Sự ra đời và chức năng của VAMC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG II. VAMC VÀ THỰC TRẠNG MUA BÁN NỢ XẤU

2.1. TỔNG QUAN VỀ VAMC

2.1.1. Sự ra đời và chức năng của VAMC

a, Tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2013

Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm hơn dự báo do khủng hoảng châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Khu vực Euro vẫn đang là khu vực có nhiều dấu hiệu kém lạc quan khi quý I/2013 là quý thứ 6 có mức tăng trưởng âm, với mức tăng GDP so với quý trước là âm 0,2% và so với cùng kì năm trước là âm 1,1%.Tỷ lệ thấp nghiệp của khu vực Euro tiếp tục tăng từ khoảng 10% trong năm 2011 lên 12,2% trong tháng 4/2013. Ấn Độ cũng chỉ đạt mức tang trưởng 4,8% trong quý I/2013 thấp hơn mức tang trưởng của cùng kì năm ngoái là 5,3% và tiếp tục xu hướng suy giảm từ đầu năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Ấn Độ rơi vào 9% tập trung vào đối tượng người nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục đà suy giảm quý I là 7,6% và quý II là 7,5%.

Trái ngược với đà xuống dốc của nền kinh tế châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ, nền kinh tế thế giới được cứu cánh với sự tăng trưởng của Mỹ và Nhật Bản. Mỹ đang duy trì được tốc độ tăng trưởng 2% từ đầu năm 2010. GDP quý I của Nhật Bản tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với 3,5% trong một báo cáo trước đó. So với quý IV/2012, GDP quý I của Nhật Bản tăng 1%, cao hơn báo cáo ban đầu là 0,9%. GDP danh nghĩa tăng 0,6% so với ba tháng trước đó.

VAMC ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động kéo theo sự biến chuyển của hàng loạt các chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu nội địa. Một trong những biện pháp được NHTW các nước áp dụng là cắt giảm lãi suất thậm chí xuống mức thấp kỉ lục như ECB (0,5%), Ngân hàng trung ương Ôx-tra-lia (2,75%), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (0%).FED tuyên bố sẽ xem xét điều chỉnh chương trình mua trái phiếu (hay nới lỏng định lượng) vào cuối năm 2013 và có thể sẽ ngừng hẳn vào giữa năm 2014 nếu kinh tế tiếp tục phục hồi. Tuyên bố trên của FED cũng cho thấy nguy cơ đảo chiều dòng

27 vốn đầu tư vào trái phiếu tại các nền kinh tế mới nổi, qua đó sẽ làm USD tăng giá, lãi suất dự báo cũng sẽ tăng.

b, Tình hình kinh tế Việt Nam đầu năm 2013 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013

Tiếp tục những thành tựu đạt được trong năm 2012, trong 6 tháng đầu năm 2013, môi trường kinh tế vĩ mô đã được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,4%, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao, đạt mức kỷ lục, giá trị VND tiếp tục được cải thiện, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định. Trong khi tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm là một sự cố gắng khá ấn tượng của Chính phủ, nhất là trong điều kiện các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 02 chưa triển khai được nhiều.

Hình 2 Tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2010-2013, % tăng GDP giá 2010 so cùng kì năm trước

2010 2011 2012 2013

GDP 6,2 5,9 4,9 4,9

Nông nghiệp 3,6 4,0 2,4 1,9

Lâm nghiệp 4,7 4,4 5,0 5,2

Thủy sản 4,3 3,4 4,8 2,3

Công nghiệp 5,9 7,8 6,2 5,2

Xây dựng 10,7 -0,2 2,0 5,1

Dịch vụ 7,1 6,2 5,3 5,9

Trong đó:

Khách sạn và nhà hàng 8,0 7,0 6,5 8,8

Kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn 5,0 3,5 0,6 1,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê Tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức thấp mặc dù chưa thực sự chắc chắn.

-Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 (theo giá 2010 và so cùng kì năm trước) đạt 4,9%, tương đương mức tăng của cùng kì năm trước. Tăng trưởng được duy trì chủ yếu nhờ cải thiện về tăng trưởng của khu vực xây dựng và dịch vụ, trong khi nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp suy giảm.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp mặc dù còn thấp hơn cùng kì năm trước nhưng đã tăng dần từ tháng 3/2013;mức tăng chỉ số tồn kho (so cùng kì năm trước) đã giảm từ 21,5% tại thời điểm 01/01/2013 xuống còn 9,7% tại thời điểm 1/6/2013.

