Hoạt động mua nợ xấu của VAMC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC (Trang 43 - 57)

CHƯƠNG II. VAMC VÀ THỰC TRẠNG MUA BÁN NỢ XẤU

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC TỪ KHI THÀNH LẬP TỚI

2.2.2. Hoạt động mua nợ xấu của VAMC

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC (Thông tư 19). Thông tư 19 có hiệu lực từ ngày 15/9/2013. Thông tư 19 cùng với Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Thông tư 20/2013/TT-NHNN về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đã tạo lập cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của công ty VAMC.

VAMC mua bán nợ xấu dưới 2 hình thức: mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và mua bán nợ xấu theo giá thị trường. VAMC chủ yếu mua bán nợ dưới hình thức trái phiếu đặc biệt. Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay việc mua bán nợ xấu theo giá thị trường vẫn chưa đạt được thành tích rõ ràng.

Trình tự, thủ tục mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt: Thông tư 19 quy định trình tự, thủ tục mua nợ xấu bằng TPĐB như sau: Thứ nhất, TCTD lập hồ sơ đề nghị mua nợ gửi cho VAMC và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực của hồ sơ. Thứ hai, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị mua nợ của TCTD, VAMC phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và yêu cầu TCTD bán nợ

36 bổ sung hồ sơ khi cần thiết. Thứ ba, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, VAMC xem xét, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và có văn bản trả lời TCTD về việc mua hoặc không mua các khoản nợ xấu.

Trường hợp không mua nợ, văn bản trả lời phải nêu rõ lý do. Thứ tư, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo đồng ý mua nợ của VAMC, TCTD và VAMC tiến hành ký kết hợp đồng mua, bán nợ. Thứ năm, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua, bán nợ, TCTD bán nợ phải thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm về nội dung bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với VAMC. Đồng thời, Thông tư 19 cũng quy định trình tự, thủ tục VAMC phát hành TPĐB để mua nợ xấu của các TCTD, việc sử dụng TPĐB của TCTD, cụ thể: Phương án phát hành TPĐB để mua nợ xâu phải được NHNN chấp thuận; Một TPĐB được phát hành tương ứng với một khoản nợ xấu được mua, bán. Trường hợp khoản nợ xấu được mua là khoản cấp tín dụng hợp vốn, VAMC phát hành TPĐB tương ứng cho từng TCTD tham gia cấp tín dụng hợp vốn; Mệnh giá TPĐB bằng giá mua của khoản nợ xấu theo quy định; TPĐB được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử có định danh, chứng chỉ ghi danh và phải lưu ký tại NHNN; TCTD sở hữu TPĐB chỉ được dùng TPĐB để vay tái cấp vốn của NHNN, mua lại khoản nợ xấu đã bán cho VAMC và có trách nhiệm xác định hệ số rủi ro của TPĐB là 20% khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD...

2.2.2.1.Năm 2013

Hình 7 Tỉ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tính đến ngày 30/09/2013 Đơn vị: Tỷ đồng

Mã CK

2013 2012

Nhóm 5

Nợ

xấu Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu (%)

Nhóm 5

Nợ

xấu Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu (%)

PGBank 685 1240 13057 9,50 237 1197 13787 8,69

NVB 496 1035 11787 8,78 367 727 12886 5,64

SHB 3.603 5075 65487 7,75 2067 4846 56940 8,51

Techcombank 1.382 4146 69952 5,93 884 1840 68216 2,70

PNB 999 1651 43539 3,79 797 1318 43634 3,02

Saigonbank 298 398 10709 3,72 232 318 10861 2,93

37

ACB 487 3491 104457 3,34 1150 2517 102815 2,50

VCB 2.683 7471 250687 2,98 1451 5791 241163 2,40 DongABank 598 1503 51277 2,93 658 2000 50650 3,95 KienLongBank 191 300 10984 2,73 136 283 9683 2,93

