ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG II. VAMC VÀ THỰC TRẠNG MUA BÁN NỢ XẤU

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC

VAMC là công cụ hữu hiệu xử lý nợ xấu không sử dụng vốn ngân sách của Việt Nam. Tính đến năm 2017, VAMC đã thực hiện mua 308.940 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng bằng trái phiếu đặc biệt với giá mua 277.755 tỷ đồng của 26.221 khoản nợ từ 16.269 khách hàng thuộc 42 TCTD. Sau hơn 5 năm chính thức đi vào hoạt động đã giúp cho các TCTD giảm được hơn 300.000 tỷ đồng từ dư nợ xấu, tháo gỡ khó khăn qua cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, tiếp cận được vốn vay của TCTD.

Việc xử lý nợ xấu của VAMC góp phần đưa tỉ lệ nợ xấu về mức an toàn, giảm bớt khó khăn cho tổ chức tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý: Từ khi VAMC

2013 2014 2015 2016 2017

376

4876

17757

28006 30641

53 ra đời, tỉ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng ngày càng được đưa về mức ổn định.

Không phủ nhận những nỗ lực giảm nợ xấu của các NHTM nhưng VAMC đóng vao trò quan trọng trong thành tựu này.

Hình 22 Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng 2007-2016 Đơn vị tính:%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Hỗ trợ khách hàng khôi phục, đổi mới sản xuất kinh doanh.

Khơi thông các nguồn lực, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững: từ biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng trong thu nhập nhanh hơn tăng trong chi phí từ đó cho thấy lợi nhuận của VAMC ngày càng tăng. VAMC là tổ chức không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên trong việc giải quyết các món nợ vẫn phải tối thiểu hoá chi phí để đảm bảo hoạt động của mình. Có thể thấy VAMC hoạt động ngày càng hiệu quả.

Tích cực thực hiện mua bán nợ theo giá thị trường tạo tiền đề để hình thành thị trường mua bán nợ thứ cấp mà trong đó VAMC sổ lổ tổ chức trung tâm của thị trường. Trong năm 2017, VAMC đã kí kết hợp đồng với 5 tổ chức tín dụng để mua nợ theo giá trị thị trường đối với 6 khách hàng với tổng giá mua nợ là 3.141 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch mua nợ thị trường được Ngân hàng Nhà Nước phê duyệt. Đến năm 2017 VAMC đã phối hợp với các TCTD thu được 81.656 tỷ đồng (bao gồm thu từ xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ, khách hàng phục hồi SXKD,…). Xử lý nợ xấu là công việc vô cùng khó khăn, vướng mắc từ các quy định của luật pháp cho đến

1,5

2,06 1,9

2,52 3,3

4,86

3,79 3,7

2,55 2,46

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

54 các cơ sở chính sách nhưng VAMC cũng nỗ lực hết mình để hoàn thành và đạt được một số thành tựu:

Hình 23 Kết quả tài chính 2014-2017 của VAMC

Nguồn:VAMC Từ biểu đồ kết quả tài chính 2014 – 2017 của VAMC ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của VAMC. Mặc dù chi phí tăng nhưng tốc độ tăng chi phí không nhanh bằng tốc độ tăng thu nhập nên nhìn chung kết quả kinh doanh của VAMC ngày càng khả quan. Bên cạnh đó việc chi phí và thu nhập đồng loạt tăng còn phần nào cho thấy VAMC xử lý được nhiều khoản nợ hơn cho các ngân hàng.

2.3.2.Hạn chế còn tồn tại:

2.3.2.1.Thủ tục hành chính rắc rối

Một vấn đề đang gây trở ngại cho việc xử lý nợ xấu của ngân hàng đó là liên quan đến thủ tục hành chính như quy trình để xin cấp giấy chứng nhận hay chuyển quyền giấy chứng nhận nhà đất rất rắc rối và mất nhiều thời gian. Mà tài sản đảm bảo của khách hàng tại ngân hàng chủ yếu là bất động sản. Chưa kể từ lúc ngân hàng khởi kiện đến lúc thi hành một bản án quá lâu nên việc xử lý khoản nợ xấu gặp vô vàn khó khăn. Rất nhiều trường hợp ngân hàng đã kiện ra tòa nhưng quá trình thi hành án thu hồi nợ rất trầy trật.

