CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA XÚC TIẾN BÁN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Thực trạng về xúc tiến bán hàng trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam
2.1.2. Thực trạng doanh nghiệp Cà phê Trung Nguyên
Được thành lập vào năm 1996 đứng đầu là chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng của cà phê Việt Nam. Với tầm nhìn vĩ đại và sự đam mê mãnh liệt ông đã xây dựng nên một đế chế cà phê không chỉ chinh phục thị trường trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Gián tiếp biến thương hiệu cà phê Trung Nguyên trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Thực trang về xúc tiến bán hàng của Cà phê Trung Nguyên trên thị trường quốc tế
Từ thuở khai sơ,Trung Nguyên Legend đã rất thành công trong việc xây dựng thành công hình ảnh một thương hiệu cà phê mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, khác biệt so với các thương hiệu quốc tế khác. Họ tập trung vào giá trị văn hóa cà phê, triết lý cà phê và trải nghiệm cà phê, tạo nên một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn. Điều này đặc biệt hiệu quả ở các thị trường như Trung Quốc,Mỹ,Nhật Bản,Hàn Quốc,… nơi người tiêu dùng quan tâm nhiều đến văn hóa và câu chuyện đằng sau sản phẩm.
Chiến lược “Hành trình chinh phục thị trường Quốc tế” của Cà phê Trung Nguyên Chiến lược xây dựng chuỗi hệ thống “Thế giới cà phê Trung Nguyên Lengend” trên phạm vi toàn quốc và mở rộng sang thị trường quốc tế. Một trong số đó là chiến dịch Trung Nguyên đưa thương hiệu cà phê Việt vươn tầm tại đất nước “tỷ dân”. Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải là một chiến dịch quan trọng đánh dấu sự thâm nhập mạnh mẽ của Trung Nguyên Legend vào thị trường tỷ dân thông qua sự đầu tư,chú trọng vào những trải nghiệm không gian độc đáo,định vị sản phẩm cao cấp và đặc biệt hơn hết là giới thiệu được văn hoá cà phê Việt Nam. Ban đầu hãng nhắm vào khu vực Thượng Hải là chính và có kỳ vọng mở rộng ra các khu vực lân cận khác sau khi đã tạo được tiến vang lớn.
Tại Mỹ, thương hiệu Trung Nguyên cũng cho thấy sự bành trướng khi liên tục cho ra mắt các chuỗi cửa hàng, đồng thời việc phân phối thông qua các kênh giao thương mua bán lớn cũng được triển khai tốt. Việc này giúp mang lại cho hãng nhiều cơ hội mở rộng và tăng tầm ảnh hưởng lên khu vực. Chiến dịch “Giới thiệu văn hoá cà phê Việt Nam” được tiến hành đã gặt hái được nhiều thành công và mang lại cho Trung Nguyên cơ hội mở rộng chuỗi cửa hàng nhượng quyền và tập trung vào cộng đồng người Việt cũng như những cộng đồng khác trên thế giới.
Thực trạng của chiến lược xúc tiến bán hàng của Trung Nguyên trên thị trường quốc tế
Quảng cáo:
30
- Với mục tiêu là đưa hình ảnh Trung Nguyên tới tất cả người dân ViệtNam và vươn ra thị tường thế giới. Trung Nguyên với lợi thế về nguồn vốn đã chi mạnh tay vào các chương trình quảng cáo trên tivi, radio, trên các tạp chí. Ngoài ra công ty còn có trang web riêng, có các thông tin của công ty, các sản phẩm mới, và các chương trình khuyến mại giúp người tiêu dùng nắm bắt được thông tin chính xác và tiện lợi hơn. Trung Nguyên còn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đạichúng và trên các mạng xã hội giúp mở rộng thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Tuyên truyền:
- Trung Nguyên áp dụng các phương thức truyền thông mới mẻ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Khi tung bất kì một sản phẩm nào ra thị trường Trung Nguyên đều nhắm đến một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, và mục tiêu của café hòa tan G7 là người dùngcó “gu” cà phê đặc.
- Trung Nguyên đã tổ chức các chương trình như: Sáng tạo vì thương hiệu Việt (phối hợp với báo Thanh niên) khuyến khích dùng hàng Việt;
Sáng lập quỹ “Khơi nguồn sáng tạo”. Đã tạo thêm niềm tin về thương hiệu Trung Nguyên trên thị trường quốc tế.
Khuyến mại:
- Công ty có các chương trình khuyến mại cho người tiêu dùng như:
“Uống cà phê đẳng cấp gặp vận may lớn” nhằm tri ân hàng chục triệu khách hàng đã luôn ủng hộ và tin dùng những sản phẩm cà phê của Trung Nguyên; “Đón xuân mới, uống cà phê sáng tạo, tạo ngàn vận may” với cơ hội trúng thưởng 100% những giải thưởng giá trị lớn.