MBB 972 2073 80875 2,56 640 1372 74479 1,84

CTG 5.431 8519 345556 2,47 2160 4890 333356 1,47 BID 2.606 8755 373205 2,35 2479 9161 339924 2,70

STB 1.289 2459 109156 2,25 897 1973 96334 2,05

VPBank 226 1077 47388 2,27 192 1003 36903 2,72

EIB 759 1456 81104 1,80 793 988 74922 1,32

Nguồn: Vietstockfinance Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên sẽ bắt buộc phải bán nợ xấu cho VAMC. Theo thống kê, đối với các ngân hàng đã công bố BCTC quý 3/2013, tính đến thời điểm cuối tháng 09/2013 đã có 7 nhà băng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% là PGBank, Navibank, SHB, Techcombank, Southembank, Saigonbank và ACB bắt buộc phải bán nợ cho VAMC. PGbank có tỉ lệ nợ xấu 9,5% - con số lớn nhất trong các ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu cao.

Hình 8 So sánh nợ xấu của Agribank và các ngân hàng khác

Nguồn: Tổng cục thống kê Nợ xấu của Agribank chiếm 24% nợ xấu của toàn hệ thống; gấp rưỡi tổng nợ xấu của BIDV, Vietcombank và Vietinbank cộng lại. VAMC bắt đầu thực hiện việc mua nợ xấu của các TCTD từ ngày 1/10/2013. Tuy không nằm trong 7 ngân hàng bắt buộc phải bán nợ cho VAMC, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

24%

59% 17%

Agribank BIDV+Vietcombank+Vietinbank Các TCTD còn lại

38 (Agribank) là NH đầu tiên đăng kí bán nợ cho VAMC. Agribank và Công ty Quản lý tài sản và mua bán nợ Việt Nam (VAMC) chính thức ký hợp đồng mua bán nợ xấu trị giá 2.534 tỷ đồng của 11 khách hàng doanh nghiệp. Món nợ này Agribank bán cho VAMC với giá trị 1.723 tỷ và được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành (giá mua bằng 70% giá trị sổ sách). Với việc bán các khoản nợ xấu cho VAMC, Agribank giảm được 7,56% tổng nợ xấu của toàn hệ thống mà trước đó tổng nợ xấu trước khi bán của Agribank là 33.518 tỷ đồng. Tiếp đó 3 ngân hàng SCB, SHB, PGBank bán cho VAMC 846 tỉ đồng nợ.

VAMC kết năm 2013 với tổng cộng 38.900 tỷ đồng nợ xấu mua lại từ 35 ngân hàng với tổng chi phí 32.400 tỷ đồng (sau khấu trừ 17% là các khoản dự phòng được trích lập cho lượng nợ xấu này). Trong số các ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC có một số ngân hàng niêm yết, cụ thể là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (HSX:VCB) bán 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) (HSX:STB) bán 800 tỷ đồng, và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (HNX:ACB) bán 1.500 tỷ đồng.

Tất các các ngân hàng bán nợ xấu sẽ được đổi lấy trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi coupon 0% và giá trị đáo hạn bằng không (hay còn gọi là trái phiếu đặc biệt).

Các ngân hàng có thể dung trái phiếu này thế chấp để vay NHNN với lãi suất tái cấp vốn là 5% (thấp hơn 2% so với lãi suất của NHNN dành cho các khoản vay tái cấp vốn khác).

2.2.2.2.Năm 2014:

Cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ. Và nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa được có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu.

39 Hình 9 Nợ xấu của các ngân hàng bán cho VAMC năm 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn:VAMC BIDV là ngân hàng bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhiều nhất với con số 6.600 tỷ đồng. Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong báo cáo thường niên năm 2014 của SCB, ngân hàng đã trích lập dự phòng trái phiếu VAMC là 1.225 tỷ đồng. Như vậy ước tính SCB đã bán khoảng 6.125 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. SCB công bố tính đến thời điểm cuối năm 2014 tổng số nợ xấu đã bán cho VAMC là 11.409 tỷ đồng. Theo kế hoạch, SCB sẽ phải trích lập dự phòng 20%/năm cho phần trái phiếu đặc biệt VAMC. SCB dự kiến thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản trái phiếu VAMC trong 10 năm để giảm áp lực tài chính thay vì 5 năm. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng đã bán cho VAMC 2.506 tỷ đồng nợ xấu trong khi kế hoạch đề ra là 2.500 tỷ đồng. Ngân hàng này cũng trích lập dự phòng lên tới 1.201 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã bán 1.232,5 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC để đổi lấy trái phiếu đặc biệt trong năm 2014.

