1.1. Tổng quan về các sản phẩm tài chính phái sinh
1.1.4. Vai trò của các sản phấm phái sinh
Thị trường các sản phẩm phái sinh rất đa dạng, phong phú do các tài sản cơ sở rất đa dạng. Các sản phẩm phái sinh có vai trò đặc biệt quan trọng với nên kinh tê, các ngân hàng và các khách hàng.
1.1.4.1. Vai trò của các sản phẩm phái sin h đối với các khách hàng
- Phòng ngừa rủi ro. Một sự biến động trong giá cả hàng hoá, tỷ giá, lãi suât đêu sẽ gây ra các biến động cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp, gây ra nhiêu khó khăn trong việc xây dựng các phương án kinh doanh và bảo vệ lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phàm phái sinh như một công cụ đê phòng ngừa rủi ro, bảo vệ lợi nhuận.
- Đầu cơ kiếm lời. Các sản phẩm phái sinh cho phép các nhà đầu cơ có thể đầu tư để kiếm lời khi có những dự đoán về biển động giá cả hàng hoá, lãi suât và tỷ giá dựa trên các thông tin sẵn có, kinh nghiệm hoặc đâu tư mạo hiêm.
1.1.4.2. Vai trò của các sản phẩm phái sinh đối với các ngân hàng
- Giao dịch. Các ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu. Theo đó ngân hàng bán các sản phẩm phái sinh và mua một sản phẩm phái sinh đối ứng tại thị trường quốc tế và hưởng chênh lệch giá.
- Cơ cấu tài sản - nợ. Các ngân hàng có kỳ hạn tài sản và nợ không tương xứng đối với cả ngoại tệ và nội tệ do đó ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suât, tỷ giá có sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng sử dụng các sản phẩm phái sinh như một công cụ đê cơ câu lại tài sản — nợ đê làm giảm đên mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra khi có sự biến động.
Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng, các ngân hàng cũng là những thành viên tham gia thị trường phái sinh để đầu cơ, kinh doanh,...
tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng.
1.1.4.3. Vai trò của các sản phẩm phái sinh đối với nền kinh tế
Từ xa xưa các giao dịch phái sinh đã được hình thành từ nhu câu câp thiêt của nền kinh tế để phòng ngừa rủi ro về giá cả hàng hoá như việc đặt mua trước bưởi, cam nhân dịp tết, hay việc đặt gà cho các dịp lễ hội,... Xuất phát chính từ nhu câu bảo hiểm giá cả hàng hoá mà các thương nhân đã hình thành nên các sản phàm phái sinh sơ khai nhất. Sau này, khi nền kinh tể ngày càng phát triển, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính ngày càng thúc đây quá trình phát triên và hoàn thiện các sản phẩm phái sinh nói chung và các sản phẩm tài chính phái sinh nói riêng.
Mặt khác sự hoàn thiện của các sản phẩm phái sinh lại tác động trở lại nền kinh tế thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững do đã phòng ngừa, hạn chế được các rủi ro không mong muốn cho các thành viên, giúp họ bảo toàn và nâng cao được hiệu quả hoạt động. Khi các nhà đầu tư bảo toàn được vốn, họ có cơ sở để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tể phát triên. Khi nên kinh tê
phát triển sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, từ đó tiêp tục thu hút được các nhà đâu tư mới.
Không chỉ có vậy, các sản phẩm phái sinh còn tạo ra một thị trường tiêm năng cho các nhà đầu tư nắm bắt được thông tin và những người có khả năng dự đoán thị trường trong tương lai có mức sinh lợi nhuận vượt trội như một công cụ đâu cơ kiếm lời. Bên cạnh đó, thị trường phái sinh cũng mở ra sự phát triển cho các tổ chức truna gian, môi giới, sàn giao dịch,... khi các tổ chức này được hưởng các khoản phí sóp phần tạo thêm cône ăn việc làm cho người dân, góp phân phát triên kinh tê của đất nước.