- Ngoài ra Trung Nguyên thường tổ chức các chương trình khuyến mại như giảm giá sản phẩm, tặng kèm sản phẩm, và các chương trình khách hàng thân thiết để thu hút khách hàng quốc tế.
Hành trình xây dựng chiến lược “Hành trình chinh phục thị trường Quốc tế”
Đầu tiên,có thể thấy nhóm khách hàng ban đầu Trung Nguyên nhắm đến đại đa số là cộng đồng người Việt tại nước ngoài. Nhưng sau khi có được sự ủng hộ từ cộng đồng người Việt, Trung Nguyên Legend lập tức mở rộng sang các khách hàng Mỹ và các cộng đồng khác, thông qua truyền miệng và các hoạt động quảng bá từ đó nhằm thu hút,lôi kéo đối tượng khách hàng mới về cho hãng từ đất nước “đa sắc tộc” này.
Nhìn chung,tại thị trường quốc tế Trung Nguyên Legend luôn nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng vượt trội tại các nước có tiềm năng phát triển lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản , Mỹ, Nga, thị trường Châu Âu... và tiếp tục mở rộng thị trường mới tại châu Á, Nam Phi… Đến nay,Trung Nguyên Legend đã thành công gia nhập và chính thức có mặt tại các hệ thống các chuỗi siêu thị lớn toàn cầu như Metro tại Nga, Costco tại Úc và Costco Business Center tại Mỹ, 7-Eleven tại Thái Lan, Lotte và Homeplus của Hàn Quốc. Kết quả Trung Nguyên Lengend đã ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước như như:
- Giải thưởng quốc tế về Truyền thông và Sáng tạo cho chiến dịch Truyền thông – Digital Marketing về G7 (G7 Digital Campaign) tại Trung Quốc.
- Top 3 thương hiệu cà phê hòa tan được yêu thích mua sắm trên các kênh bán hàng trực tuyến của Hàn Quốc dành cho G7 hòa tan đen (Nielsen).
Tổng quan chi tiết về chiến lược xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp Trung Nguyên trên thị trường quốc tế thông qua các số liệu được thống kê chi tiết .
Doanh thu của Trung Nguyên Legend đạt hơn 4.200 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 130 tỷ đồng. Năm 2021, doanh thu tăng nhẹ 6% nhưng lợi nhuận sau thuế nhảy vọt 337%, đạt mức hơn 560 tỷ đồng. Đặc biệt doanh thu bùng nổ năm 2022, đạt gần 6.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức gần 435 tỷ đồng.
32
Hình 2.2: Kết quả kinh doanh của cà phê Trung Nguyên giai đoạn 2020-2022.
Phân tích SWOT giữa chiến dịch “Hành trình chinh phục thị trường quốc tế” của doanh nghiệp Trung Nguyên và doanh nghiệp Nescafé.
Chiến dịch “Hành trình chinh phục thị trường quốc tế” của doanh nghiệp Trung Nguyên Legend.
Strengths (Điểm mạnh)
- Thương hiệu mạnh trong nước,hệ thống sản phẩm độc đáo (cà phê rang xay, G7, cà phê đặc biệt),
- Truyền tải thông điệp bằng cách kể những câu chuyện văn hóa gắn liền với Việt Nam,kinh nghiệm xương máu,kết quả sau cùng.
- Hệ thống phân phối rộng khắp, đa dạng các kênh bán hàng,hệ thống phục vụ.
Weaknesses (Điểm yếu)
- Khả năng cạnh tranh về giá so với các thương hiệu toàn cầu, nhận diện thương hiệu quốc tế còn hạn chế,các khâu như quản lý chất lượng nhượng quyền quốc tế vẫn đang còn là thách thức,nguồn lực tài chính có thể hạn chế,thua thiệt.
- Chất lượng sản phẩm chưa được đánh giá cao bằng các thương hiệu quốc tế. Cần thời gian để có thể đạt được sự tín nhiệm và tin yêu của người tiêu dùng.
Opportunities (Cơ hội)
- Xu hướng tiêu dùng cà phê đặc sản, thị trường châu Á tiềm năng,tạo sân chơi,trải nghiệm ẩm thực cho du khách. Nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt bạn bè quốc tế.
- Nhu cầu tiêu thụ cà phê đặc sản đặc biệt là cà phê Việt Nam ngày càng tăng trên thế giới.
- Mở rộng hợp tác kết hợp quốc tế để mở rộng thị trường,đa dạng hoá sản phẩm,tạo điều kiện phân phối rộng,cạnh tranh.
Threats (Thách thức)
- Vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu lớn (Nescafe, Starbucks), sự khác biệt về văn hóa và khẩu vị ở mỗi quốc gia,các rào cản thương mại quốc tế,xúc tiến bán hàng đã và đang là vấn đến nhứt nhối mà Trung Nguyên đang tìm hướng giải quyết.
- Gặp khó khăn lớn trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu tại thị trường ngoài nước.
Chiến dịch “NESCAFÉ nâng niu lắm, thiên nhiên ơi - From Farm to Mind” của doanh nghiệp Nescafé.
Strengths (Điểm mạnh)
- Thương hiệu toàn cầu lớn mạnh, hệ thống phân phối rộng khắp,nguồn lực tài chính dồi dào. Đã có được sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng ở khắp mọi nơi.
34
- Thường xuyên tung ra các chiến dịch bền vững,quảng bá phù hợp với xu hướng tiêu dùng,thị hiếu.
- Thương hiệu toàn cầu đã được điểm chứng và công nhận về chất lượng.
.
Weaknesses (Điểm yếu)
- Khâu tạo dựng hình ảnh (tập trung chủ yếu mảng cà phê hòa tan) dẫn đến khó khăn trong việc việc tạo sự kết nối cảm xúc sâu sắc với từng thị trường địa phương thay vì sản phẩm cà phê pha phin hay các sản phẩm handmade hiện vẫn đang là xu thế.
- Hình ảnh thương hiệu có thể bị xem là quá đại trà và thiếu sự khác biệt.
- Giá thành sản phẩm tương đối cao,khó tiếp cận và chưa thật sự phổ biến cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng nhắm đến.
Opportunities (Cơ hội)
- Xu hướng tiêu dùng bền vững,cơ hội phát triển các dòng sản phẩm cao cấp (rang xay, đặc sản). Đây đang là hướng đi mà Nescafé hướng đến,từ đó khẳng định doanh nghiệp không chỉ còn là một thương hiệu “mì ăn liền”
- Cơ hội mở rộng thị trường sang các nước có nền kinh tế đang phát triển ,lấn sân sang các thị trường nghách khác có liên quan.
Threats (Thách thức)
- Cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cà phê đặc sản và rang xay điển hình như Trung Nguyên,sự thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng đòi hỏi sự đổi mới liên tục,thích nghi và đáp ứng.
- Xu hướng tiêu dùng đang ngày càng thay đổi vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn không ngừng nỗ lực,đổi mới và thay đổi nhằm chen chân vào thị trường vốn đã và đang rất nóng.
Đánh giá theo nhóm tác giả về phân tích SWOT giữa chiến lược “Go Global” của doanh nghiệp Masan với chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.
Về thương hiệu: Nescafe có lợi thế vượt trội về nhận diện toàn cầu nhờ lịch sử lâu đời và mạng lưới phân phối rộng khắp. Trung Nguyên, nổi tiếng với cà phê chất lượng và gắn liền với văn hóa Việt Nam, đang nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc tế qua nhượng quyền và các chiến dịch quảng bá. Trong khi Nescafe tiếp tục củng cố vị thế toàn cầu, Trung Nguyên từng bước khẳng định mình bằng cách mang giá trị cà phê Việt ra thế giới.
Về sản phẩm: Trung Nguyên nổi bật với các sản phẩm cà phê đặc biệt, mang đậm bản sắc Việt Nam, mang đến trải nghiệm văn hóa độc đáo. Nescafe, chủ yếu cung cấp cà phê hòa tan đại trà, phục vụ nhu cầu tiện lợi toàn cầu, nhưng đang mở rộng dòng sản phẩm cao cấp hơn. Cả hai thương hiệu đều có chiến lược sản phẩm riêng, không ngừng cải tiến và mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng..
Về chiến lược: Trung Nguyên đang theo đuổi chiến lược nhượng quyền để mở rộng quốc tế, mở các cửa hàng cà phê nhượng quyền nhằm giới thiệu văn hóa cà phê Việt Nam đến khách hàng quốc tế. Ngược lại, Nescafe đã thiết lập mạng lưới phân phối toàn cầu mạnh mẽ nhờ vào lịch sử lâu đời và quy mô lớn, tận dụng lợi thế này để duy trì và phát triển trên thị trường quốc tế. Sự khác biệt trong chiến lược của hai thương hiệu thể hiện cách tiếp cận riêng nhằm đạt được mục tiêu mở rộng thị trường toàn cầu.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend đã có nhiều tiềm năng để phát triển ở thị trường quốc tế nhờ những ưu điểm về chất lượng sản phẩm, văn hóa và trải nghiệm. Như ng song song đó vẫn còn gặp phải nhiều thách thức cần được giải quyết như những vấn đề về cạnh tranh, duy trì sự đồng nhất và thích ứng với văn hóa địa phương,… Việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, điều chỉnh chiến lược truyền thông và kinh doanh sao cho phù hợp với từng quốc gia là yếu tố then chốt để Trung Nguyên có thể phát triển và trụ vững tại các thị trường quốc tế.