Sacombank đã thu hồi nợ gần 354 tỷ đồng, chuyển đổi trái phiếu VAMC 4.349 tỷ đồng (dư nợ gốc là 4.984 tỷ đồng). Ngoài ra, trong năm 2014, Ngân hàng TMCP Á

6600 6125

4500 4349 3956 3400

2506 2100 1925 1232,5 0

1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

40 Châu (ACB) đã bán 1.043 tỷ đồng cho VAMC và nhận lại trái phiếu đặc biệt ở mức 970 tỷ đồng.

Hình 10 Kết quả mua nợ xấu của các TCTD bằng TPĐB của VAMC Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn:VAMC VAMC tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD. Tính riêng trong năm 2014, VAMC đã tiến hành mua được 82.000 tỷ đồng nợ xấu với giá mua là 77.705 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2014 chỉ còn 3,25%.

2.2.2.3.Năm 2015:

Nợ xấu giảm nhưng tổng nợ xấu ngân hàng lại tăng, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng tăng vọt.

BIDV là một điển hình. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,62% nhưng tổng nợ xấu của BIDV lại tăng lên. Tính đến cuối năm 2015, tổng số nợ xấu của ngân hàng là 9.697 tỷ đồng, tăng mạnh so với tổng nợ xấu năm 2014 là 8.563 tỷ đồng.Trong đó nợ có khả năng mất vốn tiếp tục tăng cao, tăng từ 3.266 tỷ đồng hồi cuối năm 2014 lên 5.193 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng số nợ xấu.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

VAMC mua nợ xấu

Nợ xấu theo báo cáo TCTD(không bao gồm nợ đã được cơ cấu lại)

41 Hình 11 Nợ có khả năng mất vốn năm 2015 của 10 ngân hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: NHNN

Sacombank là ngân hàng vừa có tỷ lệ nợ xấu tăng và tổng số nợ xấu tăng.

Tính đến cuối năm 2015, nợ xấu của Sacombank tăng từ 1,19% hồi đầu năm lên 1,87% vào cuối năm. Tổng nợ xấu cũng tăng từ 1.521 tỷ đồng hồi cuối năm 2014 lên 3.448 tỷ đồng vào cuối năm 2015. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt từ 1005 tỷ đồng từ cuối năm ngoái lên 3.029 tỷ đồng vào cuối năm 2015.Tổng nợ xấu năm 2015 của VIB cũng tăng nhẹ lên 988 tỷ đồng mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,06% so với tổng dư nợ. Trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 2/3 tổng nợ xấu với 755 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 521 tỷ đồng hồi cuối năm 2014.Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giảm từ 2,3% trong năm 2014 xuống còn 2% tính đến cuối năm 2015, nhưng tổng số nợ xấu lại tăng lên 7.777 tỷ đồng, tăng 316 tỷ đồng so với năm trước. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng lên mức 5.672 tỷ đồng, chiếm 73% tổng số nợ xấu.

1016 755

2795 5193

1082 1066 3029

5672

802

1282

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

42 Hình 12 Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 của 10 ngân hàng

Nguồn: Tổng cục thống kê Vietinbank đã bán 6.219 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2015, lũy kế đến này mệnh giá trái phiếu đặc biệt của VAMC phát hành cho ngân hàng này là 10.341 tỷ đồng.Năm 2015, Techcombank bán nợ xấu cho VAMC là 761 tỷ đồng, lũy kế đến nay là 3.741 tỷ đồng.Tính đến ngày 30/9/2015, một lượng không nhỏ nợ xấu đã được chuyển sang tay Công ty quản lý tài sản (VAMC) như tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN – Eximbank (EIB) có đến hơn 6,300 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, tăng 33% so với đầu năm. Còn tại VPBank, trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cũng tăng 30% lên hơn 5,100 tỷ đồng. Khoản này tại Vietcombank và Techcombank lần lượt hơn 3,900 tỷ và 3,700 tỷ đồng, đặc biệt là của Vietcombank cao gấp đôi so với đầu năm 2015.

