CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
2.1. Khái quát về Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
Mặc dù được thành lập vào thời điểm bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Sau hơn 9 năm đi vào hoạt động với nhiều nỗ lực trong công tác quản trị, điều hành linh hoạt, kịp thời chặt chẽ, luôn không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng,
Agribank Chi nhánh Mỹ Đình đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đáng khích lệ và tự hào, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của Agribank Việt Nam. Cụ thể:
2.1.4.1. Về hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động quan trọng quyết định đến quy mô hoạt động kinh doanh, quyết định đến khả năng thanh toán, chi trả của Ngân hàng và đồng thời cũng khẳng định năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng. Vì vậy, với sự chỉ đạo thống nhất của ban lãnh đạo trên toàn hệ thống, chi nhánh luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt được ưu tiên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh.
0 0Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
Đơn vị: tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6T đầu năm 2017 Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%) Tổng vốn huy động 3.609 100 4.198 100 4.868 100 5.196 100 Vốn huy động phân theo loại tiền
- Nội tệ 3.109 86,15 3.657 87,11 4.293 88,19 4.603 88,59 - Ngoại tệ 500 13,85 541 12,89 575 11,81 593 11,41 Vốn huy động phân theo thời gian
- Không kỳ hạn 741 20,53 878 20,91 1.025 21,06 1.102 21,21 - Có kỳ hạn dưới 12
tháng 1.039 28,79 1.110 26,44 1.234 25,35 1.319 25,38 - Có kỳ hạn từ 12 tháng
đến dưới 24 tháng 564 15,63 653 15,56 767 15,76 821 15,80 - Có kỳ hạn trên 24
tháng 1.265 35,05 1.557 37,09 1.842 37,84 1.951 37,55 Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng
- Tiền gửi dân cư 2.273 62,98 2.645 63,01 3.078 63,23 3.287 63,26 - Tiền gửi TCKT 1.278 35,41 1.491 35,52 1.725 35,44 1.842 35,45 - Tiền gửi TCTD,
TCTC, khác… 58 1,61 62 1,48 65 1,34 67 1,29 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình)
2 0 Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình Đơn vị: tỷ đồng
Trong giai đoạn 2014-2016 và 6 tháng đầu năm 2017 mặc dù còn nhiều khó khăn và thử thách đối với toàn hệ thống Agribank, đặc biệt là năm 2016-năm đầu tiên thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020 sau khi tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015, tình hình huy động tại chi nhánh vẫn luôn đạt mức tăng trưởng ổn định, đúng định hướng và vượt kế hoạch Trung ương giao. Năm 2015 tổng nguồn vốn huy động là 4.198 tỷ đồng tăng 589 tỷ đồng so với năm 2014 (tương đương 16,32%). Sang năm 2016 tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ so với năm 2015, tăng trưởng 15,96% nâng tổng nguồn vốn lên mức 4.868 tỷ đồng. Tính đến 30/06/2017, tổng nguồn vốn huy động đạt mức 5.196 tỷ đổng tăng 6,74% so với cuối năm 2016.
Trong đó, cơ cấu nguồn vốn huy động được đánh giá như sau:
Cơ cấu theo loại tiền:
Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguốn vốn nội tệ chiếm chủ yếu trên 85% và gia tăng qua các năm. Ta có thể thấy, nguồn vốn huy động từ VNĐ năm 2015 là 3.657 tỷ đồng, tăng 548 tỷ đồng tương đương tăng 17,63% so với năm
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6T đầu năm 2017
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
6T đầu năm 2017
3.609
4.198
5.196 4.868
2014, năm 2016 là 4.293 tỷ đồng tăng 17,39% so với năm 2015. Nguồn vốn huy động từ VNĐ tính đến 30/06/2017 ở mức 4.603 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88,59%, tăng 7,22% so với cuối năm 2016.
