Các tiêu chí cần tuân theo

Một phần của tài liệu Thiết kế công trình chịu động đất (Trang 30 - 33)

2. Yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần tuân theo

2.2. Các tiêu chí cần tuân theo

(1)P Để thỏa mãn những yêu cầu cơ bản đã đ−a ra trong 2.1, các trạng thái giới hạn sau đây phải

đ−ợc kiểm tra (xem 2.2.22.2.3):

• Các trạng thái cực hạn

• Các trạng thái hạn chế h− hỏng

Các trạng thái cực hạn là các trạng thái liên quan tới sự sụp đổ hoặc các dạng h− hỏng khác của kết cấu có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của con ng−ời.

Các trạng thái hạn chế h− hỏng là các trạng thái liên quan tới sự h− hỏng mà v−ợt quá sẽ làm cho một số yêu cầu sử dụng cụ thể không còn đ−ợc thoả mãn.

(2)P Để hạn chế nguy cơ và để nâng cao khả năng làm việc tốt của kết cấu khi chịu những tác

động động đất nghiêm trọng hơn so với tác động động đất thiết kế, phải thực hiện thêm một loạt biện pháp cụ thể thích hợp (xem 2.2.4).

(3) Đối với các loại kết cấu đã xác định rõ là xây dựng trong vùng động đất yếu (xem 3.2.1(4)), những yêu cầu cơ bản có thể thoả mãn thông qua việc áp dụng những quy định đơn giản hơn so với những quy định cho trong các phần có liên quan của tiêu chuẩn này.

(4) Trong trường hợp động đất rất yếu, không nhất thiết phải tuân theo những điều khoản của tiêu chuẩn này (xem 3.2.1(5) và ghi chú về định nghĩa những trường hợp động đất rất yếu).

(5) Những quy định cụ thể cho “Nhà xây đơn giản” được cho trong chương 9. Khi tuân thủ những quy định này, “Nhà xây đơn giản” nh− vậy đ−ợc xem là thoả mãn các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn này mà không cần kiểm tra phân tích độ an toàn.

2.2.2. Trạng thái cực hạn

(1)P Hệ kết cấu phải đ−ợc kiểm tra về khả năng chịu lực và khả năng tiêu tán năng l−ợng nh− đã

quy định trong các phần có liên quan của tiêu chuẩn này.

(2) Khả năng chịu lực và khả năng tiêu tán năng l−ợng của kết cấu liên quan đến khả năng khai thác phản ứng phi tuyến của nó. Trong thực tế, sự cân bằng giữa khả năng chịu lực và khả

năng tiêu tán năng l−ợng đ−ợc đặc tr−ng bởi các giá trị của hệ số ứng xử q và việc phân cấp

độ dẻo tương ứng, cho trong các phần có liên quan của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp giới hạn, khi thiết kế các kết cấu đ−ợc xem là không tiêu tán năng l−ợng thì không tính đến bất kỳ một sự tiêu tán năng l−ợng nào do hiện t−ợng trễ và nói chung không xét tới hệ số ứng xử q lớn hơn 1,5, là giá trị đã tính đến khả năng vượt cường độ. Đối với kết cấu thép hoặc kết cấu liên hợp thép – bêtông, giá trị giới hạn này của hệ số q có thể lấy từ 1,5 đến 2. Với những kết cấu tiêu tán năng l−ợng, để tính đến sự tiêu tán năng l−ợng trễ, hệ số ứng xử đ−ợc lấy lớn hơn những giá trị giới hạn nói trên. Sự tiêu tán năng l−ợng này chủ yếu xảy ra trong các vùng

đ−ợc thiết kế một cách đặc biệt, gọi là vùng tiêu tán năng l−ợng hoặc vùng tới hạn.

Ghi chú: Giá trị của hệ số ứng xử q cần đ−ợc giới hạn bởi trạng thái giới hạn ổn định động của kết cấu và bởi sự h− hỏng do mỏi chu kỳ thấp của các chi tiết kết cấu (đặc biệt là các liên kết).

Phải áp dụng điều kiện giới hạn bất lợi nhất khi xác định các giá trị của hệ số q. Các giá trị của hệ số q cho trong các ch−ơng liên quan đ−ợc xem là tuân thủ yêu cầu này.

