PHÂN TÍCH RỦI RO

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư (Trang 25 - 28)

1. Phân tích theo mô hình SWOT

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

1. Trong danh sách cổ đông sáng lập chỉ có 3-4 người có kinh nghiệm và quan hệ trong ngành dây và cáp. 3. Tổng Giám đốc là người có quan hệ thương mại, kỹ năng giao dịch tiếng Anh khá.

4. Có định hướng tập trung vào thị trường miền Bắc.

5. Dây chuyền công nghệ cao, tiêu chuẩn châu Âu.

6. Có thể có sự hỗ trợ từ Taihan là công ty sản xuất lớn tại Hàn Quốc. 7. Có mặt bằng dự trữ để mở rộng sản xuất.

1. Công ty chưa hoạt động, khả năng phát triển ổn định chưa rõ ràng.

2. Nhà máy tại F mới được thành lập, cần nhiều hỗ trợ về thị trường, sản lượng tiêu thụ hạn chế và giá thành sản xuất cao. 2. Tổng Giám đốc là người chưa có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trong ngành dây và cáp.

4. Công ty chưa có thương hiệu trên thị trường. 5. Đội ngũ nhân lực chủ chốt chưa được xác định.

6. DN chưa có chiến lược, phương thức bán hàng rõ ràng.

7. Giá thành sản xuất khá cao so với các DN cùng ngành do vốn chủ sở hữu thấp lại đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại.

8. Chưa có chế độ đãi ngộ công nhân, kỹ sư rõ ràng và mang tính dài hạn.

9. Chưa chú trọng khai thác triệt để tiềm năng thị trường.

CƠ HỘI NGUY CƠ

1. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu tiêu thụ dây đồng trong nước đang gia tăng nhanh.

3. Được hưởng ưu đãi của Nhà nước, tỉnh Hải Dương về tiền thuê đất, thuế...

1. Giá nguyên liệu có xu hướng còn biến động.

2. Hiện đã có khá nhiều DN có thương hiệu trong việc sản xuất dây đồng.

3. Chưa tạo dựng được hệ thống khách hàng quen thuộc, thường xuyên…

4. Việc tuyển dụng, quản lý lao động có chất lượng không dễ dàng.

4. Việc đào tạo kỹ thuật nhanh chóng do công nghệ có tỷ lệ tự động hóa cao.

5. Tận dụng khách hàng là liên doanh giữa công ty và Sacom, Taihan, Hàn Quốc.

2. Đối thủ cạnh tranh lớn là DNNN (tuy nhiên lợi thế này sẽ mất dần khi DNNN được cổ phần hóa).

5. Nhà cung cấp đồng sẽ có chính sách thương mại khắt khe với DN trong giai đoạn đầu.

6. Giá bán cao hơn một số DN khác.

7. Việc NK nhiều đồng khi giá hạ và ít đồng khi giá lên sé làm giảm khả năng cạnh tranh của DN.

8. Việc cạnh tranh sẽ diễn ra với các DN đang có thị phần, dây đồng nhập lậu và các dây đồng NK chất lượng cao.

9. Sự mất giá của VND so với USD/EUR dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao (nguy cơ này là nguy cơ chung của thị trường).

2. Rủi ro của dự án2.1. Rủi ro chủ quan 2.1. Rủi ro chủ quan

2.1.1. Rủi ro trong tìm nguồn hàng nhập khẩu

Do chưa đi vào hoạt động nên rủi ro lớn nhất đối với công ty sau khi đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy là không tìm được nguồn hàng giá hợp lý, không tìm được nguồn hàng có chất lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, khả năng xảy ra rủi ro này thấp nếu DN tận dụng được mối quan hệ của một số cổ đông đang công tác tại Sacom.

2.1.2. Rủi ro trong sản xuất

Do chưa có kinh nghiệm trong quản lý nên thời gian đầu, Công ty có thể bị thất thoát trong sản xuất, chi phí sản xuất cao…

Tuy nhiên, với mô hình gọn nhẹ, kinh nghiệm của một số cổ đông trong ngành sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trên.

2.1.3. Rủi ro trong giao hàng

Do mới đi vào sản xuất hoặc trong quá trình sản xuất không thuận lợi dẫn đến việc giao hàng chậm tiến độ, giao hàng không có chất lượng…

Hiện công ty chưa đi vào sản xuất nên rủi ro trên hoàn toàn có thể xảy ra.

2.1.4. Rủi ro điều hành

Do mới hoạt động, thương hiệu của Công ty còn chưa được nhiều DN biết đến nên Công ty có thể không thu hút được khách hàng mua sản phấm, không thu hút được khách hàng thuê gia công… Nếu bộ máy điều hành của Công ty không đủ trình độ, năng lực, không có mối quan hệ rộng với thị trường, với khách hàng thì cũng dễ dẫn đến rủi ro.

Tuy nhiên, Công ty đã đặt quan hệ trước với một số khách hàng tiềm năng nên rủi ro trên có thể được hạn chế.

2.2. Rủi ro khách quan

Mục tiêu của Công ty là tập trung mở rộng quy mô, phát triển tiêu thụ tại thị trường miền Bắc. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ bởi các công ty sản xuất cáp thông tin, cáp điện lực… để phục vụ công trình mạng lưới truyền tải điện, công trình mạng lưới điện thoại, công trình xây dựng cao ốc, nhà ở... Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc gia tăng sử dụng năng lượng nói chung trong tiêu dùng và công nghiệp, đặc biệt là viễn thông, năng lượng điện, nhu cầu sử dụng cáp thông tin, dây và cáp điện sẽ không ngừng gia tăng.

Những năm trở lại đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao và ổn định; cụ thể năm 2002 đạt 7,1%, năm 2003 là 7,23% và năm 2004 đạt 7,7 %. Các chuyên gia phân tích đều cho rằng, trong các năm tới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ổn định và duy trì ở mức cao từ 7% - 8%/năm là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành sản xuất kinh doanh dây đồng nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Trường Phú nói riêng.

Tuy nhiên, khi khu vực và thế giới có biến động, tăng trưởng lớn, có nhu cầu lớn về đồng nguyên liệu cũng sẽ ảnh hưởng tới dự án. Và đặc biệt, khi thế giới, Việt Nam chuyển mạnh sang sử dụng các loại máy thông tin theo hình thức khác: Không dây, vệ tinh tầm thấp, phủ sóng toàn cầu... thì rủi ro đối với dự án sẽ càng lớn.

2.2.3. Rủi ro pháp luật

Hiện có những ràng buộc pháp luật trong ngành liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho sản xuất dây đồng tiêu thụ tại Việt Nam.

Trình độ công nghệ sản xuất của Công ty ở mức đạt và vượt những tiêu chuẩn được Nhà nước quy định, vì vậy rủi ro về thay đổi những tiêu chuẩn kỹ thuật ít ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.

2.2.4. Rủi ro tỷ giá

Phần lớn các nguyên liệu của Công ty đều phải NK. Công ty thanh toán các đơn hàng NK nguyên liệu bằng nguồn ngoại tệ mua từ Ngân hàng. Mặc khác, dù vay đồng Việt Nam, không thanh toán trực tiếp bằng đồng ngoại tệ, nhưng cũng phải dựa vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng để thanh toán cho các nhà cung cấp. Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến giá thành nguyên liệu đầu vào của Công ty, gây tác động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong những năm gần đây tỷ giá hối đoái giữa VND và USD biến động không lớn, mức dao động giá khá thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến việc XNK. Tuy nhiên, công ty hiện chưa có khả năng tự cân đối một phần nguồn ngoại tệ sử dụng của mình từ việc XK sản phẩm, do vậy việc hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra liên quan đến biến động của tỷ giá hối đoái vẫn không cao.

Do đó trong điều hành kinh doanh, x phải thật sự nhạy cảm thì mới có thể giảm bớt rủi ro, thiệt hại khi mà tỷ giá ngoại tệ tăng hoặc giảm.

2.2.5. Rủi ro đầu vào

Trong thời gian gần đây, giá đồng biến động không ngừng, do đó việc tăng giá hay giảm giá của đồng sẽ ảnh hưởng tới sự sản lượng tiêu thụ dây đồng của DN. Bên cạnh đó, việc dự trữ không đủ đồng trong sản xuất khi đồng NK chưa về Việt Nam sẽ dẫn đến tình trạng các đơn hàng bị chậm, làm mất uy tín của công ty,

Hiện nay, đối với các DN cung cấp dây đồng, giá dây đồng sẽ được điều chỉnh theo sự biến động của giá đồng nên khả năng rủi ro về việc giá đồng tăng giá hay giảm giá gần như chỉ liên quan đến vốn lưu động của công ty. Như vậy, việc công ty có quan hệ tốt với ngân hàng sẽ giúp công ty giải quyết tình trạng trên.

2.2.3. Rủi ro tài chính

Công ty thực hiện chính sách tín dụng bán hàng với các đại lý và những khách hàng tiềm năng. Tín dụng bán hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro cho các DN khi thực hiện do ảnh hưởng từ việc mất khả năng chi trả của các đối tác, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bên cấp tín dụng.

Qua trao đổi, công ty thực hiện cấp tín dụng cho các đối tác trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng tiêu thụ, uy tín để định ra hạn mức nên có thể sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng cho khách hàng trong khoảng thời gian ngắn (1 tháng) cũng sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa, ngành sản xuất dây đồng đang là ngành phát triển, các đối tác mua hàng đều là những nhà sản xuất có qui mô lớn và có năng lực tài chính mạnh.

2.2.5. Rủi ro khách quan khác

Các rủi ro khác như thiên tai, địch hoại, hoả hoạn... là những rủi ro bất khả kháng, luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào; nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty.

Để phòng ngừa những rủi ro này, Ngân hàng cần đề nghị Công ty mua bảo hiểm cho tất cả các tài sản của Công ty để hạn chế tối đa những thiệt hại, tổn thất khi xảy ra rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư (Trang 25 - 28)