Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Kinh nghiệm của các NHTM khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong việc phát triển tín dụng cho các DNNVV
➢ Tại ACB:
ACB công bố gói vay ưu đãi trong bối cảnh nhiều ngân hàng công bố giảm lãi suất sau Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018. Ngân hàng ACB chính thức triển khai các gói vay ưu đãi lãi suất với tổng số vốn lên đến 15.000 tỉ đồng. Trong đó, ACB sẽ dành 10.000 tỉ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay với lãi suất thấp nhất 6,8%/năm. Mục tiêu của ACB hướng đến khi triển khai chương trình là cung cấp nguồn vốn vay ưu đãi để các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc bình ổn giá cả hàng hóa thị trường. Bên cạnh đó, ngân hàng ACB cũng tăng thời gian cho vay bổ sung vốn lưu động tối đa 5 năm cho các DNNVV.
Như vậy, để phát triển tín dụng, ngân hàng TMCP Á Châu đã chú trọng vào giá cả sản phẩm và tạo ra điểm khác biệt trong sản phẩm tương tự với các ngân hàng khác của mình.
➢ Tại Sacombank
Sacombank lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm, cho ra mắt và đưa vào sử dụng các sản phẩm đặc biệt và toàn diện cho DNNVV khác biệt hoàn toàn so với các ngân hàng khác. Cụ thể, Sacombank đưa ra sản phẩm “Thẻ tín dụng đối
với doanh nghiệp” Khi sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp Sacombank, doanh nghiệp được sử dụng một dịch vụ có chế độ chăm sóc khách hàng tốt, các giao dịch được ưu tiên thực hiện nhanh chóng. Thẻ tín dụng quốc tế doanh nghiệp Sacombank là phương thức thanh toán hiện đại, giúp doanh nghiệp mua trước trả tiền sau với thời gian miễn lãi lên đến 55 ngày mà không cần tài sản đảm bảo.
Chiếc thẻ sẽ hỗ trợ chủ doanh nghiệp tách bạch chi tiêu cá nhân với doanh nghiệp. Cán bộ nhân viên doanh nghiệp có thể sử dụng thẻ được cấp để chi trả công tác phí, mà không cần doanh nghiệp phải ứng trước tiền mặt. Ngoài ra, khách có thể thanh toán, rút tiền trên khắp thế giới, mua hàng trực tuyến, giảm đến 50% tại hàng trăm điểm chấp nhận thẻ Sacombank. Đặc biệt, khi công tác nước ngoài, chủ thẻ tín dụng quốc tế doanh nghiệp được ưu đãi phí giao dịch ngoại tệ chỉ 2%.
Ở đây, Sacombank đã chọn đi đầu trong một lĩnh vực sản phẩm mới để thu hút sự quan tâm và sử dụng của khách hàng.
➢ Tại VP bank
Nắm bắt được những khó khăn mà các DNNVV gặp phải là thường không có nhiều tài sản thế chấp, quản lý tài chính thô sơ (phần nhiều quản lý tay) nên rất khó đáp ứng yêu cầu đảm bảo của ngân hàng khi nộp hồ sơ vay vốn. VP bank đã đưa ra các chương trình tín dụng tín chấp giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn linh hoạt để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, VP bank phát triển tín dụng bằng cách phát triển bộ phận khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ - đối tượng chiếm đến 96% trên tổng số doanh nghiệp nhưng lại chưa được các ngân hàng khác quan tâm
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về DNNVV, tín dụng NHTM đối với DNNVV, phát triển tín dụng đối với DNNVV, trình bày các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng. Bên cạnh đó, chương 1 còn nêu ra kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV của một số NHTM trên địa bàn thành phố.