Nguồn vốn ngoại tệ cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng thấp và có xu hướng tỷ trọng giảm. Điều này chủ yếu do thực hiện chính sách chống đô la hóa của NHNN, duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, chênh lệch lãi suất VNĐ/USD ở mức cao nhằm chuyển từ quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán bằng ngoại tệ do đó không hấp dẫn người gửi tiền USD. Đặc biệt, ngày 17/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài sẽ thay thế Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/9/2015 trước đó. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) cũng như cá nhân đều là 0%/năm. Hiệu lực của quyết định bắt đầu từ 18/12/2015.
Cơ cấu theo kỳ hạn:
Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn, do đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nhất, nhu cầu khách hàng với loại tiền gửi này tương đối thấp. Tuy nhiên, nguồn vốn này đã tăng dần qua các năm, năm 2015 nguồn vốn không kì hạn tăng 18,49% và năm 2016 tăng 16,74% so với năm 2015.
Cho thấy, chi nhánh đã thực hiện tốt việc thỏa thuận, động viên khách hàng vay vốn mở tài khoản, tiền gửi để thực hiện việc trả lãi và trả hóa đơn các hàng hóa, dịch vụ như điện, nước, cước, bưu chính,…cùng với việc tiếp cận các trường học, cơ quan, đơn vị mở tài khoản phát hành thẻ, chi lương qua tài khoản.
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu gần 80% tổng nguồn vốn huy động, và tăng trưởng qua các năm đem lại nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Cơ cấu nguồn vốn huy động dịch chuyển dần sang các kỳ hạn dài hơn theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng vốn ổn định, nguồn vốn trung dài hạn. Cuối năm 2013, NHNN đã bỏ quy định trần lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở lên lúc này đường cong lãi suất đã dần được hình thành (kỳ hạn ngắn có lãi suất thấp,
kỳ hạn dài có lãi suất cao) làm cho nguồn vốn có kỳ hạn dài trên 12 tháng có xu hướng tăng trở lại vào năm 2014. Mới đây, ngày 27/05/2016, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của thống đốc NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn được giữ nguyên 60% đến 31/12/2016, rồi giảm dần xuống 50% từ ngày 01/1/2017 và từ ngày 01/1/2018 sẽ xuống mức 40%. Do đó, từ nửa cuối năm 2016 đến nay mặt bằng lãi suất trung -dài hạn có xu hướng tăng nhằm cân đối nguồn vốn trước các quy định sửa đối của Thông tư 06/2016/TT-NHNN.
Cơ cấu theo đối tượng khách hàng:
Mặc dù, có sự cạnh tranh gay gắt của 12 TCTD trên cùng địa bàn nhưng Agribank Chi nhánh Mỹ Đình vẫn luôn nỗ lực thực hiện nhiều các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Cả 3 năm, tỷ trọng tiền gửi dân cư/ tổng nguồn vốn huy động đều chiếm phần lớn >60% cho thấy, nguồn vốn tại chi nhánh có tính bền vững, ổn định khá cao và chủ yếu hoạt động trên cơ sở các nguồn vốn tự huy động.
Có thể thấy, tuy tình hình kinh tế những năm gần đây còn nhiều thách thức, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng khốc liệt song nguồn vốn của chi nhánh vẫn duy trì ở mức ổn định. Đạt được kết quả trên là do, chi nhánh đã áp dụng đồng bộ chính sách lãi suất linh hoạt, chủ động tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng, trong đó tập trung chủ yếu là dân cư, các tổ chức kinh tế. Đồng thời chi nhánh luôn chú trọng đến công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới đi kèm nhiều tiện ích gia tăng hiện đại như các sản phẩm SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking, Vntop up…và thực hiện các chương trình khuyến mãi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.1.4.2. Về hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại thu nhập, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong thời gian qua, chi nhánh luôn quan tâm đến việc
mở rộng qui mô tín dụng gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng qua các năm, năm 2015, dư nợ tín dụng là 3.975 tỷ đồng, tăng 541 tỷ đồng so với năm 2014 (tương ứng 15,75%).
Năm 2016, con số này tăng lên tới 4.676 tỷ đồng (tăng 17,64% so với năm 2015).
Tính đến 30/06/2017, tổng dư nợ tín dụng đạt mức 5.028 tỷ đồng, tăng 7,53% so với cuối năm 2016.