Tính đến cuối năm 2015,tổng giá mua của VAMC đối với các khoản nợ xấu của các TCTD là 82.155 tỷ đồng (tăng 4.450 tỷ đồng so với năm 2014 và 51.2018 tỷ đồng so với năm 2013) của 38 TCTD.

Mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt

1,72% 1,85% 2%

1,87%

1,32%

1,60% 1,62%

0,91%

2,06%

1,66%

0,00%

0,50%

1,00%

1,50%

2,00%

2,50%

43 Hình 13 Bảng kết quả mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt năm 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

từ 01/0/2015 đến 31/12/2015

Lũy kế từ 2013 đến 31/12/2015 Tiếp

nhận Duyệt mua

Phát hành

TPĐB Phát hành TPĐB

1 Số khách hàng 10.592 9.845 9.772 16.039

2 Số khoản nợ 15.114 14.545 14.326 24.512

3 Dư nợ gốc (tỷ đông) 111.350 109.780 243.335 4 Dư nợ gốc nội bảng (tỷ

đồng) 11.112 109.264 107.928 236.603

5 Giá mua 102.117 100.458 99.257 207.909

Nguồn: VAMC

Năm 2015, mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt với giá mua đạt đến 99.257 tỷ đồng.

Mua nợ theo giá trị thị trường

Năm 2015 VAMC đã tích cực mua nợ theo giá thị trường, triển khai các công tác liên quan để mua, bán nợ theo giá thị trường. Tuy chưa đạt kết quả cuối cùng nhưng các công tác triển khai trong năm đã đặt nền móng cho việc thực hiện mua, bán nợ theo giá thị trường năm 2016 và các năm tiếp theo. VAMC trong thời gian chờ NHNN ban hành phương án mua nợ xấu theo giá thị trường để có cơ sở thực hiện.

2.2.2.4.Năm 2016

Trong 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chiếm 21%.

44 Hình 14 Nợ xấu đã bán cho VAMC của 12 ngân hàng đến hết năm 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: VAMC

Tính đến hết năm 2016, tổng nợ xấu 12 nhà băng này đã bán cho VAMC khoảng 73.974 tỷ đồng.

Hình 15 So sánh kết quả hoạt động của một số ngân hàng năm 2016 với năm 2015

Đơn vị: Triệu đồng

Ngân hàng

Dư nợ cho vay Tỷ lệ

tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ tăng giảm Đến

31/12/2016

Đến

31/12/2015

Năm 2016

Năm 2015

Sacombank 198.859.667 185.916.812 6,96% 5,35% 1,86% 188,49%

VPBank 144.673.213 116.804.247 23,86% 2,79% 2,69% 3,73%

Eximbank 86.891.327 84.759.792 2,51% 2,95% 1,86% 58,51%

BIDV 723.697.407 598.434.475 20,93% 1,96% 1,68% 16,61%

SHB 162.370.188 131.427.193 23,54% 1,93% 1,72% 12,30%

Vietcombank 460.808.467 387.722.937 18,85% 1,48% 1,84% -19.41%

MB 150.737.702 121.348.630 24,22% 1,32% 1,61% -17.94%

Vietinbank 661.987.797 538.080.026 23,03% 1,02% 0,92% 11,87%

ACB 161.956.125 134.031.804 20,83% 0,88% 1,32% -33.61%

Techcombank 111.625.772 1,67%

MSB 28.046.320 3,26%

Tỷ lệ TB 2,19% 1,86%

Nguồn:NHNN

0 1069 1555 1875 3255 3640 5628 5820 6541 8440 15477

35651

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

45 Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng công bố, ba ngân hàng thương mại cổ phần là ACB, MBBank và Vietinbank là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm 2016. Trong đó, ACB có bước giảm rõ rệt nhất từ 1,32%

xuống 0,88%; MBBank giảm từ 1,61% xuống 1,32%. Tỷ lệ nợ xấu ở Vietinbank tuy ở mức thấp 1,02% nhưng lại tăng so với con số 0,92% vào cuối năm 2015.