Tóm lại, việc hình thành và phái triển thị trường phái sinh sẽ làm cho giá cả phản ánh đúna cung - cầu của thị trường hơn, đồng thời các doanh nghiệp, ngân hàng cũng như các nhà đầu tư có thêm các cách để phòng ngừa rủi ro, đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Nhà nước có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý cũng như tạo thêm một kênh huy động vốn cho nền kinh tế tạo điêu kiện thúc đây kinh tê phát triên.
1.2. Mỏ- rộng các sản phẩm tài chính phái sinh tại các Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm về sụ- mỏ- rộng các sản phẩm tài chính phái sinh tại các Ngân hàng thương mại
Khái niệm mở rộng được sử dụng phổ biến trong các hoạt động của xã hội.
Theo mồi giác độ khái niệm mở rộng lại được định nghĩa khác nhau nhưng mở rộng có thể định nghĩa một cách khái quát như sau: “Mở rộng là làm cho có quy mô hơn trước cả về chiều rộng và chiều sâu, nghĩa là sự biên đôi theo hướng đi lên cả vê chất và lượng ”.
Từ khái niệm chune về sự mở rộng, mở rộng các sản phẩm tài chính phái sinh của các Ngân hàna thươne mại có thể được hiểu là “Làm cho quy mô kinh doanh của các sản phẩm tài chỉnh phái sinh của các ngân hàng thương mại tăng lên cả vê sổ luợng và chất lượng".
1.2.2. Các chí tiêu đánh giá sự mỏ rộng các sản phẩm tài chính phái sinh của các Ngân hàng thương mại
Trên cơ sở khái niệm mở rộng các sản phâm tài chính phái sinh của NHTM có thể đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng như sau:
1.2.2.1. Các ch ỉ tiêu định lượng
Các chỉ tiêu định lượng là các chỉ tiêu có thê lượng hoá băng con sô, công thức, so sánh kỳ này so với kỳ trước. Các chỉ tiêu định lượng bao gồm một số chỉ tiêu như sau:
- Số lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm tài chính phái sinh được ngân hàng cung cấp thể hiện tổc độ phát triển sản phẩm mới và sự đa dạng hoá trong mảng hoạt động phái sinh của ngân hàng. Cạnh tranh ngày càng gay găt đòi hỏi sự phát triển trong sản phẩm, dịch vụ nhăm đáp ứng nhu câu của khách hàng từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Đánh giá về sổ lượng các sản phâm qua các chỉ tiêu như:
+ Số sản phẩm mới phát hành trong kỳ.
+ Tốc độ tăng trưởng sản phẩm mói trong kỳ.
- Doanh sổ giao dịch. Doanh số giao dịch thể hiện ở các chỉ tiêu về doanh số, số lượng giao dịch, giá trị giao dịch, cụ thể như sau:
+ Tổng giá trị các giao dịch trong kỳ.
+ Tốc độ tăng trưởng doanh số so với kỳ trước.
+ Số lượng giao dịch trong kỳ.
+ Số lượng giao dịch tăng trong kỳ.
+ Tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch trong kỳ.
+ Giá trị bình quân của mỗi giao dịch trong kỳ.
+ Giá trị giao dịch lớn nhất, nhỏ nhất.
- Sổ lượng khách hàng giao dịch, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm phản ánh quy mô, thị phần trên thị trường của các NHTM. số lượng khách hàng càng lớn càng đem lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, phản ánh uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa dạng khách hàng cũng giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro. số lượng khách hàng giao dịch có thể đánh giá như sau:
+ Tổng số lượng khách hàng giao dịch trong kỳ.
H Ọ C V IÊ N NGÂN H À N G _ TRUNG TÀM THÒNG TIN-THƯ VIỆN
+ Tổc độ tăng số lượng khách hàng trong kỳ.
