Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thiết bị và công nghệ Nam Thành (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp…Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động là hai chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

* Số vòng quay VLĐ: phản ánh số vòng quay được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm.

L = DTT

VLĐbq

Trong đó:

L : số vòng quay (số lần luân chuyển) của VLĐ trong kỳ DTT : Doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ

VLĐbq: Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ.

VLĐbqđầu kỳ + VLĐbqcuối kỳ

VLĐbq =

2

Việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp giảm được lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh, giảm được lượng vốn vay hoặc có thể mở rộng được quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có.

* Kỳ luân chuyển VLĐ: phản ánh số ngày (thời gian cần thiết) để hoàn thành một vòng luân chuyển VLĐ

N * VLĐbq N

K =

DTT =

L Trong đó:

K : Kỳ luân chuyển vốn lưu động VLĐbq: Vốn lưu động bình quân trong kỳ

DTT : Doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ

N : Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một tháng là 30 ngày, một quý là 90 ngày.

L : Số vòng quay vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.

b. Hiệu quả sử dụng VLĐ

Hiệu quả sử dụng VLĐ DTT

trong kỳ =

VLĐbq

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ trong kỳ có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu được tạo ra trên một đồng VLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.

c. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động

VLĐbq

Hệ số đảm nhiệm của vốn

lưu động =

DTT

Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

d. Mức sinh lợi của vốn lưu động

LNTT (LNST) Mức sinh lợi của vốn

lưu động =

VLĐbq

Chỉ tiêu này còn được gọi là doanh lợi vốn lưu động, nó phản ảnh khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế). Mức sinh lợi của vốn lưu động càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả và ngược lại.

e. Mức tiết kiệm vốn lưu động tương đối

Mức tiết kiệm vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kì trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động được xác định theo công thức.

DTT1

Vtk =

360 * (K1 – K0) Trong đó:

Vtk : Số vốn lưu động tiết kiệm được tương đối

DTT1 : Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong năm báo cáo K1, K0 :Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, năm gốc 1.2.2.2. Các chỉ tiêu bộ phận

a. Vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân

* Vòng quay các khoản phải thu

Hệ số phản ánh tốc độ thay đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định theo công thức

Doanh thu thuần Vòng quay các khoản

phải thu =

Khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, tiền thu về từ bán hàng của doanh nghiệp là bao nhiêu vòng. Nói cách khác nó phản ánh tốc độ chuyển đối các khoản phải thu về tiền mặt của doanh nghiệp. Hệ số càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Kỳ thu tiền bình quân :

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu phản ánh số ngày trung bình từ khi doanh nghiệp xuất giao hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền. Công thức xác định.

Số ngày trong kì Kỳ thu tiền bình

quân =

Vòng quay khoản phải thu

Hệ số này càng dài chứng tỏ lượng vốn lưu động bị chiếm dụng trong thanh toán càng lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

b. Vòng quay hàng tồn kho, số ngày một vòng quay hàng tồn kho

* Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh trong một kỳ hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng

Giá vốn hàng bán Vòng quay

hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ việc tổ chức, quản lý dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ hàng hóa quá nhiều, dẫn đến bị ứ đọng vốn lưu động, tiền thu chậm.

* Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số ngày từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành, được xác định theo công thức:

Số ngày trong kỳ Số ngày một vòng

quay hàng tồn kho =

Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ việc quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt và ngược lại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thiết bị và công nghệ Nam Thành (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)