Tiêu chí thiết kế và quy định thi công

Một phần của tài liệu Thiết kế công trình chịu động đất (Trang 204 - 207)

9. Những quy định cụ thể cho kết cấu xây

9.5 Tiêu chí thiết kế và quy định thi công

(1)P Các nhà xây cần bao gồm các sàn và các t−ờng đ−ợc liên kết trong hai ph−ơng ngang vuông góc và trong phương thẳng đứng.

(2)P Liên kết giữa các sàn và các t−ờng bằng các giằng thép hoặc các dầm đai bêtông cốt thép.

(3) Có thể sử dụng bất kỳ loại sàn nào, miễn là các yêu cầu chung về tính liên tục và về chức năng vách cứng đ−ợc thoả mãn.

(4)P Các t−ờng chịu cắt cần bố trí ít nhất theo hai ph−ơng vuông góc.

(5) Các t−ờng chịu cắt cần tuân theo một số yêu cầu hình học sau:

a) Chiều dầy hữu hiệu của các t−ờng chịu cắt, tef, không đ−ợc nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, tef.min; b) Tỉ số hef/tef giữa chiều cao hữu hiệu của t−ờng (xem EN 1996-1-1:2004) và bề dày hữu hiệu

của nó không đ−ợc lớn hơn giá trị lớn nhất,(hef/tef)max;và

c) Tỉ số giữa chiều dài t−ờng, l, và chiều cao thông thuỷ lớn nhất, h, của các lỗ mở liền kề với t−ờng không đ−ợc nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, (l/h)min. Các giá trị khuyến nghị củatef.min, (hef/tef)max

(l/h)min đ−ợc cho trong Bảng9.2.

Bảng 9.2: Các yêu cầu hình học khuyến nghị cho vách cứng

Loại khối xây tef.min (mm) (hef/tef)max (l/h)min

Khối xây đá tự nhiên không có cốt thép 350 9 0.5

Khối xây bằng các vật liệu khác không có cốt

thÐp 240 12 0.4

Khối xây bằng các vật liệu khác không có cốt

thép, trong trường hợp động đất yếu 170 15 0.35

Khối xây bị hạn chế biến dạng 240 15 0.3

Khối xây có cốt thép 240 15 không hạn chế

Ghi chú các ký hiệu sử dụng trong bảng:

tef bề dày hữu hiệu của t−ờng (xem EN 1996-1-1: 2004);

hef chiều cao hữu hiệu của t−ờng (xem EN 1996-1-1: 2004);

h chiều cao thông thuỷ lớn nhất của các lỗ mở liền kề với t−ờng;

l chiều dài t−ờng

(6) Các t−ờng chịu cắt không tuân thủ các yêu cầu hình học tối thiểu của (5) của điều này có thể

đ−ợc xem là cấu kiện kháng chấn phụ. Chúng cần tuân thủ các yêu cầu trong 9.5.2(1)(2).

9.5.2 Các yêu cầu bổ sung cho khối xây không có cốt thép thoả m∙n Phần 1 của tiêu chuẩn này

(1) Các dầm bêtông nằm ngang hoặc giằng thép cần đ−ợc bố trí trong mặt phẳng t−ờng, tại mỗi cao trình sàn và, trong mọi trường hợp, với một khoảng cách theo phương thẳng đứng không lớn hơn 4m. Các dầm hoặc giằng này phải tạo thành các cấu kiện liên tục và đ−ợc liên kết với nhau một cách chắc chắn.

GHI Chú: Các dầm hoặc giằng liên tục trên toàn bộ chu vi là rất quan trọng.

(2) Các dầm bêtông nằm ngang cần có cốt thép dọc với diện tích tiết diện ngang không ít hơn 200mm2.

9.5.3 Các yêu cầu bổ sung cho khối xây bị hạn chế biến dạng

(1)P Các cấu kiện hạn chế biến dạng theo phương ngang và đứng cần được liên kết với nhau và

đ−ợc neo vào các cấu kiện của hệ thống chịu lực chính.

(2)P Để có liên kết tốt giữa các cấu kiện hạn chế biến dạng với khối xây, bêtông, các cấu kiện hạn chế biến dạng phải đ−ợc đúc sau khi khối xây đã đ−ợc xây xong.