Chi nhánh đã thực hiện lành mạnh hóa tín dụng, tập trung cho vay chủ yếu các phương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế, tập trung vào DNNVV, từng bước nâng cao chất lượng, lành mạnh hóa đầu tư. Dư nợ cho vay DNNVV tăng dần qua các năm về cả giá trị lẫn tỷ trọng.
2 0 Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
Đơn vị: tỷ đồng
0 0 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6T đầu năm 2017
Tổng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay DNNVV
3.434
937
3.975
1.118
4.676
1.343
5.028
1.469
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình Đơn vị: tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6T đầu năm 2017 Số tiền Tỷ
trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%) Tổng dư nợ (quy VNĐ) (*) 3.434 100 3.975 100 4.676 100 5.028 100 Trong đó:
Dư nợ DNNVV 937 27,29 1.118 28,13 1.343 28,72 1.469 28,92 1. Dư nợ phân theo loại tiền
- Dư nợ nội tệ 2.552 74,32 3.017 75,90 3.587 76,71 3.869 76,95 - Dư nợ ngoại tệ (quy VNĐ) 882 25,68 958 24,10 1.089 23,29 1.159 23,05 2. Dư nợ phân theo thời gian
- Dư nợ ngắn hạn 1.582 46,07 1.767 44,45 2.092 44,74 2.231 44,37 - Dư nợ trung và dài hạn 1.852 53,93 2.208 55,55 2.584 55,26 2.797 55,63 3. Dư nợ phân theo đối tượng vay
- Dư nợ cho vay hộ sản xuất
và cá nhân 316 9,20 370 9,31 448 9,58 506 10,06 - Dư nợ cho vay Doanh
nghiệp 3.118 90,80 3.605 90,69 4.228 90,42 4.522 89,94 4. Dư nợ cho vay nông
nghiệp, nông thôn 716 20,85 864 21,74 1.054 22,54 1.154 22,95 (*): Tổng dư nợ đã bao gồm dư nợ cho vay ủy thác đầu tư
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình)
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền:
Dư nợ cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng cao trên 70% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Dư nợ nội tệ có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 dư nợ cho vay VND tăng 17,01% so với năm 2014, năm 2016 tăng mạnh hơn với tỷ lệ tăng trưởng là 20,33% so với năm 2015. Trong khi đó, dư nợ cho vay ngoại tệ của chi nhánh vẫn được kiểm soát chặt chẽ, bị hạn chế theo quy định của NHNN (Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, thông tư số 07/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định hoạt
động cho vay bằng ngoại tệ,…). Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ được duy trì ở mức độ thấp và có xu hướng giảm qua các năm.
Cơ cấu dư nợ theo thời gian:
Theo thời hạn thì dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn đều có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây. Dư nợ trung và dài hạn chiếm trên 50% tổng dư nợ, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư phát triển của khách hàng. Năm 2014, dư nợ trung và dài hạn là 1.852 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,93%. Tỷ lệ tăng dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh trong năm 2015 tăng 19,23% so với năm 2014, đạt 2.208 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,55% tổng dư nợ. Năm 2016, dư nợ trung và dài hạn đạt 2.584 tỷ đồng, tăng 376 tỷ đồng tương đương tăng 17,02% so với năm 2015. 6 tháng đầu năm 2017, dư nợ trung và dài hạn tăng 213 tỷ tương đương tăng 8,24% so với cuối
năm 2016.
Cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay:
Nhìn vào bảng tổng kết dư nợ ta có thể thấy dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân và dư nợ cho vay các DN đều có xu hướng tăng qua các năm gần đây. Trong đó, dư nợ cho vay các DN chiếm tỷ trọng lớn, trên 90% tổng dư nợ cho vay.
