBank phát triển một cách bền vững trong tương lai nhưng cần tích cực hơn trong phát triển công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đẩy tỷ trọng của khoản mục này trong tổng thu nhập.

43

Trong khi đó lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối âm liên tục qua các năm, không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Năm 2016 ghi nhận mức lỗ cao 319 tỷ đồng mức thiệt hại nhiều nhất trong kinh doanh ngoại hối. Nguyên nhân có thể do giá vàng năm 2015 biến động bất thường, chi phí về kinh doanh ngoại tệ giao ngay cao năm 2015 đạt mức 5.844 tỷ đồng, lý giải cho điều này nguyên nhân chính là do biến động về tỷ giá.

Lãi thuần từ hoạt động mua bán CKĐT tuy không chiếm tỷ trọng cao nhưng có dấu hiệu tăng mạnh từ 28 tỷ đồng 2015 lên 339 tỷ đồng 2017 tăng 268,48% so với năm 2016.

Lãi thuần từ hoạt động mua bán CKKD có nhiều biến động khi giảm mạnh trong năm 2016 về mức âm 149 tỷ đồng tuy nhiên có sự cải thiện nhanh chóng trong năm 2017.

Thứ hai: chất lượng thu nhập

Bảng 2.11: Phân tích chất lượng thu nhập

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Phân tích thu nhập lãi

TN lãi thuần/

Tổng TN lãi 55,19% 59,18% 60,39%

TN lãi thuần/

TSC bình quân 5,8% 7,18% 8,14%

TN lãi thuần/

TSC sinh lời bình quân (NIM)

6,04% 7,77% 8,91%

2. Mức độ sinh lời của hoạt động tín dụng

TN từ lãi/

Tổng dư nợ tín dụng bình quân

19,22% 19,6% 20,85%

3. Thu nhập ngoài lãi

TN ngoài lãi/

TSC bình quân 0,96% 0,8% 1,74%

44 (N-NIM)

Nguồn: số liệu tính toán từ các BCTC của VPBank qua các năm Bảng trên cho thấy các chỉ tiêu về thu nhập lãi có xu hướng tăng qua các năm là dấu hiệu tốt của việc tăng trưởng thu nhập và kiểm soát chi phí. Đặc biệt TN lãi thuần/ Tổng TN lãi đều trên 55%, năm 2017 VPBank có NIM cao nhất và vượt trội trong số các ngân hàng niêm yết, đạt 8,9% (trung bình ngành ngân hàng là 3,36%).

Nguyên nhân là do cấu trúc sản phẩm cho vay của VPBank thay đổi theo hướng phát triển mạnh các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao như cho vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay qua thẻ tín dụng. Trong khi lãi suất huy động không có sự biến động mạnh.

Thu nhập ngoài lãi/ TSC bình quân tăng nhẹ từ 0,96% năm 2015 lên 1,74%

năm 2017. Nguyên nhân cũng chính là nhờ sự tập trung trong các hoạt động tạo ra lợi nhuận ngoài lãi của VPBank tăng cao đặc biệt là từ hoạt động dịch vụ. Xét trong bối cảnh thị trường hiện nay, khi mà các NH đang đầu tư cho việc mở rộng quy mô hoạt động, VPBank đang khá thích ứng với môi trường để tạo thành NH hiện đại, cơ cấu thu nhập đa dạng, danh mục sản phẩm phong phú.

b. Quy mô, cơ cấu và khả năng kiểm soát chi phí Thứ nhất: quy mô, cơ cấu chi phí

Bảng 2.12: Quy mô, cơ cấu chi phí của VPBank giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

Tỷ

đồng % Tỷ

đồng % Tỷ

đồng %

Chi phí lãi 8.405 44,54% 10.463 42,05% 13.519 39,16%

Chi phí hoạt động 713 3,78% 1.262 5,07% 1.749 5,07%

45 dịch vụ

Chi phí từ hoạt

động khác 83 0,44% 232 0,93% 673 1,95%

Chi phí hoạt động 5.693 30,17% 6.621 26,61% 8.895 25,76%

Chi phí dự phòng

rủi ro 3.278 17,37% 5.313 21,35% 8.001 23,17%

Chi phí thuế TNDN 700 3,71% 994 3,99% 1.689 4,89%

Tổng 18.872 100% 24.885 100% 34.526 100%

Nguồn: số liệu tổng hợp và tính toán từ các BCTC của VPBank qua các năm Ta có thể thấy tổng chi phí của VPBank tăng đều qua các năm từ 18.872 tỷ đồng năm 2015 lên 34.526 tỷ đồng năm 2017 và tăng 38,74% so với năm 2016.

Nguyên nhân chính là do sự tăng lên của chi phí lãi, tuy nhiên tỷ trọng chi phí lãi trong cơ cấu đã giảm dần qua các năm xuống 39,16% vào năm 2017.

Chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 25% -30%), và đóng góp lớn vào sự tăng lên của tổng chi phí, có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm nhưng ngày càng tăng về lượng, năm 2017 tăng 3.202 tỷ đồng (+56,24%) so với năm 2015. Sở dĩ là do VPBank đang có chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của NH và trong đó chi phí nhân viên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 56%

tổng chi phí hoạt động. Do vậy, VPBank nên xem xét đến việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí của NH, tăng hiệu quả sử dụng các khoản đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cho NH.

