Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ internet banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) - Chi nhánh Ba Đình (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM VIB – CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

Sự phát triển thị trường vốn tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo nhiều sức ép lên huy động vốn của ngành Ngân hàng. Ngay trong nội bộ ngành thì việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các Ngân hàng cũng diễn ra ngày càng gay gắt cả về quy mô lẫn hình thức. Đứng trước tình hình này VIB đã nổ lực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của mình thông qua việc phát triển mạng lưới Chi nhánh và các phòng giao dịch, cùng với việc tăng lãi suất cũng như tăng cường các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm huy động hấp dẫn.

Và cụ thể là trong thời gian qua tình hình huy động vốn tại VIB – Ba Đình đạt được kết quả cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.1. Huy động vốn tại VIB – Ba Đình từ Q1/2015 – Q4/2017

Nguồn số liệu: Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của VIB – CN Ba Đình Năm 2016

Huy động vốn từ khách hàng tăng 11% so với năm 2015, đạt mức 1827,65 tỷ đồng. VIB đã tối ưu tốt trong việc cân đối các nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu

cầu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ về các tỷ lệ thanh khoản.

Năm 2017

Tăng trưởng huy động đạt 15% vào 2017 đạt mức 2101,80 tỷ đồng. Do vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động thị trường 2 nên VIB đã đẩy mạnh tăng trưởng huy động hơn.

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại VIB – Ba Đình, xử lý nhanh, chính xác các chứng từ trên máy vi tính cũng như trong kiểm điếm, nên cũng đã tạo được uy tín đối với khách hàng. Vì vậy trong thời gian qua, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh ngày càng tăng.

Nhìn chung, công tác huy động vốn ở VIB – Ba Đình đã đạt được những kết quả đáng kể, vốn huy động ngày càng tăng trong những năm qua.

Để có được kết quả này thì VIB đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng, và thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng.

2.1.3.2.Hoạt động tín dụng

Phân theo ngành kinh tế, nhìn chung tín dụng các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm (trừ ngành nông nghiệp và lâm nghiệp và bất động sản); trong đó khoản vay cá nhân và ngành nghề khác chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định trong tổng cơ cấu dư nợ của VIB, chiếm hơn 46% trong các năm qua.

Bảng 2.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế - VIB Ba Đình Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2015 2016 2017

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Tăng trưởng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Tăng trưởng

(%) Nông nghiệp

và lâm

nghiệp

55,05 3,32 54,13 3,07 -1,67 40,37 2,02 -25,42

Thương mại, sản xuất và chế biến

550,59 33,20 525,80 29,82 -4,50 563,85 28,21 7,24

Xây dựng và

bất động sản 65,18 3,93 113,55 6,44 74,21 85,75 5,29 -24,48 Kho bãi vận

tải và thông tin liên lạc

213,93 12,90 244,39 13,86 14,24 350,58 17,54 43,45

Cá nhân và các ngành nghề khác

773,64 46,65 825,55 46,82 6,71 938,41 46,95 13,67

Tổng 1658,40 100 1763,24 100 1998,75 100

Tỷ lệ nợ xấu 2,07 1,5 2,49

Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính VIB – CN Ba Đình Năm 2015

Tổng dư nợ tín dụng đạt xấp xỉ 1658,40 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng đạt 25%.

Tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 2,07%, thấp hơn nhiều mục tiêu dưới 3%

của Ngân hàng Nhà nước. Chi phí dự phòng theo đó giảm mạnh. Kết quả này cũng phản ánh đúng chính sách loại bỏ nợ xấu và trích lập dự phòng cao từ nhiều năm trước và đưa mức nợ xấu và dự phòng về mức thông thường, bắt đầu một thời kỳ ổn định và tăng trưởng của VIB.

Năm 2016

Tổng dư nợ tín dụng là 1763,24 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với năm 2015.

Trong năm 2016, VIB đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát và nâng cao năng lực của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, hệ thống nhận diện rủi ro tín dụng. Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp quản trị chất lượng tín dụng, VIB cũng đã tập trung xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh trước đó, kết quả là tỷ lệ nợ xấu của VIB giảm từ 2,07% tại thời điểm cuối năm 2015 xuống còn 1,5% tại thời điểm cuối năm 2016 (không bao gồm nợ xấu mua lại từ VAMC). Tại thời điểm 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu bao gồm cả phần nợ mua lại từ VAMC là 2,58% và dư nợ VAMC giảm 30%. Dự án quản trị an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II tại VIB cũng đang đi vào giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho việc triển khai theo lộ trình của NHNN.

