Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hải Phòng (Trang 23 - 27)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Phát triển tín dụng DNNVV

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

a. Về sự đa dạng hóa của các sản phẩm tín dụng đối với DNNVV

Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng là quá trình mở rộng danh mục sản phẩm tín dụng cung ứng với nhiều kỳ hạn, nhiều hình thức, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng và tạo ra nhiều sản phẩm sinh lời và rủi ro khác nhau.

Tuy nhiên, đa dạng hóa không có nghĩa là mở rộng danh mục sản phẩm cung ứng một cách tràn lan mà ngân hàng luôn phải tính đến hiệu quả của cả danh mục trong việc giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh đồng thời đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của khách hàng.

b. Về chất lượng dịch vụ tín dụng đối với DNNVV

Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện ở mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích cho người cung cấp.

Theo cách đó, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thỏa mãn nhu cầu vay vốn vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Chất lượng dịch vụ tín dụng là khả năng đáp ứng của dịch vụ tín dụng đối với sự mong đợi của khách hàng đi vay, hay nói cách khách thì đó chính là khoảng cách giữa sự kỳ vọng của khách hàng vay với cảm nhận của họ vè những kết quả mà họ nhận được sau khi giao dịch vay vốn với ngân hàng.

Tác giả tiến hành nghiên cứu chất lượng dịch vụ hoạt động cho vay dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng ở 5 chỉ tiêu cụ thể sau:

- Chính sách tín dụng: là các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động cho cán bộ ngân hàng. Nội dung của chính sách tín dụng bao gồm các chính sách về khách hàng, quy mô và giới hạn tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, chính sách về TSBĐ,…

- Thủ tục, hồ sơ: bao gồm những yêu cầu bắt buộc của ngân hàng đối với những cá nhân, tổ chức muốn vay vốn.

- Sản phẩm tín dụng: là các gói sản phẩm cho từng đối tượng cụ thể có các nhu cầu về tài chính. Sản phẩm tín dụng phải đáp ứng và giải quyết được các nhu cầu của khách hàng.

- Chi phí vay vốn: bao gồm lãi suất cho vay, phí định giá TSBĐ, phí trả nợ trước hạn.

- Năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng: thể hiện ở năng lực thẩm định khách hàng, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp các khúc mắc của khách hàng.

Tóm lại, đối với NHTM thì chất lượng dịch vụ tín dụng thể hiện ở sự hài lòng và thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

a. Số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Sự gia tăng số lượng khách hàng: Thể hiện sự tăng lên về số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng và thực hiện các món vay ngân hàng. Số lượng DN tăng thêm được so sánh với các năm trước đó để tính tốc độ tăng trưởng khách hàng theo công thức:

Tốc độ tăng trưởng KH (%) = 𝑺ố 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽(𝒏ă𝒎 𝒏)−𝑺ố 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽 (𝒏ă𝒎 𝒏−𝟏) 𝑺ố 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽 (𝒏ă𝒎 𝒏−𝟏) x 100%

Tốc độ tăng trưởng khách hàng dương thể hiện số khách hàng DNNVV đã tăng lên và thể hiện xu thế tăng trưởng số lượng khách hàng qua các năm.

b. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV trong tổng dư nợ

Dư nợ phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng cho DNNVV vay tính đến thời điểm nhất định, để đánh giá thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng dư nợ = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 đố𝒊 𝒗ớ𝒊 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ x 100%

Tỷ lệ này phản ánh tỷ lệ dư nợ của DNNVV trong tổng dự nợ cho vay. Nếu tỷ trọng dư nợ DNNVV lớn chứng tỏ ngân hàng đã tích cực mở rộng cho vay với đối tượng này.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ = 𝑫ư 𝒏ợ 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽𝒏ă𝒎 𝒏−𝑫ư 𝒏ợ 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽𝒏ă𝒎 𝒏−𝟏

𝑫ư 𝒏ợ 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽𝒏ă𝒎 𝒏−𝟏 x 100%

Tăng trưởng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng của tăng trưởng quy mô tín dụng, để tăng trưởng dư nợ phải tăng doanh số cho vay lớn hơn doanh số thu nợ. Muốn tăng trưởng dư nợ bền vững thì mức tăng trưởng dư nợ phải được duy trì ổn định qua các năm. Đồng thời để tăng trưởng dư nợ cần tăng mức đầu tư kết hợp với mở rộng thêm số lượng khách hàng.

c. Chất lượng tín dụng đối với DNNVV c.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn, nợ xấu: là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các khoản vay. Nợ quá hạn, nợ xấu gồm các khoản nợ cần chú ý (quá hạn dưới 90 ngày), nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 90 đến 180 ngày), nợ nghi ngờ (quá hạn từ 181 đến 360 ngày), nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày).

Tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 đố𝒊 𝒗ớ𝒊 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽 x 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp luôn là mong muốn của các ngân hàng. Cần so sánh tỷ lệ này qua các năm để đánh giá tỷ lệ nợ xấu tăng hay giảm, để đảm bảo an toàn tín dụng đối với DNKN.

Tỷ lệ nợ xấu của DNNVV = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒏𝒉ó𝒎 𝑰𝑰𝑰, 𝑰𝑽, 𝑽 đố𝒊 𝒗ớ𝒊 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽 x 100%

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.

c.2. Tỷ lệ cho vay có TSBĐ

Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ năng tả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do vậy, bảo đảm tiền vay bằng tài sản bảo đảm là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ cho vay có TSBĐ cho thấy khẩu vị rủi ro của ngân hàng và được tính bằng công thức:

Tỷ lệ cho vay có TSBĐ = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒄ó 𝑻𝑺𝑩Đ 𝒗ớ𝒊 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽 x 100%

c.3. Mức độ tập trung tín dụng DNNVV

Mức độ tập trung tín dụng được biểu hiện qua cơ cấu tín dụng. Do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo.

Tỷ trọng cho vay theo thời hạn = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏/ 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈,𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽 x 100%

Nếu tỷ trọng cho vay theo trung dài hạn ở mức cao (khoảng trên 15%) thì ngân hàng dễ xảy ra rủi ro tín dụng.

Tỷ trọng cho vay theo ngành nghề = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒏𝒈à𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉ề

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝑫𝑵𝑵𝑽𝑽 x 100%

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hải Phòng (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)