Đối với chi phí dự phòng rủi ro, chi phí này có xu hướng tăng lên từ 3.278 tỷ đồng năm 2015 lên 8.001 tỷ đồng năm 2017 tương đương 49,6% thu nhập trước dự phòng. Điều này là do chất lượng tín dụng của VPBank chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao. Do vậy, thông qua việc trích lập các khoản dự phòng, NH mới có đủ nguồn lực để xử lý các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng cần có kế hoạch kỹ càng, hạn chế việc tăng chi phí trích lập không cần thiết.

Thứ hai: khả năng kiểm soát chi phí

46

Bảng 2.13: Phân tích khả năng kiểm soát chi phí

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng chi phí hoạt động/ Tổng

thu nhập hoạt động (CIR) 47,2% 39,3% 35,5%

Chi phí huy động vốn/ nguồn

vốn huy động bình quân 6,2% 4,95% 5,34%

Chi phí huy động vốn/ TSC sinh

lời bình quân 4,68% 4,97% 5,36%

CP phi lãi/ (TN ròng từ lãi + TN

phi lãi) 44,54% 42,05% 39,16%

Nguồn: số liệu tính toán từ BCTC của VPBank Các chỉ số về khả năng kiểm soát chi phí đều thấp và ổn định qua các năm có thể do ngân hàng đã có những điều chỉnh về chính sách lãi suất để phù hợp với điều kiện thị trường và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động/ tổng thu nhập hoạt động giảm mạnh: Trong những năm qua mặc dù chi phí hoạt động của VPBank đều tăng cao từ 5.693 tỷ đồng năm 2015 lên 8.895 tỷ đồng năm 2017 tức tăng 56,34%; tuy nhiên tốc độ tăng của tổng thu nhập nhanh hơn đã giúp CIR của ngân hàng giảm mạnh. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của NH trong công tác quản lý: chi phí quản lý và chi phí cố định như lương, chi mua TSCĐ.

Tỷ số chi phí phi lãi/ (Thu nhập ròng từ lãi + Thu nhập phi lãi) là thước đo toàn diện đánh giá mức độ hiệu quả quản lý chi phí. Tỷ số này đã có dấu hiệu giảm trong giai đoạn 2015-2017 cho thấy khả năng quản lý chi phí của ngân hàng đã được nâng cao.

c. Đánh giá về khả năng sinh lời

47

Biểu đồ 2.8: Hệ số ROA, ROE của một số ngân hàng năm 2017

Nguồn: số liệu tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NH năm 2017

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy VPBank đã vượt qua hết các ông lớn ngân hàng có tỷ lệ sở hữu lớn của Nhà nước để trở thành ngân hàng dẫn đầu hệ thống NHTM Việt Nam về Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) với tỷ suất 27,5% cũng như Hiệu quả sinh lời trên tài sản trước trích lập dự phòng (ROA) . Đạt được điều này phần lớn là nhờ VPBank sở hữu FE - Credit có thị phần lớn trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, lĩnh vực tiềm năng mà nhiều NHTM đang khao khát.

Lợi nhuận ròng trên tài sản – ROA

ROA là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả, năng lực của bộ phận quản trị, khả năng sinh lời của tài sản để tạo ra lợi nhuận.

Biểu đồ 2.9: ROA của VPBank giai đoạn 2015 – 2017

Nguồn:Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của VPBank

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

VPB TCB VCB MBB BID ACB CTB SHB STB

ROA ROE

1.34%

1.86%

2.54%

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

2015 2016 2017

ROA

48

Trong giai đoạn 2015 - 2017, ROA của VPBank đang có xu hướng tăng từ 1,34% năm 2015 lên 2,54% năm2017. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt 8.130 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng ấn tượng tới 65%, cao nhất từ trước tới nay, vượt kế hoạch được phêduyệt của Đại hội Cổ đông 20% và đưa tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong giai đoạn 2012-2017 lên mức 54%. Nhờ vậy, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân ROA tăng ấn tượng lên 2,54% tăng 0,68% so với mức 1,86% của năm 2016.

Lợi nhuận ròng trên tài sản – ROE

ROE là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp về kết quả kinh doanh của NH. Nhờ nó mà các cổ đông có thể nắm bắt tổng quát nhất về tình hình chung của công ty.

Biểu đồ 2.10: Hệ số ROE của VPBank giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank ROE của VPBank liên tục tăng qua các năm và luôn nằm trong top đầu các ngân hàng có hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao nhất trong các NHTM.

Để đánh giá một cách toàn diện, ta sẽ sử dụng phương pháp Dupont để phân tích nhân tố tác động tới ROE của VPBank.

Bảng 2.14 : Các nhân tố tác động đến ROE

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

21.00%

26.00% 27.50%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

2015 2016 2017

ROE

49

NPM 19,86% 23,33% 25,74%

AU 0,066 0,08 0,099

EM 15,96 13,83 10,81

ROE 21,42% 23,33% 27,48%

Nguồn : tính toán theo số liệu từ BCTC của VPBank qua các năm

Nhìn bảng trên, ta có thể thấy ROE qua các năm đều tăng mạnh mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của hiệu quả sử dụng tài sản với tỷ lệ 0,099 vào năm 2017 tăng 1,5 lần so với năm 2015. Bên cạnh đó, là do sự tăng lên của tỷ lệ sinh lời hoạt động tăng 5,88% so với năm 2015 trong khi hệ số nhân vốn của VPBank có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng thông qua phân tích báo cáo tài chính (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)