Thực hiện nghiêm túc chiến lược trọng điểm của Agribank Việt Nam là phục vụ Chính sách Tam nông của Chính Phủ, chi nhánh luôn chú trọng đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bằng việc đưa ra nhiều sản phẩm tiện ích, thực hiện cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết kiệm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng tín dụng cho “Tam nông” thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như về hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản thế chấp,... Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh đều có xu hướng tăng lên qua các năm về cả giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2015 dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 864 tỷ, tăng 20,67% so với năm 2014, chiếm 21,74% tổng dư nợ. Năm 2016 tăng mạnh hơn với tỷ lệ tăng trưởng là 21,99%, đạt mức dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 1.054 tỷ, chiếm tỷ trọng 22,54%.
Tuy nhiên, do địa bàn kinh doanh của chi nhánh là địa bàn đô thị nên dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng không lớn và chưa đa dạng. Khách
hàng nông nghiệp của chi nhánh chủ yếu là các DN hoạt động hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh trong lĩnh vực nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các sản phẩm khác phục vụ lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.4.3. Tình hình nợ xấu
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Agribank và NHNN, chi nhánh đã xây dựng các phương án xử lý nợ xấu; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn; tổ chức phân loại dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng (khách hàng còn hoạt động, có khả năng phục hồi SXKD hoặc khách hàng thua lỗ không khắc phục được phải giải thể, phá sản,...) để áp dụng các chính sách về cơ cấu nợ, xác định lại thời hạn trả nợ; miễn giảm lãi tiền vay, điều chỉnh lãi suất tiền vay; cho vay bổ sung để hoàn thiện dự án, cho vay vốn lưu động để khách hàng hoạt động tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng hoặc xử lý chuyển nhượng dự án, TSĐB để thu nợ,...
0 0Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
Đơn vị: tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6 T đầu năm
2017
Tổng dư nợ 3.434 3.975 4.676 5.028
Nợ xấu 75 63 52 47
Tỷ lệ nợ xấu 2,18% 1,58% 1,11% 0,93%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình) Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có sự giảm rõ rệt trong những năm gần đây. Tính đến cuối tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh được đưa về mức 0,93%, góp phần tích cực trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Agribank.
2.1.4.4. Hoạt động kinh doanh dịch vụ
Hoạt động kinh doanh dịch vụ là yếu tố nền tảng tạo ra thu nhập bền vững cho ngân hàng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng; đồng thời phân tán rủi ro cho ngân hàng, mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng, làm tăng lợi nhuận của NHTM và thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Agribank Chi nhánh Mỹ Đình được thành lập năm 2008, là chi nhánh mới được thành lập và hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, song chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng hoạt động dịch vụ. Từ tháng 09/2008, chi nhánh bắt tay vào việc phát hành thẻ Quốc tế Visa với 57 thẻ Visa Credit và 11 thẻ Visa Debit là một khởi điểm khá tốt khi mới đưa vào ứng dụng và triển khai sản phẩm thẻ Tín dụng Quốc tế trong hệ thống của Agribank.
Với vị thế thuận lợi Hội sở Chi nhánh được đặt tại vị trí khu dân cư cao cấp, đại đa số người dân tại đây đều có thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng. Cùng với đội ngũ cán bộ viên chức trẻ trung, nhiệt tình và có khả năng tiếp cận nhanh với những sản phẩm công nghệ hiện đại mới. Chính vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh nhìn chung có sự phát triển khá, đặc biệt là nghiệp vụ phát triển đơn vị chấp nhận thẻ và thẻ tín dụng Quốc tế. Doanh số hoạt động cũng như doanh thu dịch vụ của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm, chất lượng dịch vụ của chi nhánh được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tổng thu dịch vụ năm 2015 đạt 36,05 tỷ đồng, tăng 19,17% so với năm 2014. Năm 2016 tổng thu dịch vụ tăng là 17,23%, đạt mức 42,26 tỷ đồng. Tổng thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 26,58 tỷ đồng, tăng 6,45 tỷ đồng, tăng 32,04% so với cùng kỳ năm trước, đạt 52,42% kế hoạch năm 2017.
2.1.4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh
0 0Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6T đầu
năm 2017
Tổng thu nhập 635 719 822 889
Trong đó:
Thu nhập từ hoạt động tín dụng 581 657 754 814
Tổng chi 511 576 655 709
Lợi nhuận 124 143 167 180
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình)