CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA XÚC TIẾN BÁN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Thực trạng về xúc tiến bán hàng trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam
2.1.1. Thực trạng doanh nghiệp Masan
Tổng quan về Masan Consumer – Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
Được thành lập lần đầu tiên vào năm 2000 có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh,Việt Nam. Masan là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm mặt hàng tiêu dùng trong nước. Với hệ thống sản phẩm đa dạng từ gia vị, mì ăn liền,cà phê và đồ uống. Masan không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới đơn cử như tại Hoa Kỳ,Pháp,Canada, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, Lào,và Campuchia. Sự thành công và đa dạng hoá của Masan đã góp phần giúp nâng cao
vị thế và tầm ảnh hưởng của thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với những thống kê ấn tượng,vào quý 3/2024. Masan đã đạt được mức doanh thu con số gấp 5 lần dự kiến so với cùng kỳ và điều kỳ diệu hơn,các sản phẩm trực thuộc công ty nay đã có mặt tại khắp nơi trên toàn thế giới.
Thực trang về xúc tiến bán hàng của Masan trên thị trường quốc tế
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt như ngày nay. Masan đang không ngừng đối mặt với những thách thức mới đến từ sự thay đổi nhanh chóng của hành vi tiêu dùng,cạnh tranh mạnh mẽ và những biến động của thị trường toàn cầu đòi hỏi Masan phải có những điều chỉnh chiến lược phù hợp. Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và sự ủng hộ của các cổ đông Masan vẫn đang nắm giữ nhiều cơ hội để phát triển. Việc đầu tư vào công nghệ, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm đang được xem là những hướng đi chiến lược quan trọng của Tập đoàn trong thời gian tới.
Chiến lược "Go Global" của Masan: Mang tinh tuý Việt Nam ra toàn thế giới.
Được biết đến là một trong những tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực cung cấp hàng tiêu dùng tại Việt Nam,Masan đã và đang thực hiện một chiến lược đầy tham vọng nhằm đưa các sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Chiến lược này được biết đến rộng rãi với cái tên "Go Global". Không chỉ đơn thuần là xuất khẩu sản phẩm,hàng hoá dịch vụ mà còn là một hành trình mang thương hiệu Việt vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ.
Đánh giá chung về chiến lược "Go Global" của Masan thông qua một góc nhìn tổng quan nhất. Chiến lược này của Masan không chỉ tập trung vào việc xuất khẩu sản phẩm mà còn bao gồm các hoạt động marketing, quảng cáo, xây dựng thương hiệu, và đầu tư nguồn lực để vượt qua các thách thức và tận dụng cơ hội trên thị trường quốc tế. Có thể hình dung nó như một chiếc tàu biển lớn đang băng qua đại dương với những chi tiết sau:
- Thân tàu: Được ví như chính các sản phẩm chủ lực của Masan,đặc biệt là dòng sản phẩm Chin-su chủ lực. Đây cũng là nhánh hàng hóa quý giá mà Masan mang đi giao thương trên thị trường quốc tế.
- Buồm: Là chuỗi các hoạt động marketing,quảng cáo,xúc tiến,xây dựng thương hiệu mà doanh nghiệp triển khai trên thị trường quốc tế nhằm
22
hướng đến các đối tượng khách hàng tiềm năng và mục tiêu . Được ví như “Buồm căng gió lớn” sẽ giúp con tàu ngày càng tiến xa và nhanh h ơn.
- La bàn: Chung qui về các chiến lược, định hướng mà Masan nhắm đến các thị trường mục tiêu tiềm năng,màu mỡ.
- Động cơ: Là những nguồn lực tài chính,nhân lực và công nghệ mà Masan đầu tư vào chiến dịch. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành bại của một chiến dịch.
- Biển cả: Một thị trường quốc tế rộng lớn với vô vàn cơ hội và thách thức đang mà doanh nghiệp phải tận dụng hoặc giải quyết trong một khoảng thời gian dài.
- Các tảng băng trôi: Các yếu tố rào cản về những quy định khác nhau về thực phẩm,vấp phải nhiều sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt là sự khác biệt lớn về văn hóa,ẩm thực và hành vi,sở thích của từng khu vực.
Trong quá trình hiện thực hóa chiến lược "Go Global”,Masan đã có những bước đi cụ thể điển hình như việc triển khai nhiều hoạt động cụ thể như lựa chọn sản phẩm chủ lực, xâm nhập các thị trường tiềm năng, đa dạng hóa kênh phân phối và đầu tư mạnh vào mảng marketing,truyền thông tích hợp. Nhờ đó tập đoàn không chỉ mở rộng được thị trường,đạt mục tiêu tăng trưởng doanh thu mà còn góp phần đưa các thương hiệu Việt Nam điển hình là Chin-su, vươn tầm châu lục. Khẳng định vị thế đậm chất Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Tổng quan chi tiết về chiến lược xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp Masan trên thị trường quốc tế thông qua các số liệu được thống kê chi tiết .
Theo các nguồn tin thu tập được,vào quý III/2024 chiến lược “Go Global” đã giúp Masan Thu về hơn 1.000 tỷ đồng thông qua kênh phân phối chính là xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là một bước tiến lớn đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Masan Consumer khi áp dụng chiến lược "Go Global - mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới". Doanh nghiệp đã ghi nhận con số doanh thu thuần lên đến 29.066 tỷ đồng và 7.431 tỷ đồng chia đều cho các mục như lợi nhuận trước thuế,khấu hao và lãi
vay. Đây cũng là mảng có kết quả kinh doanh kỷ lục,mũi nhọn và chủ chốt nhất từ trước đến nay của tập đoàn.
Hình 2.1: Bảng thống kê lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục tăng 30% so với cùng kỳ.
Điểm nhấn trong chiến lược còn đến từ thành công ngoài mong đợi của thương hiệu Chin-Su trên thị trường quốc tế. Tại Mỹ, Chin-Su vượt hơn 400 thương hiệu tương ớt, giữ vững vị trí trong top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon - sàn thương mại điện tử số 1 tại nước này. Hồi tháng 3, tại Foodex Nhật Bản 2024, Masan Consumer đã ra mắt bộ gia vị hạt và bột đặc sản, tương ớt Sriracha và chả giò Chin-Su đến người tiêu dùng tại Nhật Bản cùng đại diện đối tác của hơn 60 quốc gia và khu vực khác, nhận nhiều phản hồi tích cực nhờ đó giúp đạt được những thành công ban đầu. Chinsu trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên các sàn thương mại điện tử lớn như Coupang (Hàn Quốc) và lọt top 8 sản phẩm best seller trên sàn thương mại điện tử Amazon.
Chỉ tiêu Kết quả Đơn vị Ghi chú
Doanh thu thuần 29.066 Tỷ đồng
Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước
Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và
lãi vay 7.431 Tỷ đồng
Doanh thu từ xuất khẩu >1.000 Tỷ đồng Nhờ chiến lược "Go Global"
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Masan quý III/2024
24
Thành tích của Chin-Su
Top 8 Sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon Mỹ
Thị trường quốc tế
Nhật Bản, Hàn Quốc
Bán chạy trên Coupang (Hàn Quốc), top 8 trên Amazon
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thành tích kinh doanh của Masan 2024
Phân tích SWOT giữa chiến lược “Go Global” của doanh nghiệp Masan với chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược “Go Global” của doanh nghiệp Masan Strengths (Điểm mạnh)
- Đa dạng hoá sản phẩm và thị trường: Masan không chỉ tập trung vào một sản phẩm hay một thị trường cụ thể. Họ có thể đưa nhiều loại sản phẩm (thực phẩm, đồ uống,...) sang nhiều quốc gia khác nhau, giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.
- Tiềm lực tài chính: Masan có khả năng đầu tư lớn vào nghiên cứu thị trường, marketing, xây dựng hệ thống phân phối ở nước ngoài.
- Kinh nghiệm M&A quốc tế: Là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường nhanh chóng và chiếm được lợi thế cạnh tranh.
Weaknesses (Điểm yếu)
- Khó khăn trong việc am hiểu thị trường địa phương: Chính vì mỗi quốc gia có văn hóa,thói quen tiêu dùng,quy định pháp lý và hệ thống k ênh phân phối khác nhau. Masan cần đầu tư thời gian,nguồn lực và chi phí để có thể am hiểu và hoà nhập tốt hơn.
- Vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn: Masan sẽ phải cạnh tranh với các thương hiệu đã có tên tuổi và thị phần vững chắc trên thị trường toàn cầu,đòi hỏi phải không ngừng thay đổi,làm mới để kịp thời đáp ứng,thích nghi.
- Nguy cơ phân tán nguồn lực: Việc mở rộng ra nhiều thị trường cùng một lúc có thể khiến nguồn lực của Masan bị phân tán, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động,kết quả mà doanh nghiệp thu lại.
Opportunities (Cơ hội)
- Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường quốc tế và giảm thiểu các rào cản thương mại,xúc tiến bán hàng.
- Nhu cầu cao về thực phẩm tiện lợi, chất lượng cao và an toàn: Có thể thấy tình hình thế giới ngày nay đang dần trở nên rối ren và mất kiểu soát,tận dụng những cơ hội đó Masan có thể đáp ứng nhu cầu này bằng việc cung cấp các sản phẩm đa dạng,đặc biệt là các sản phẩm chế biến sẵn và đồ uống mà mình có.
- Sự phát triển của thương mại điện tử: Tạo ra kênh phân phối mới và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả hơn. Đơn cử như sự thành công vang dội của Chinsu tại các sàn Thương mại điện tử lớn.
Threats (Thách thức)
- Rào cản thương mại và pháp lý: Masan cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặc về thực phẩm, nhập khẩu, thuế quan,văn hoá,sở thích,hành vi tiêu dùng.
- Biến động về giá nguyên liệu và chuỗi cung ứng: Ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và khả năng cạnh tranh về giá. Là bài toàn mà mọi doanh nghiệp cần phải xử lý và đi tìm câu trả lời.