Ngược lại, Sacombank, Eximbank và VPBank là 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các nhà băng được khảo sát. Sacombank bán cho VAMC 35.651 tỷ đồng nợ xấu nhưng đến thời điểm cuối năm 2016 tỷ lệ nợ xấu vẫn còn đứng ở mức rất cao 5.35%. Tỷ lệ tăng đột biến là do ảnh hưởng của việc sát nhập Ngân hàng Phương Nam (Southernbank) hồi tháng 10/2015 mang theo một gánh nặng về nợ xấu của ngân hàng này. BIDV bán cho VAMC 15.477 tỷ đồng nợ xấu, giải quyết được khối lượng nợ xấu lớn thế này cho VAMC cũng là một trong những lý do tỷ lệ nợ xấu của BIDV giữ được ở mức ổn định. Eximbank, một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao trong báo cáo quý II/2016 (5,3%) nhưng lại chuyển biến tích cực trong 6 tháng cuối năm với việc tái cơ cấu được 1.726 tỷ đồng nợ xấu.

Trong đó phần lớn nợ (5.628 tỷ đồng nợ xấu) được bán cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC). Chốt số liệu năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này ở mức 2,95%. Trong năm 2016, VPBank bán cho VAMC 3.640 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, VPBank có tỷ lệ nợ xấu duy trì cao trong hai năm qua. Nguyên nhân chính là việc mở rộng tín dụng tiêu dùng từ công ty con là FE - Credit. Tốc độ tăng trưởng ở mức bình thường so với một số ngân hàng nhưng mang lại mức lợi nhuận lớn và tỷ lệ nợ xấu cao.

- Mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt:

Trong năm 2016, VAMC tiếp tục thực hiện tốt công tác mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt. Kết quả đã mua được 43.246 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua là 40.035 tỷ đồng (kế hoạch xây dựng từ đầu năm là 40.000 tỷ đồng). Hầu hết khoản nợ xấu VAMC đã nhận từ các TCTD đều có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp... Cụ thể trong đó: tài sản là bất động sản trị giá 268.872 tỷ đồng, chiếm 62%; tài sản trên đất trị giá 31.308 tỷ đồng, chiếm 7,2%; giấy tờ có giá trị giá 12.902 tỷ đồng, chiếm 3%; máy móc thiết bị trị giá

46 22.097 tỷ đồng, chiếm 5,1%; phương tiện vận tải trị giá 18.333 tỷ đồng, chiếm 4,2%; quyền đòi nợ trị giá 11.610 tỷ đồng, chiếm 2,7%; quyền phát sinh tài sản 34.805 tỷ đồng, chiếm 8,0%; các loại tài sản khác trị giá 34.051 tỷ đồng, chiếm 7,8%.

Hình 16 Kết quả mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt năm 2016 Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2016

Lũy kế từ năm 2013 đến

31/12/2016 Tiếp

nhận Duyệt mua

Phát hành TPĐB

Phát hành TPĐB

1 Số khách hàng 980 920 832 15.855

2 Số khoản nợ 1.388 1.354 1.240 25.656

3 Dư nợ gốc 42.940 43.940 275.555

4 Dư nợ gốc nội

bảng 42.517 41.877 42.183 282.403

5 Giá mua 40.278 39.780 40.035 245.924

Nguồn: VAMC - Mua nợ theo giá thị trường

Cùng với việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt thì VAMC cũng tích cực tham gia xây dựng phương án mua, bán nợ theo giá thị trường, tạo tiền đề để hình thành thị trường mua bán nợ thứ cấp mà trong đó VAMC sẽ là tổ chức trung tâm của thị trường. VAMC cũng đã triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá thị trường. Mặc dù việc mua bán nợ theo giá thị trường chưa có kết quả cụ thể nhưng qua thực tế giúp cho VAMC tích lũy được nhiều kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục triển khai trong năm 2017.

2.2.2.5.Năm 2017:

Trong năm 2017, VAMC đã mua nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đạt 32.377 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng với giá mua là 31.831 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đã được NHNN phê duyệt đầu năm và phê duyệt điều chỉnh tại Công văn 9178/NHNN-TTGSNH ngày 8/11/2017.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)