(3)P Phải kiểm tra để bảo đảm ổn định của kết cấu tổng thể dưới tác động động đất thiết kế. Cần phải xem xét cả ổn định về tr−ợt lẫn về lật. Những quy định cụ thể để kiểm tra về lật của công trình đ−ợc cho trong các phần liên quan của tiêu chuẩn này.

(4)P Phải kiểm tra cả cấu kiện móng và đất dưới móng có khả năng chịu được những hệ quả của tác động sinh ra từ phản ứng của kết cấu bên trên mà không gây ra những biến dạng thường xuyên đáng kể. Trong việc xác định các phản lực, phải xét đến độ bền thực tế của cấu kiện kết cấu truyền tải.

(5)P Khi phân tích cần xét ảnh hưởng có thể có của các hiệu ứng bậc hai đến các giá trị của các hệ quả tác động.

(6)P Phải kiểm tra dưới tác động động đất thiết kế, ứng xử của các bộ phận phi kết cấu không gây rủi ro cho con ng−ời và không gây ảnh h−ởng bất lợi tới phản ứng của các cấu kiện chịu lực.

Đối với nhà, những quy định cụ thể đ−ợc cho ở 4.3.54.3.6.

2.2.3. Trạng thái hạn chế h− hỏng

(1)P Cần bảo đảm ngăn chặn các h− hỏng không thể chấp nhận với độ tin cậy phù hợp bằng cách thoả mãn những giới hạn về biến dạng hoặc các giới hạn khác đ−ợc định nghĩa trong các phần có liên quan của tiêu chuẩn này.

(2)P Trong những công trình quan trọng có chức năng bảo vệ dân sự, hệ kết cấu phải đ−ợc kiểm tra để bảo đảm rằng chúng có đủ độ cứng và độ bền nhằm duy trì sự hoạt động của các thiết bị phục vụ thiết yếu khi xảy ra động đất với một chu kỳ lặp phù hợp.

2.2.4. Các biện pháp cụ thể 2.2.4.1. ThiÕt kÕ

(1) ở mức độ có thể, kết cấu cần có hình dạng đơn giản và cân đối trong cả mặt bằng lẫn mặt

đứng, (xem 4.2.3). Nếu cần thiết, có thể chia kết cấu thành các đơn nguyên độc lập về mặt

động lực bằng các khe kháng chấn.

(2)P Để bảo đảm ứng xử dẻo và tiêu tán năng l−ợng tổng thể, phải tránh sự phá hoại giòn hoặc sự hình thành sớm cơ cấu mất ổn định. Để đạt đ−ợc mục đích đó, theo yêu cầu trong các phần có liên quan của tiêu chuẩn này, phải sử dụng quy trình thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng l−ợng. Quy trình này đ−ợc sử dụng để có đ−ợc các thành phần kết cấu khác nhau xếp theo cấp bậc độ bền và theo các dạng phá hoại cần thiết để bảo đảm một cơ cấu dẻo phù hợp và để tránh các dạng phá hoại giòn.

(3)P Do tính năng kháng chấn của kết cấu phụ thuộc rất nhiều vào ứng xử của các vùng hoặc cấu kiện tới hạn của nó, cấu tạo kết cấu nói chung và các vùng hoặc các cấu kiện tới hạn nói riêng phải duy trì đ−ợc khả năng truyền lực và tiêu tán năng l−ợng cần thiết trong điều kiện tác động có chu kỳ. Để đáp ứng yêu cầu này, trong thiết kế cần quan tâm đặc biệt đến các chi tiết cấu tạo liên kết giữa các cấu kiện chịu lực và chi tiết cấu tạo các vùng dự đoán có ứng xử phi tuyến.

(4)P Ph−ơng pháp phân tích phải dựa vào mô hình kết cấu phù hợp, khi cần thiết, mô hình này phải xét tới ảnh hưởng của biến dạng nền đất, của những bộ phận phi kết cấu và những khía cạnh khác, chẳng hạn nh− sự hiện diện của những kết cấu liền kề.

2.2.4.2. Hệ móng

(1)P Độ cứng của hệ móng phải đủ để truyền những tác động nhận đ−ợc từ kết cấu bên trên xuống nền đất càng đều đặn càng tốt.

(2) Trừ công trình cầu, nói chung chỉ nên sử dụng một dạng móng cho cùng một công trình, trừ phi công trình gồm các đơn nguyên độc lập về mặt động lực.

Một phần của tài liệu Thiết kế công trình chịu động đất (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(340 trang)