CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNN&V tại Ngân hàng TMCP
Trong những năm qua, Maritime Bank Phú Thọ đã tập trung phát triển khách hàng là DNN&V trên cơ sở những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có TSĐB tốt và nhu cầu sử dụng vốn hợp lý. Để thấy được thực trạng tín dụng đối với DNN&V tại Maritime Bank Phú Thọ một cách toàn diện cần xem xét những mặt sau:
2.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ DNN&V
Bảng 2.5 Tăng trưởng dư nợ cho vay DNN&V của Maritime Bank Phú Thọ
Đơn vị: Triệu đồng Năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tuyệt đối
Tỷ trọng
Tuyệt đối
% Tăng trưởng
Tỷ trọng
Tuyệt đối
% Tăng trưởng
Tỷ trọng Dư nợ
của DNN&V
131.655 215.589 63,75% 372.051 72,57%
Dư nợ
ngắn hạn 99.528 75,60% 165.398 66,18% 76,72% 295.435 78,62% 79,41%
Dư nợ trung &
dài hạn
32.127 24,40% 50.191 56,23% 23,28% 76.616 52,65% 20,59%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.5 Tăng trưởng dư nợ cho vay DNN&V của Maritime Bank Phú Thọ theo thời hạn
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000
2009 2010 2011
Triệu đồng
Năm
Dư nợ của DNN&V
Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung &
dài hạn
Trong thời gian qua mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động và đầy khó khăn nhưng nhìn cơ cấu dư nợ DNN&V có thể thấy rằng cả dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên đáng kể nhưng theo tốc độ khác nhau.
Tăng trưởng tín dụng ngắn hạn DNN&V năm 2010 so với năm 2009 là 66,18%. Tăng trưởng tín dụng ngắn hạn DNN&V năm 2011 so với năm 2010 là 78,6%.
Về tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn thì năm 2010 có tăng cao hơn so với năm 2009, nhưng năm 2011 thì tốc độ tăng đã giảm xuống còn 52,6%
so với năm 2010.
Xét về xu hướng tỷ trọng: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn DNN&V chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, còn tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đối với DNN&V có xu hướng giảm dần qua các năm. Kết quả này cho thấy Maritime Bank Phú Thọ luôn quan tâm tới cơ cấu dư nợ theo thời hạn.
Một mặt đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, một mặt thực hiện tốt chính sách của NHNN nhằm đạt chỉ tiêu an toàn trong hoạt động.
2.2.2 Mức sinh lời vốn tín dụng DNN&V
Để nhìn nhận một cách toàn diện hơn về hiệu quả tín dụng của ngân hàng đối với DNN&V, ngoài việc xem xét tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng đối với DNN&V các ngân hàng còn quan tâm đến thu nhập mà cụ thể là mức sinh lời các khoản tín dụng này mang lại cho ngân hàng là bao nhiêu.
Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay, mạnh dạn trong việc cho vay trung dài hạn các DNN&V phát triển theo chiều sâu…nên thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNN&V của Maritime Bank Phú Thọ đã đạt được những kết quả nhất định. Mức sinh lời đối với các khoản tín dụng cho vay DNN&V qua các năm như sau:
Bảng 2.6 Mức sinh lời vốn tín dụng đối với DNN&V của Maritime Bank Phú Thọ
Đơn vị: Triệu đồng Năm
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ của DNN&V 131.655 215.589 372.051 Lợi nhuận thu được từ hoạt
động tín dụng đối với DNN&V
3.976 6.317 9.376
Tỷ lệ sinh lời 3,02% 2,93% 2,52%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.6 Mức sinh lời vốn tín dụng DNN&V
2,20 2,40 2,60 2,80 3,00 3,20
2009 2010 2011
%
Năm Mức sinh lời vốn tín dụng DNN&
Trong hai năm 2009 & 2010 thì tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn cho vay các DNN&V là tương đối tốt (tỷ lệ tương ứng với các năm là 3,02% và 2,93%). Tuy nhiên năm 2011 tỷ lệ này giảm so với năm 2010 và chỉ đạt 2,52%. Điều này có thể lý giải do các nguyên nhân sau: Khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng thì tương ứng với nó là số tiền phải trích dự phòng cũng tăng nên thu nhập từ khối doanh nghiệp này cũng giảm.
Như vậy muốn tỷ lệ sinh lời cao hơn trong hoạt động tín dụng nói chung và đối với DNN&V nói riêng thì bên cạnh việc đa dạng hóa các và tìm nguồn vốn rẻ, Maritime Bank Phú Thọ còn phải đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để tiết giảm chi phí quản lý. Đồng thời phải nâng cao chất lượng tín dụng và quyết liệt trong thu hồi nợ quá hạn.
2.2.3 Tỷ lệ nợ xấu
Khi xem xét đến hiệu quả tín dụng, ngoài việc xem xét tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, mức sinh lời vốn tín dụng, các ngân hàng còn xem xét đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng của mình. Về phía ngân hàng, chất lượng và hiệu quả tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn tín
dụng phải phù hợp với tiềm lực của ngân hàng và phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
Tỷ lệ nợ xấu được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Tình hình nợ xấu của DNN&V tại Maritime Bank Phú Thọ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu đối với DNN&V của Maritime Bank Phú Thọ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tuyệt đối Tuyệt đối
% Tăng trưởng
Tuyệt đối
% Tăng trưởng
Tổng nợ xấu 3.318 5.560 67,57% 11.754 111,40%
Tổng dư nợ 175.540 283.670 61,60% 473.950 67,08%
Tỷ lệ nợ xấu 1,89% 1,96% 3,70% 2,48% 26,53%
Tổng nợ xấu
DNN&V 1.422 2.501 75,88% 7.367 194,56
Tổng dư nợ DNN&V 131.655 215.589 63,75% 372.051 72,57%
Tỷ lệ nợ xấu
DNN&V 1,08% 1,16% 7,41% 1,98% 70,69%
Nợ xấu DNN&V trên
Tổng nợ xấu 42,86% 44,98% 4,96% 62,68% 39,34%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ nợ xấu đối với DNN&V của Maritime Bank Phú Thọ
0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50
2009 2010 2011
%
Năm
Tỷ lệ nợ xấu DNN&V
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu cho vay DNN&V là tương đối cao. Mặt khác tỷ lệ này lại gia tăng trong ba năm gần đây và đặc biệt là năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn của DNN&V ở mức 1,98% tăng 70,69% so với năm 2010.
Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu tối đa là 3%. Như vậy với tỷ lệ nợ quá hạn của DNN&V trong ba năm gần đây là 1,08%, 1,16%, 1,98% thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng còn ở mức thấp. Con số này phản ánh chất lượng và hiệu quả cho vay DNN&V của Maritime Bank Phú Thọ đang dần giảm sút. Mặc dù Maritime Bank Phú Thọ đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở hội sở và chi nhánh nhưng tỷ lệ này vẫn tăng cao điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Năm 2010& 2011 là những năm mà nền kinh tế nước ta trải qua đầy thăng trầm và biến động. Maritime Bank Phú Thọ cũng phải gánh chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đó.
- Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, các DNN&V kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn, chi phí vốn của các doanh nghiệp tăng cao, hàng hóa lại không bán được, thị trường bị thu hẹp nghiêm trọng. Do đó đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với Maritime Bank Phú Thọ.
- Việc tăng trưởng dư nợ đối với DNN&V không đi kèm với việc quản lý chặt chẽ của cán bộ tín dụng dẫn đến tình trạng kiểm tra các món vay không được thường xuyên, liên tục, không phát hiện kịp thời việc sử dụng vốn sai mục đích hoặc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả.
- Mặt khác, nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu DNN&V tăng lên cũng là do khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp, công tác quản lý kinh tế tại các DNN&V còn nhiều điểm yếu kém, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ. Nợ quá hạn là một tất yếu trong kinh doanh của ngân hàng nói chung và Maritime Bank Phú Thọ cũng không tránh khỏi tất yếu đó. Nợ quá hạn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, vấn đề không phải ở chỗ ngân hàng theo đuổi một tỷ lệ nợ quá hạn bằng không mà phải giảm tối đa những rủi ro cho khách hàng cũng như giảm tối đa những rủi ro mà nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng để giảm tối đa tỷ lệ nợ quá hạn trong khả
năng của mình.
2.2.4 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Nợ có khả năng mất vốn hay còn gọi là nợ nhóm 5 theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam. Việc xác định nhóm nợ này để một mặt NHNN có các chỉ đạo quyết liệt hơn nhằm tránh cho sự đổ vỡ dây truyền trong hệ thống ngân hàng, mặt khác bản thân các NHTM có tỷ lệ này cao càng phải chủ động trong trích lập dự phòng rủi ro và đặc biệt phải sử dụng mọi biện pháp để thu hồi vốn về cho ngân hàng.
Chi tiết tình hình nợ có khả năng mất vốn của các DNN&V trong các năm qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của DNN&V tại Maritime Bank Phú Thọ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011
Tuyệt đối
Tuyệt đối
% Tăng trưởng
Tuyệt đối
% Tăng trưởng Tổng dư nợ DNN&V 131.655 215.589 63,75% 372.051 72,57%
Nợ có khả năng tổn thất
của DNN&V 250 668 167,20% 3.869 479,19%
Tỷ lệ nợ có khả năng
tổn thất của DNN&V 0,19% 0,31% 63,17% 1,04% 235,62%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của DNN&V tại Maritime Bank Phú Thọ
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2
2009 2010 2011
%
Năm
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của DNN&V
Qua sự so sánh trên ta thấy, tổng dư nợ của các DNN&V tăng đều qua các năm, đây là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên theo đó tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cũng tăng và tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng dư nợ. Điều này chứng
tỏ nguy cơ mất vốn của ngân hàng ngày càng cao. Do vậy ngân hàng phải có biện pháp để xử lý đối với khoản quá hạn nói chung và nợ khó đòi nói riêng.
Trong thời gian qua, để xử lý triệt để nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn nói chung và đối với DNN&V nói riêng. Maritime Bank Phú Thọ đã đưa ra những biện pháp hết sức cần thiết để xử lý nợ như đưa ra những giải pháp tổng thể và trọn gói đối với các khoản nợ như: Bán tài sản đảm bảo của khoản nợ, nhờ các cơ quan chức năng can thiệp để xử lý nợ, trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn… Việc xử lý khoản cho vay có vấn đề là một nghệ thuật hơn là một môn khoa học. Tuỳ từng khách hàng mà có những thái độ, biện pháp khác nhau khi tiến hành thu hồi nợ. Nếu khách hàng thành thật và có mong muốn trả nợ thì áp dụng biện pháp khai thác. Trái lại, nếu khách hàng có dấu hiệu dối trá, lừa đảo, vỡ nợ, phá sản thì ngân hàng nên áp dụng biện pháp thanh lý.
Cùng với việc quan tâm và xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đối với DNN&V việc quan trọng mà Maritime Bank Phú Thọ cần làm trong thời gian tới là phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay, đảm bảo việc xét duyệt cho vay phải chính xác, kịp thời. Qua đó, giảm thiểu tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tới mức thấp nhất và chỉ chấp nhận xóa nợ đối với những khoản nợ không thể xử lý, thu hồi được.