Đây là cơ sở lý luận cho phần trình bày các chương tiếp theo để đi sâu vài tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hải Phòng.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG
HẢI HẢI PHÒNG
2.1. Thực trạng của các DNNVV tại Hải Phòng hiện nay
Thành phố Hải Phòng là một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế lớn trên cả nước. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến cuối năm 2017 có khoảng 17600 doanh nghiệp tăng khoảng 11.5% so với năm 2016, trong đó DNNVV chiếm khoảng 80%. Số lượng DN đăng ký thành lập mới, số lượng DN quay lại hoạt động trên địa bàn thành phố tăng vượt trội trong năm 2016 và 9 tháng đầu năm 2017. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp thành lập mới tại Hải Phòng năm 2017 là 34% so với cả nước.
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2013 – 2017
Nguồn: Cục thống kê – Thành phố Hải Phòng
Ngành 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 8,795 11,160 13,951 15,502 17,617
Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hải Phòng hiện có 1,106 DN tư nhân, 7,978 công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hơn 5,000 công ty CP, 140 DN Nhà nước… Hàng năm, số lượng các DNNVV tăng khoảng 15%, kéo theo sự gia tăng về lao động, vốn kinh doanh…Về trình độ công nghệ, phần lớn các DN chỉ có khả năng đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thấp, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu và ảnh hưởng lớn đến môi trường. Hầu hết các DN chưa có tầm nhìn cũng như chiến lược đầu tư dài hạn, nên khả năng về quản lý, kĩ năng trong kinh doanh, xúc tiến thương mại, quảng bá còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các DN này chủ yếu là huy động từ nguồn vốn tự có, ít có sự huy động từ bên ngoài, dẫn đến những hạn chế khi tiếp cận thị trường.
2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hải Phòng
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Maritime Bank Hải Phòng
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 12/07/1991, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về NHTM, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam...
- Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng là một trong các chi nhánh lớn, được thành lập từ những ngày đầu của Ngân hàng Hàng Hải.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng có mã số thuế 0200124891 – 009 được cấp vào ngày 05/08/2005, cơ quan Thuế đang quản lý:
Cục Thuế TP Hải Phòng.
+ Địa chỉ Chi Nhánh: Số 9 Nguyễn Tri Phương – Phường Minh Khai – Quận Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng.
+ Số điện thoại: 0225.3823076.
+ Số fax: 0225.3823063.
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng luôn nỗ lực phát triển, phấn đấu vì tiêu chí đưa Ngân hàng TMCP Hàng Hải trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam với chất lượng và dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế.
- Giá trị cốt lõi: Chú trọng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ; hiệu quả là mục tiêu của mọi công việc học hỏi, sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện; hợp tác, tin cậy là động lực của thành công.
- Sứ mệnh:
+ Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dựa trên nhu cầu của khách hàng.
+ Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên.
+ Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các chuẩn mực quốc tế.
- Cam kết hành động
Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam luôn kiên trì thực hiện những tiêu chí mà ngân hàng đã cam kết.
+ Với khách hàng: Chúng tôi hiểu rằng, sự thành công của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng phụ thuộc chủ yếu vào sự thành công và hài lòng của khách hàng. Vì sự tin tưởng của khách hàng trao gửi, chúng tôi cam kết:
* Cung cấp dịch vụ với sự linh hoạt và chất lượng cao.
* Đáp ứng nhu cầu đa dạng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn tuyệt đối và bảo mật.
+ Với nhân viên: Một trong những tài sản quan trọng nhất, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi Nhánh Hải Phòng là nguồn lực con người. Ban lãnh đạo Chi nhánh cam kết:
* Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
* Phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi.
* Tạo cơ hội cho sự phát triển với mọi thành viên của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
+ Với toàn xã hội:
Bằng việc phát triển không ngừng của ngân hàng đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, từ thiện, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng cam kết đóng góp các giá trị văn hóa, kinh tế cho cộng đồng và sự phát triển chung của toàn xã hội.
2.2.1.2. Nội dung hoạt động của chi nhánh
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế.
- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khách trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị Sơ đồ bộ máy quản lý:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng
BAN GIÁM ĐỐC
P. KINH DOANH P. G DỊCH & N QUỸ BP. HÀNH CHÍNH
T.BP HTTD BP.A/O KHCN
BP. A/O KHDN
BP. R*
BP. PFC
NV. TĐTS NV. LOAN CSR
T. BPGDNQ NV.KSV G.DỊCH
BP. TELLER BP. CSR DN
BP. CSR CN
BP. KẾ TOÁN BP. NGÂN QUỸ
BP. TTQT
NV. H.CHÍNH
NV. VĂN THƯ
Chú thích:
KSV: Kiểm soát viên KHCN: Khách hàng cá nhân KHDN: Khách hàng doanh nghiệp
TĐTS: Thẩm định tài sản R*: NV. Quan hệ khách hàng PFC: NV Tư vấn tài chính cá nhân
TELLER: Giao dịch viên A/O: NV Phân tích tài chính CSR: Dịch vụ khách hàng
WU: Western Union TTQT: Thanh toán quốc tế NV: Nhân viên; BP: Bộ phận
(Nguồn: Phòng Hành chính – Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng)
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Ngân hàng TMCP Hàng Hải - chi nhánh Hải Phòng là chi nhánh lâu đời nhất của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tại Hải Phòng và đây cũng là 1 trong 2 chi nhánh lớn nhất tại Hải Phòng của MSB.
- Ban Giám đốc (bao gồm: 1 Giám đốc chi nhánh, 1 Phó giám đốc kinh doanh và 1 Phó giám đốc vận hành)
+ Giám đốc chi nhánh: Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Xây dựng, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do Tổng giám đốc đề ra.
+ Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh tại chi nhánh
+ Phó giám đốc vận hành: Phụ trách tất cả các hoạt động vận hành và chất lượng phục vụ khách hàng tại chi nhánh.
- Phòng hành chính
+ Xây dưng các quy chế tổ chức ngân hàng.
+ Quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng.
+ Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, quản lý quỹ tiền lương của ngân hàng.
+ Xây dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể...trình Giám đốc duyệt.
+ Tiến hành các công việc phục vụ cho nội bộ chi nhánh.
+ Theo dõi, quản lý, sữa chữa hệ thống mạng của chi nhánh và đường truyền về Hội sở chính.
+ Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý, tuyển dụng lao động và những vấn đề liên quan khác thuộc trách nhiệm của đơn vị.
+ Báo cáo với Giám đốc về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Phòng kế toán tài chính
+ Chịu trách nhiệm về công tác tài chính của ngân hàng, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo khác truớc Giám đốc, Hội sở chính, cơ quan Nhà nước.
+ Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của ngân hàng.
+ Báo cáo Giám đốc về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Phòng kinh doanh
+ Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
+ Thực hiện các sản phẩm, dịch vụ tín dụng, thanh toán của chi nhánh.
+ Đánh giá khách hàng, tìm kiếm khách hàng cho chi nhánh.
+ Báo cáo Giám đốc về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Phòng giao dịch và ngân quỹ
+ Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện giao dịch với khách hàng.
+ Thực hiện công việc thu, chi đồng nội tệ, ngoại tệ, kim loại quý.
+ Thực hiện việc báo cáo với Giám đốc về các vấn đề nảy sinh liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Kiểm toán nội bộ
+ Hội sở chính sẽ cử người đến các chi nhánh để thực hiện những công việc sau đây:
+ Giám sát hoạt động của chi nhánh thông qua các bảng báo cáo.
+ Kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh thông qua các hồ sơ chọn mẫu bộ, của thanh tra NHNN địa phương.
+ Làm đầu mối trong việc cung cấp các tài liệu, số liệu theo yêu cầu của thanh tra NHNN, công ty kiểm toán độc lập.
2.2.2. Hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Hải Phòng giai đoạn 2014- 2017
2.2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng 2014-2017
Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng, giai đoạn 2014-2017
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Hải Phòng, năm 2014, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh đạt 5,196 triệu đồng. Năm 2014 chi nhánh thành lập thêm 1 Phòng giao dịch mới nên chi phí gia tăng, tuy nhiên Phòng giao dịch này đã có những bước mở đầu tốt đẹp và thu hút được khách hàng đến giao dịch, hứa hẹn sự tăng trưởng về doanh thu vào những năm sau.
Năm 2015, là năm đánh dấu sự thay đổi của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải do sự sát nhập thành công với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kong(
MDB) và sự mua lại công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam. Cũng năm này Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam- chi nhánh Hải Phòng
Chỉ tiêu Năm 2014
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
2015/2014 2016/2015 2017/2016 Thu nhập 5,951 8,365 106.7% 39,129 102.2% 42,160 107.5%
Chi phí 2,343 2,828 102,2% 23,645 103.6% 24,529 104%
Lợi nhuận sau thuế
5,196 5,532 106.5% 5,664 102.4% 6,159 108.7%
Cho vay
Tổng dư nợ 354,792 432,174 121.8% 456,023 105.5% 538,107 118%
Tỷ lệ nợ quá hạn 1.57% 1.60% 101.9% 0.91% 56.9% 0.65% 0.75%
Huy động
Tổng huy động 798,065 776,958 97.4% 843,076 108.5% 944,160 112%
có sự tăng trưởng mạnh về thu nhập, đạt con số 38,365 triệu đồng, bằng 106.7%
so với năm 2014, lợi nhuận sau thuế đạt 5,532 triệu đồng, chiếm 106.5% so với năm 2014. Tổng dư nợ đạt 432,174 triệu đồng, đạt 121.8% so với năm 2014. Kết quả thu được do tình hình chung của kinh tế năm 2015 phát triển mạnh trở lại với hoạt động mạnh của các công ty kinh doanh về lĩnh vực bất động sản, chính vì vậy mà lĩnh vực cho vay của chi nhánh đạt được nhiều khởi sắc, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho chi nhánh.
Năm 2016 chi nhánh hoạt động khá ổn định, trong đó sự tăng trưởng đều trong các chỉ tiêu là tín hiệu đáng mừng, thu nhập năm 2016 của chi nhánh là 39,219 triệu đồng, tương đương 102.2% so với năm 2015, lợi nhuận sau thuế đạt 5,664 triệu đồng, tương đương 102.4% so với năm 2015, chỉ tiêu huy động và cho vay đều có sự tăng trưởng, trong đó đáng chú ý là tỷ lệ nợ quá hạn năm 2016 giảm nhiều so với năm 2015, chỉ còn 0.91% tương đương 56.9% so với năm 2015.
Năm 2017 cùng với sự khởi sắc của ngành ngân hàng nói chung và sự tăng trưởng vượt bậc của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng, chi nhánh Hải Phòng cũng đạt được những kết quả tăng trưởng đáng kể. Lợi nhuận sau thuế đạt 6,156 triệu đồng tương đương 108.7% so với năm 2016, chỉ tiêu huy động và cho vay lần lượt là 538,107 triệu đồng và 944,160 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu được chi nhánh chú trọng, năm 2017 tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục giảm còn 0.65% tương đương 0.75% so với năm 2016.
Với mục tiêu duy trì lượng khách hàng cũ đồng thời tiếp cận mở rộng khách hàng mới, thì dự kiến doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cả Chi nhánh sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
2.2.2.2. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Hải Phòng cung cấp tới khách hàng đầy đủ những sản phẩm huy động vốn để khách hàng có nhiều chọn lựa và tối đa lợi nhuận thu được khi sử dụng các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của tại ngân hàng, bao gồm: Tiết kiệm có kỳ hạn, Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, Tiết kiệm Phú An Thuận, Tiết kiệm Măng non.