28 - Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng17,8% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sản xuất có chuyển biến tích cực. Hơn nữa, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của khu vực trong nước tăng 6,3%, cải thiện đáng kể so với mức giảm 8,2% của cùng kì năm trước.

- Xuất khẩu, tính chung 6 tháng đầu năm 2013, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, so với mức 6,6% của 6 tháng 2012, trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 2,2%.

Tình hình nợ xấu ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013

Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67%

vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013. Tính đến tháng 6/2013 tỷ lệ nợ xấu của SHB đang dẫn đầu với 9%, tiếp đến là Navibank với 6,1% và TechcomBank (5,28%).

Các ngân hàng còn lại đều có nợ xấu dưới 3% như ACB 2,99%; Sacombank 2,55%;

Vietinbank 2,1%; Vietcombank 2,81%; Eximbank 1,49% và MB 2,44%.

Hình 3 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Sau khi tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng trong 4 tháng đầu năm 2013 từ mức 4,08%

lên mức 4,67% thì đã có 2 tháng giảm liên tiếp. Tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 6/2013 là 4,46% giảm đáng kể so với mức 4.65% của tháng liền trước. Nhưng xét từ cuối năm 2012 đến tháng 6/2013 tỷ lệ nợ xấu vẫn có xu hướng tăng khá mạnh từ 4,08%

lên mức 4,46%.

4,08

4,3

4,46 4,51

4,67 4,65

4,46

3,7 3,8 3,94 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 4,8

12/2012 1/2013 2/2013 3/2013 4/2013 5/2013 6/2013

29 ĐVT: 1000,000,000đ

Hình 4 Diễn biến tổng dư nợ và nợ xấu của các ngân hàng 2 quý cuối năm 2012 và 2 quý đầu năm 2013

Nguồn:Ngân hàng Nhà nước Trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng của hầu hết các ngân hàng tăng lên không đáng kể trong khi nợ xấu lại tăng vọt từ mức dưới 26 nghìn tỷ lên đên hơn 28 nghìn tỷ đồng

Hình 5 Cơ cấu nợ xấu ngành ngân hàng 2 quý cuối năm 2012 và 2 quý đầu năm 2013

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn:Ngân hàng Nhà nước Quý 3-2012 Quý 4-2012 Quý 1-2013 Quý 2-2013

Tổng dư nợ 793725 979603 972380 1010081

Nợ xấu 27339 22101 25966 28189

- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000

- 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

Quý 3 - 2012

Quý 4 - 2012

Quý 1 - 2013

Quý 2 - 2013

Nợ nhóm 3 8431 6382 6620 8495

Nợ nhóm 4 8635 6754 6787 5969

Nợ nhóm 5 10274 8965 12567 13725

30 Từ đầu quý 1 đến hết quý 2/2013, tổng nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng tăng trong đó có sự tăng của nợ nhóm 5(nợ không có khả năng thu hồi vốn).

Tính đến hết quý 2/2013 thì nợ nhóm 5 đã chiếm đến gần 50% đẩy vấn đề nợ xấu của ngân hàng trở thành một vấn đề đáng quan ngại.

Đứng trước những vấn đề nghiêm trọng về việc xử lý nợ xấu vào ngày 9/7/2013, NHNN đã quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với số vốn điều lệ 500 tỷ đặt tại số 22 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

2.1.1.2. Chức năng của VAMC

Công ty Quản lý tài sản VAMC (tiếng Anh: VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY) có tên đầy đủ là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM, được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Bình, vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng. Công ty này do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Nghị định số 34/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31/03/2015, theo đó vốn điều lệ VAMC sẽ tăng lên thành 2 ngàn tỷ đồng.

VAMC được thành lập với 11 chức năng cơ bản sau:

a. Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

b. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;

c. Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;

d. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;

e. Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;

f. Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;

31 g. Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

h. Tổ chức bán đấu giá tài sản;

i. Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;

j. Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.

VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được nêu tại điểm b, c, d, e.

VAMC có vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD. Hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo đó, VAMC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp với TCTD duy trì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ) theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; phối hợp với TCTD để triển khai các biện pháp xử lý nợ trong khuôn khổ các quy định pháp luật hiện hành như cơ cấu nợ, bán nợ, bán TSBĐ... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, VAMC giữ vai trò là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường nợ, khi đã có nền tảng pháp lý cơ bản để thúc đẩy hoạt động mua, bán nợ theo giá trị thị trường. Theo đó, công ty sẽ kinh doanh dịch vụ mua bán nợ/tài sản bảo đảm; môi giới, tư vấn mua bán nợ, tài sản; là trung tâm cung cấp thông tin về nợ xấu của Việt Nam; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản liên quan đến nợ xấu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)