Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNN&V ở một số nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - chi nhánh Phú Thọ (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG & HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG & HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNN&V ở một số nước

DNN&V là một lực lượng lớn của nền kinh tế, có nhiều tiềm năng phát triển. Ở Việt Nam, việc hỗ trợ để phát triển các DNN&V đang là vấn đề được quan tâm. Sau đây là kinh nghiệm của một số nước về tín dụng ngân hàng đối với DNN&V.

1.4.1.1 Nhật Bản

Nét nổi bật ở Nhật Bản là Chính phủ đã phân bổ hẳn cho hai TCTD cấp tín dụng cho DNN&V, đó là:

- Ngân hàng hợp tác xã Công Thương: Có chức năng chủ yếu cấp tín dụng bổ sung vốn lưu động cho các DNN&V thực hiện chính sách của Chính phủ địa phương.

- Tổ chức tài chính cho DNN&V: Chủ yếu cấp tín dụng trung dài hạn để bổ sung vốn cố định cho DNN&V.

Tất cả những doanh nghiệp được vay vốn của hai TCTD nói trên là những DNN&V có nhu cầu vay vốn song không đủ tài sản thế chấp để vay vốn tại các ngân hàng cổ phần ở Nhật Bản. Việc “phân vùng” cấp tín dụng cho các DNN&V ở Nhật Bản nhằm nâng cao trách nhiệm của từng TCTD, thể hiện tính chuyên môn hóa nghiệp vụ tín dụng và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng đối với từng DNN&V.

1.4.1.2 Đài Loan

Ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp chính sách khuyến khích phát triển DNN&V trong một số ngành sản xuất như : Nhựa, dệt, kính, xi măng, gỗ,….Hiện nay số lượng DNN&V ở Đài Loan chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Chúng tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70%

chỗ làm việc. Để đạt được những thành tựu đó, Đài Loan đã dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi chính sách mở rộng tín dụng cho các DNN&V. Cho đến nay, rất nhiều ngân hàng ngoài quốc doanh và tư nhân ở Đài Loan đã đứng ra tài trợ cho các DNN&V.

Đồng thời nhận thức được những khó khăn của DNN&V trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974 Đài Loan đã thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng”. Ngoài ra Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp như : Giảm lãi suất cho các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mời các chuyên gia đến giúp các DNN&V nhằm tối ưu hóa cơ cấu vốn.

1.4.1.3 Cộng hòa liên bang Đức

Khu vực DNN&V đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP. Các doanh nghiệp này cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được điều đó, chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNN&V.

Do phần lớn các DNN&V không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn. Nên bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi ở Đức còn phát triển khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 90 với sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền Liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng, DNN&V nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của một tổ chức bảo lãnh tín dụng. Với cơ chế và chính sách này DNN&V ở Đức đã khắc phục được nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đồng thời các ngân hàng lại mở rộng được hoạt động tín dụng với sự đảm bảo chắc chắn.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một là, nhà nước nhất thiết phải hỗ trợ các DNN&V phát triển. Sự hỗ trợ nhà nước trên nhiều mặt, nhưng trong đó các hỗ trợ liên quan đến chính sách tài chính – tín dụng là hết sức quan trọng và có tác động trực tiếp đến sự phát triển của các DNN&V.

Hai là, nhà nước cần xúc tiến việc thành lập Cục phát triển DNN&V để làm đầu mối trong việc xây dựng các chương trình trợ giúp, điều phối, hướng dẫn và kiểm tra tình hình trợ giúp các DNN&V phát triển.

Ba là, cần đảm bảo môi trường hoạt động cho khu vực DNN&V. Nhà nước có những chính sách khuyến khích các ngân hàng cho các DNN&V vay vốn. Các NHTM thường lập những kênh tài chính riêng cho các DNN&V

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này tiếp cận với các hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bốn là, triển khai rộng rãi mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNN&V có dự án khả thi nhưng không đủ tài sản thế chấp.

Năm là, thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các DNN&V vay vốn trung, dài hạn bằng chính nguồn vốn nhà nước hoặc kết hợp với các tổ chức, cá nhân khác.

Sáu là, mở rộng hình thức tín dụng thuê mua là biện pháp giúp các DNN&V khắc phục khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh giúp các doanh nghiệp tháo gỡ tình thế bị đóng băng và giảm bớt rủi ro. Để hình thức tín dụng này thực thi có hiệu quả, các ngân hàng phải am hiểu hết các nhu cầu của DNN&V cũng như những máy móc thiết bị, công nghệ mà họ có nhu cầu và phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia hợp đồng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề về khái niệm, đặc trưng và vai trò của DNN&V; Khái niệm và các hình thức tín dụng ngân hàng đối với DNN&V. Đặc biệt luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng NHTM. Đây là nền tảng lý thuyết cơ bản để phân tích và đánh giá hiệu quả tín dụng đối với DNN&V tại Maritime Bank Phú Thọ.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - chi nhánh Phú Thọ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)