(3) Các kích th−ớc tiết diện ngang của cả cấu kiện hạn chế biến dạng theo ph−ơng ngang lẫn

đứng, không được nhỏ hơn 150mm. Trong các tường hai lớp, bề dày của các cấu kiện hạn chế biến dạng cần đảm bảo liên kết đ−ợc hai lớp và đảm bảo sự hạn chế có hiệu quả của chóng.

(4) Các cấu kiện hạn chế biến dạng theo chiều đứng cần đ−ợc bố trí:

− ở các cạnh tự do của mỗi t−ờng chịu lực;

− ở mỗi cạnh của bất kỳ lỗ mở nào trong t−ờng có diện tích lớn hơn 1,5m2;

ư ở trong tường, nếu cần thiết, để khoảng cách giữa các cấu kiện hạn chế biến dạng không v−ợt quá 5m;

− ở chỗ giao nhau của các t−ờng chịu lực, khi các cấu kiện hạn chế biến dạng bố trí theo các quy định trên, có khoảng cách hơn 1,5m.

(5) Các cấu kiện hạn chế biến dạng theo ph−ơng ngang cần đ−ợc bố trí trong mặt phẳng t−ờng, tại mỗi cao trình sàn và trong mọi trường hợp khoảng cách theo phương đứng không lớn hơn 4m.

(6) Cốt thép dọc của các cấu kiện hạn chế biến dạng phải có diện tích tiết diện ngang không nhỏ hơn 300mm2 hoặc 1% diện tích tiết diện ngang của cấu kiện đó.

(7) Cốt đai có đ−ờng kính không nhỏ hơn 5mm và với khoảng cách không quá 150mm cần đ−ợc bố trí ôm lấy cốt dọc.

(8) Cốt thép cần thuộc loại B hoặc C theo EN 1992-1-1:2004, Bảng C.1.

(9) Các mối nối chồng có chiều dài không nhỏ hơn 60 lần đ−ờng kính thanh thép.

9.5.4 Các yêu cầu bổ sung cho khối xây có cốt thép

(1) Cốt thép nằm ngang cần đ−ợc đặt trong các mạch vữa ngang hoặc trong các rãnh thích hợp của các viên xây với khoảng cách theo phương đứng không quá 600mm.

(2) Các viên xây có rãnh cần chứa đ−ợc cốt thép cần thiết trong lanh tô và t−ờng lan can.

(3) Cần sử dụng các thanh cốt thép, có đ−ờng kính không nhỏ hơn 4mm, uốn quanh các thanh thẳng đứng tại các mép tường,

(4) Hàm l−ợng nhỏ nhất của cốt thép ngang ở trong t−ờng, đ−ợc chuẩn hóa qua diện tích toàn bộ của tiết diện, không đ−ợc nhỏ hơn 0,05%.

(5)P Cần tránh đặt cốt thép ngang với hàm l−ợng cao vì có thể làm các viên xây bị phá hoại nén tr−ớc khi thép bị chảy.

(6) Hàm lượng cốt thép thẳng đứng trong tường, đối với diện tích toàn bộ của tiết diện ngang t−ờng, không đ−ợc ít hơn 0,08%.

(7) Cần đặt cốt thép thẳng đứng trong các lỗ hổng hoặc các rãnh trong các viên xây.

(8) Các cốt thép thẳng đứng với diện tích tiết diện ngang không nhỏ hơn 200mm2 cần đ−ợc bố trÝ:

− ở cả hai mép tự do của mỗi cấu kiện t−ờng;

− ở mỗi vị trí t−ờng giao nhau;

− ở trong t−ờng, sao cho khoảng cách giữa các cốt thép loại này không v−ợt quá 5m.

(9) áp dụng 9.5.3(7), (8)(9).

(10)P Các tường lan can và lanh tô cần được liên kết một cách đều đặn vào khối xây các tường tiếp giáp và giằng với chúng bằng cốt thép ngang.

Một phần của tài liệu Thiết kế công trình chịu động đất (Trang 204 - 207)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(340 trang)