2.3.2.2.Vướng nhiều thủ tục pháp lý:

Trên thực tế, các khoản nợ xấu của các ngân hàng bán cho VAMC đều là các khoản nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi. Do đó, nhiều khoản nợ xấu đã bán cho

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000

2014 2015 2016 2017

Thu nhập(triệu đồng) 32874 64951 70319 87716 Chi phí (triệu đồng) 34429 52937 57719 60180

55 VAMC có tài sản đảm bảo là dự án bất động sản hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, nếu áp dụng điều kiện chuyển nhượng bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản thì sẽ bị hạn chế số lượng các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là dự án bất động sản được chuyển nhượng và ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu, đồng thời ảnh hưởng đển việc tiếp tục triển khai dự án bất động sản nói chung.

Ngay cả những cơ sở pháp lý vận hành thị trường mua bán nợ vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc. Chiếu theo quy định pháp luật hiện hành, có thể thấy chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ bị hạn chế.

Việc thu giữ tài sản đảm bảo chưa được đề cập đến trong Luật Dân sự gây nhiều khó khăn trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo. Ví dụ, tại Điều 301 Bộ Luật Dân sự 2015, người đang giữ tài sản đảm bảo có nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Nhưng trong trường hợp khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản, bên nhận chỉ có mỗi cách là khởi kiện tranh chấp ở tòa. Mà khởi kiện tại tòa án mất rất nhiều thời gian.

Hay như tại Nghị định 53 đã sửa đổi bổ sung quy định sau khi mua nợ, VAMC trở thành chủ nợ và có đầy đủ quyền của chủ nợ, bao gồm cả quyền “nhận bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm”.

Khi ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14, QH đã cho phép cho phép mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo giá trị thị trường và mở rộng đối tượng tham gia thị trường mua bán nợ xấu, gồm cả các pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Như vậy là ngoài VAMC, nguồn lực để xử lý nợ xấu được huy động từ toàn xã hội, miễn là có nguồn lực thật. Tuy nhiên tính đến hết năm 2017, khung pháp lý cho thị trường mua bán nợ vẫn chỉ có một phần, chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ.

2.3.2.3.Thị trường mua bán nợ chưa hoàn thiện.

Đầu tiên, nếu như hàng hóa trên thị trường mua bán nợ của các nước rất đa dạng thì “hàng hóa chủ yếu trên thị trường mua bán nợ ở Việt Nam là trái phiếu và các khoản nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng”, PGS. TS. Đào Văn Hùng cho biết. Đã vậy, trái phiếu Chính phủ chiếm tới 90% tổng giá trị của thị trường trái phiếu, còn phần lớn trái phiếu doanh nghiệp là các trái phiếu không được

56 niêm yết. Giá trị vốn hóa của thị trường thấp, chỉ chiếm khoảng 9% GDP theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Không những nghèo hàng hóa, các chủ thể tham gia thị trường còn rất hạn chế. Bên mua chỉ gồm Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC), và các công ty mua bán nợ của các tổ chức tín dụng (AMC).

Bên bán nợ có hai nhóm là các tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC hoặc AMC và các doanh nghiệp bán nợ cho DATC. Quy mô của các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Việt Nam cũng rất nhỏ và chủ yếu là nhà đầu tư trong nước. Có rất ít quỹ đầu tư nước ngoài có mặt ở thị trường này. Một thực tế nữa là Việt Nam vẫn đang thiếu các cơ quan định giá và định mức tín nhiệm một cách khách quan, chuyên nghiệp. Vì thế, việc định giá các khoản nợ xấu sao cho minh bạch, đúng giá trị thị trường để không dẫn đến hiện tượng tiêu cực, bị trục lợi trong khi bán cũng là một vấn đề gây “đau đầu”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương II đã tập trung nghiên cứu những vấn đề khái quát về công ty quản lý và khai thác tài sản của các TCTD Việt Nam VAMC, đưa ra mô hình và quyền hạn được giao.

Chương này đã đưa ra những con số cụ thể thể hiện vai trò của VAMC trong quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng đồng thời đưa ra những hạn chế trong suốt quá trình từ khi thành lập tới hết năm 2017. Nhìn chung, VAMC đã thể hiện được vai trò của mình trong việc xử lý nợ xấu cho toàn ngành ngân hàng, tuy nhiên việc xử lý nợ xấu vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn và cần có những giải pháp, định hướng cụ thể.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)