Năm 2017

Dư nợ tín dụng đạt gần 1998,75 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 25% - 26%

trong 3 năm liên tiếp từ 2015 đến 2017. Hệ số an toàn vốn (CAR) của VIB đạt mức 13,1%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,49%. Cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu vào hoạt động ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đặc biệt tín dụng đổ vào bất động sản đã tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng gia tăng việc sử dụng nguồn tín dụng trong nước thay vì từ nước ngoài do tỷ lệ trượt giá của USD và VNĐ ở mức thấp, mặt bằng lãi suất tiền đồng hợp lý. Điều này đến từ việc điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả của NHNN. Mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống phản ánh sự khởi sắc của nền kinh tế, nhu cầu về vốn cho

hoạt động đầu tư sản xuất tăng cao.

2.1.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP VIB – CN Ba Đình

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2015 2016 2017

GT

Tỷ trọng

(%)

GT

Tỷ trọng

(%)

Tăng trưởng

(%)

GT

Tỷ trọng

(%)

Tăng trưởng

(%) I. Tổng thu

nhập 60.968,13 100 107.011,26 100 75,52 120.430,47 100 -1,29 1. Thu từ lãi 52.103,36 85.46 93.666,96 87,53 79,77 108.724,63 90,28 26,08 2. Thu nhập

ngoài lãi 8.059,99 13,22 12.070,87 11,28 49,76 10.525,62 8,74 -12,80 3. Thu nhập

bất thường 804,78 1,32 1.273,43 1,19 58,23 1.180,22 0,98 -7,32 II. Tổng chi

phí 42.811,82 100 80.793,5 100 88,72 94.465,66 100 16,92 1. Chi phí lãi 32.250,14 75,33 60.999,09 75,5 89,14 63.443,14 67,16 4,01 2. Chi ngoài

lãi 10.561,68 24,67 19.713,61 24,4 86,65 30.984,74 32,8 57,17 3. Chi bất

thường khác 4,28 0,01 8,08 0,01 88,79 37.79 0,04 367,07 III. Lợi nhuận 18.156,31 26.217,76 44,40 25.964.81 -0,96

IV. %LN/TN 29,78 24,5 21,56

V. %LN/CP 42,38 32,45 27,49

Nguồn số liệu: Từ báo cáo tài chính VIB – Ba Đình

Nhìn chung tình hình kinh doanh của VIB – Ba Đình là khá khả

quan. Thông thường, trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng thì bộ phận thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đặc thù của ngành ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Trong giai đoạn từ 2015 – 2017, thu nhập từ lãi đều tăng, nguyên nhân:

Thứ nhất, từ những tháng đầu năm 2015 trở đi là thời điểm nền kinh tế đang hồi phục sau cơn khủng hoảng, các doanh nghiệp chuẩn bị tính chuyện vay vốn cho sản xuất, kinh doanh nên kéo theo nhu cầu vốn sôi động hơn.

Thứ hai, vấn đề khó khăn về lãi suất đang được giải quyết. VIB đã có những chính sách lãi suất ưu đãi hơn so với các ngân hàng khác,

Thứ ba, những khóa khăn ban đầu khi tiếp cận thị trường đã giảm đi, hình ảnh của ngân hàng đã có chỗ đứng trên thị trường, uy tín đối với khách hàng. Do đó lượng huy động và cấp tín dụng tăng lên đáng kể.

Thu từ các dịch vụ tăng trong năm 2016 nhưng lại giảm trong năm 2017. Tổng chi phí tăng qua các năm, trong đó chi phí trả lãi tăng phù hợp với tình hình kinh doanh của ngành trong cuộc chạy đua cạnh tranh lãi suất, thu hút khách hàng.

Tóm lại, mặc dù có những khó khăn trong cạnh tranh và phát triển nhưng bằng với những chính sách hợp lý, linh hoạt và đội ngũ nhân lực nhiệt huyết tận tâm phục vụ tới khách hàng đã mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu giúp cho chi nhánh có kết quả khả quan như vậy.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI VIB – CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ internet banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) - Chi nhánh Ba Đình (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)