Phương pháp đan xen nóng chảy 20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính đất sét bằng dẫn xuất polyol béo và áp dụng trong tổng hợp nanocomposite với nhựa nền polyprolyen (Trang 41 - 42)

Cốt lõi của phương pháp này là phối trộn đất sét đã biến tính với polyme ở trạng thái nóng chảy và các dây polyme có thể chui vào khoang sét dưới tác dụng cơ học. Điều quan trọng là làm sao cho polyme và đất sét tương hợp tốt nhất. Vì thế, sự lựa chọn polyme phù hợp hoặc biến tính đất sét để chúng tương hợp tốt với polyme rất quan trọng. Dưới những điều kiện thích hợp và nếu bề mặt lớp đất sét có thể tương hợp đủ tốt đối với polyme, polyme ở trạng thái nóng chảy có thể len lỏi vào khoảng không gian bên trong giữa các lớp đất sét và tạo thành vật liệu nanocomposite có cấu trúc đan xen hoặc tách bóc hoàn toàn.

Luận văn Thạc sĩ Chương 1 : Tổng quan

Trong số các phương pháp trên, phương pháp đan xen nóng chảy và phương pháp trùng hợp in-situ là hai phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp. Ưu điểm của hai phương pháp này là dễ thực hiện trên qui mô lớn. Riêng phương pháp đan xen nóng chảy được thực hiện dễ dàng trên máy trộn kín và không làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản suất sẵn có. Vì thế, phương pháp đan xen nóng chảy rất được các nhà sản xuất quan tâm.

Ngày nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu ứng dụng vật liệu nanocomposite vào lĩnh vực bao bì nói chung, bao bì thực phẩm nói riêng. Trong công nghiệp bao bì, các loại polyme thường được dùng là etylen vinyl acetate, polyetylen tỷ trọng thấp nhánh thẳng, isotactic polypropylen và nylon-6. Trong bài nghiên cứu này, tôi lựa chọn polyme nền là PP vì nó phổ biến, có nhiều ứng dụng và tương tác tốt với các dẫn xuất pentaerythritol béo. Cụ thể, PP có bề mặt không phân cực, mà pentaerythritol béo là chất biến tính không ion, tương tác tốt với các polyme có bề mặt không phân cực. Sau đây là một số thông tin về đặc tính và ứng dụng của PP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính đất sét bằng dẫn xuất polyol béo và áp dụng trong tổng hợp nanocomposite với nhựa nền polyprolyen (Trang 41 - 42)