- Khó khăn trong việc thay đổi trong thói quen tiêu dùng và xu hướng thị trường: Masan cần liên tục theo dõi và thích ứng với những thay đổi này để duy trì sự cạnh tranh ,hiện diện và ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn hoạt động.
Chiến lược “Theo dấu phở Việt” của doanh nghiệp Nam Dương
26
Strengths (Điểm mạnh)
- Tiềm năng thị trường ngách: Chiến lược này có thể tập trung vào nơi mà những sản phẩm đi kèm hoặc dịch vụ sẽ có giá trị sử dụng cao so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng phân khúc.
- Giá trị văn hóa và tính truyền thống: Chiến lược này khai thác giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm thông thường đại trà khác.
- Tập trung vào sản phẩm đi kèm và dịch vụ tiện ích : Chiến lược tập trung đánh vào các sản phẩm đi kèm,dịch vụ tiện ích thay vì sản phẩm chính truyền thống từ đó mở ra cơ hội cho Nam Dương trên thị trường cạnh tranh toàn cầu.
Weaknesses (Điểm yếu)
- Phụ thuộc vào một sản phẩm: Vì lấy phở và các gia vị làm trung tâm ,sự thành công của chiến lược lúc này phụ thuộc lớn vào sự đón nhận của thị trường đối với dòng sản phẩm chủ lực. Nếu phở không được ưa chuộng ở một thị trường nào đó, chiến lược ngay lập tức sẽ gặp khó khăn hoặc có nguy cơ thất bại rất lớn.
- Khó trong tiếp cận thị trường đại chúng ở một số quốc gia đặc thù:
Ví như Phở có thể được coi là món ăn đặc sản tại Việt Nam như khi bước ra thế giới, sản phẩm sẽ khó tiếp cận được số đông người tiêu dùng ở một số quốc gia,đặc biệt là những nơi mà ẩm thực Việt Nam chưa phổ biến.
Opportunities (Cơ hội)
- Cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng lớn: Tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định cũng đồng thời vừa là kênh quảng bá hiệu quả.
Góp phần đưa tinh hoa văn hoá Việt vươn tầm thế giới.
- Sự phát triển của mạng xã hội và truyền thông trực tuyến: Tạo ra nhiều cơ hội quảng bá và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả và tiết kiệm các khoảng chi phí tối đa.
- Sự quan tâm ngày càng tăng đối với ẩm thực châu Á và ẩm thực lành mạnh: Xu hướng tiêu dùng xanh,lành mạnh và tốt cho sức khoẻ là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để đưa các sản phẩm Nam Dương đến gần hơn với người dùng trên toàn thế giới.
Threats (Thách thức)
- Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và tôn giáo: Cần xem xét các yếu tố này để tránh những xung đột và đảm bảo sự chấp nhận của thị trường.
Giúp khiến làm hài lòng tất cả mà không vấp phải sự phản đối,khủng hoảng.
- Thay đổi khẩu vị và thói quen tiêu dùng: Nam Dương cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường nhằm điều chỉnh sản phẩm và chiến lược sao cho phù hợp nhất.
- Khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu chất lượng và đảm bảo:
Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào chuỗi cung ứng,kiểm soát chặt chẽ. Các khâu giám sát và quản lý chất lượng phải luôn được quan tâm hàng đầu.
Đánh giá theo nhóm tác giả về phân tích SWOT giữa chiến lược “Go Global” của doanh nghiệp Masan với chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.
Về thị phần: Nam Dương từng dẫn đầu ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam, nhờ các sản phẩm quen thuộc và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, Masan đã thực hiện những bước tiến vượt bậc, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cùng các chiến lược marketing sáng tạo, xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Nhờ đó, Masan đã thu hẹp khoảng cách, duy trì thị phần ổn định và vươn lên chiếm lĩnh một số phân khúc, đặc biệt là sản phẩm cao cấp. Điều này chứng tỏ chiến lược phát triển hiệu quả của Masan, giúp củng cố vị thế tại thị trường trong nước và tạo đà cho thị trường quốc tế.
28
Về chiến lược: Masan tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm và nhắm đến phân khúc cao cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và nâng cao giá trị thương hiệu. Trong khi đó, Nam Dương duy trì vị thế ở phân khúc bình dân với các sản phẩm quen thuộc và giá cả hợp lý, tạo nên sự tin tưởng và trung thành của khách hàng. Masan không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cùng các chiến lược marketing sáng tạo để xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy.
Về cạnh tranh: Cả Masan và Nam Dương đều đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước. Thị trường hàng tiêu dùng quốc tế luôn biến động và có nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện, khiến sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt.
Cả hai doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm mà còn phải thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Điều này đòi hỏi Masan và Nam Dương phải liên tục cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ để giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
Chiến lược "Go Global" của Masan là một bước đi đầy táo bạo bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân tập đoàn mà còn góp phần quảng bá ẩm thực,gia vị Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra Masan cần tiếp tục nỗ lực và vượt qua nhiều thách thức,khó khăn phía trước.