- Doanh thu chi phí và lợi nhuận. Thước đo, doanh thu, chi phí và lợi nhuạn luôn luôn là công cụ phản ánh hiệu quả kinh tế quan trọng nhất trong hoạt động tài chính và là chỉ tiêu được mọi nhà quản lý quan tâm. Các chỉ tiêu này có thê cụ thê như sau:
+ Thu từ phí môi giới, trung gian.
+ Thu từ chênh lệch tỷ giá, lãi suất.
+ Thu từ hoạt động tự doanh, đầu cơ.
+ Chi xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng.
+ Chi phí lương, nhân công.
+ Chi phí dự phòng, chi phí khác.
+ Tốc độ gia tăng chi phí.
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: tự doanh, đầu cơ, trung gian.
+ Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.
+ Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu không thể lượng hoá bằng các con số cụ thể tuy nhiên các chỉ tiêu này vân tác động rât lớn đên hoạt đọng cua ngan hang, chúng được phản ảnh thông qua một số chỉ tiêu như sau:
- Sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng là chia khoa đe giư chân khách hàng từ đó mở rộng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng sẽ góp phần gia tăng uy tín, thương hiệu cho ngân hàng. Từ đó giúp ngân hàng mở rộng thị phân thông qua việc giới thiệu bạn be, đoi tac sư dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đê đo lường sự hài lòng cua khach hang, các NHTM tại Việt Nam đã có các chương trình chăm sóc khách hàng thương xuyên và lấy phiếu ý kiến của khách hàng đê đánh giá từ đó cải thiện chât lượng san phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
- Thương hiệu về bản chất là uy tín, danh tiếng của ngân hàng nói chung và của các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nói riêng (trong đó có các sản pham tai chinh
phái sinh). Thương hiệu là tài sản vô hình của ngân hàng giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, từ đó tăng sức cạnh tranh. Do vậy, thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triên của các sản phẩm tài chính phái sinh.
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ và chất lượng tư vấn của nhân viên ngân hàng là giá trị gia tăng của sản phẩm. Trong đó chất lượng sản phẩm dịch vụ phản ánh tính mới, tính riêng có, hữu ích và phù hợp mà sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mang lại cho khách hàng còn chất lượng tư vấn của nhân viên ngân hàng phản ánh qua sự am hiểu thị trường, am hiểu khách hàng đồng thời thể hiện sự nhiệt tình với công việc, quan tâm và theo sát khách hàng từ đó đưa ra các lời khuyên họp lý cho khách hàng để giúp khách hàng có những quyết định hợp lý nhất trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và các sản phẩm tài chính phái sinh nói riêng. Chât lượng sản phâm dịch vụ và chât lượng tư vấn sẽ được khách hàng đánh giá từ đó quyết định tiếp tục hay không tiêp tục sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngày nay, các sản phâm dịch vụ tài chính nói chung và các sản phẩm tài chính phái sinh nói riêng của các ngân hàng tại Việt Nam là tương đối tương đồng chính sự khác biệt về thái độ của nhân viên ngân hàng, chất lượng dịch vụ tư vẩn, hỗ trợ của nhân viên ngân hàng sẽ khiến khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nào và có tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng hay không nhất là trong điều kiện các ngân hàng đêu hướng đến ngân hàng cung cấp dịch vụ thì chât lượng phục vụ và chât lượng tư vân lại càng quan trọng.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đôi với khách hàng thì điêu này được biểu hiện trước hết ở thủ tục đơn giản thuận tiện, cung cấp dịch vụ kịp thời từ đó giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí giao dịch và nhất là không bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, bên cạnh đó, ngân hàng còn phải trở thành bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn đôi với khách hàng, góp ý, tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể là người cung cấp thông tin bố ích về thị trường, vê tiến bộ khoa học công nghệ cho
khách hàng. Có làm tốt những điều đó thì doanh nghiệp mới thực sự trở thành đôi tác trung thành của ngân hàng.
Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu 02 chỉ tiêu định tính là sự hài lòng của khách hàng và thương hiệu của BIDV.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sụ mở rộng các sản phẩm tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại