Các biện pháp bổ sung đối với khung có khối xây chèn

Một phần của tài liệu Thiết kế công trình chịu động đất (Trang 70 - 73)

1(P) Các mục từ 4.3.6.1 đến 4.3.6.3 áp dụng cho khung hoặc các hệ hỗn hợp bằng bêtông cốt thép t−ơng đ−ơng khung thuộc cấp dẻo kết cấu cao DCH (xem ch−ơng 5) và các khung chịu mômen bằng thép hoặc liên hợp thép-bêtông thuộc cấp dẻo kết cấu cao DCH (xem ch−ơng 6 và 7) có khối xây chèn đơn giản làm việc tương tác với kết cấu thoả mãn những điều kiện sau:

a) Chúng đ−ợc xây sau khi khung bêtông đã cứng hoặc khung thép đã đ−ợc lắp dựng.

b) Chúng tiếp xúc với khung (không có khe hở), nh−ng không có liên kết chịu lực với khung (qua các thanh giằng, đai, thanh đứng, neo chống cắt)

c) Về nguyên tắc, chúng đ−ợc xem là các bộ phận phi kết cấu.

(2) Mặc dù phạm vi áp dụng 4.3.6.1 đến 4.3.6.3 bị hạn chế bởi (1)P của mục này, nh−ng chúng cung cấp các tiêu chí thiết thực trong thực hành mà có thể có lợi khi áp dụng vào các khung bêtông, thép hoặc liên hợp thuộc cấp dẻo kết cấu trung bình DCM hoặc thấp DCL có khối xây chèn. Đặc biệt, đối với các ô chèn dễ bị phá hoại ngoài mặt phẳng, tạo các giằng có thể làm giảm nguy cơ rơi khối xây chèn.

(3)P Các qui định trong 1.3(2) về khả năng sửa đổi kết cấu trong tương lai cũng phải được áp dông cho khèi x©y chÌn.

(4) Đối với tường hoặc các hệ hỗn hợp bằng bêtông tương đương tường, cũng như đối với các hệ thép đ−ợc giằng hoặc hệ liên hợp thép - bêtông, có thể bỏ qua sự t−ơng tác với khối xây chÌn.

(5) Nếu các khối xây chèn là một phần của hệ kết cấu kháng chấn, thì việc phân tích và thiết kế cần được thực hiện theo những tiêu chí và quy định cho trong chương 9 đối với khối xây bị hạn chế biến dạng.

(6) Những yêu cầu và tiêu chí cho trong 4.3.6.2 đ−ợc xem là thoả mãn, nếu tuân theo các quy

định cho trong 4.3.6.3, 4.3.6.4 và những quy định đặc biệt cho trong các chương 5 đến 7.

4.3.6.2. Các yêu cầu và tiêu chí

(1)P Các hệ quả của tính không đều đặn trong mặt bằng do khối xây chèn gây ra phải đ−ợc xét trong tính toán.

(2)P Các hệ quả của tính không đều đặn theo chiều cao do khối xây chèn gây ra phải đ−ợc xét trong tính toán

(3)P Cần xét tới tính rất thiếu tin cậy liên quan tới ứng xử của khối xây chèn (ví dụ tính biến động các tính chất cơ học của chúng và sự liên kết giữa chúng với khung bao quanh, khả năng sửa

đổi chúng trong quá trình sử dụng công trình, cũng nh− mức độ h− hỏng không đồng đều của chúng khi chịu động đất).

(4)P Cần xét tới các hệ quả cục bộ bất lợi có thể có do t−ơng tác giữa khung với khối xây chèn (ví dụ: sự phá hoại cắt của các cột do lực cắt gây ra bởi tác động của dải chéo của khối xây chèn) (xem ch−ơng 5 tới 7).

4.3.6.3. Tính không đều đặn do khối xây chèn 4.3.6.3.1. Tính không đều đặn trong mặt bằng

(1) Cần phải tránh bố trí các khối xây chèn không đồng đều, không đối xứng hoặc không đều

đặn một cách quá mức trong mặt bằng (có xét tới kích thước các lỗ mở trong các ô chèn).

(2) Cần phải sử dụng các mô hình không gian để phân tích kết cấu trong trường hợp có tính quá không đều đặn trong mặt bằng do bố trí không đối xứng các khối xây chèn (ví dụ: có các khối xây chèn bố trí chủ yếu dọc theo hai mặt kề nhau của nhà). Cần đ−a khối xây chèn vào mô hình và cần nghiên cứu tính nhạy cảm liên quan tới vị trí và các tính chất của các khối xây chèn (ví dụ: bỏ qua một trong ba hoặc bốn ô chèn trong một khung phẳng,

đặc biệt ở các phía, dễ uốn hơn). Cần chú ý đặc biệt tới việc kiểm tra các cấu kiện chịu lực tại các phía dễ uốn trong mặt bằng (tức là, xa nhất so với phía tập trung các khối xây chèn) chống lại các hệ quả của bất kỳ phản ứng xoắn nào đ−ợc gây ra bởi các khối xây chèn.

(3) Nên bỏ qua các ô chèn có nhiều hơn một lỗ lớn (ví dụ: cửa ra vào và cửa sổ) trong các mô

hình dùng để phân tích theo (2) của điều này.

(4) Khi các khối xây chèn phân bố không đều, nh−ng không gây ra tính không đều đặn nghiêm trọng trong mặt bằng, có thể xét tới tính không đều đặn này bằng cách nhân các hệ quả do

độ lệch tâm ngẫu nhiên tính toán theo 4.3.3.2.4 4.3.3.3.3 với hệ số 2.

4.3.6.3.2. Tính không đều đặn theo mặt đứng

(1)P Nếu có sự không đều đặn đáng kể theo mặt đứng (ví dụ việc giảm đột ngột số lượng tường chèn ở một hay nhiều tầng so với các tầng khác) thì phải tăng các hệ quả tác động động đất trong các cấu kiện đứng của các tầng tương ứng.

(2) Khi không dùng mô hình chính xác hơn, (1)P đ−ợc xem là thoả mãn nếu các hệ quả tác

động động đất tính toán đ−ợc tăng lên bằng một hệ số khuếch đại η xác định theo biểu thức:

η = (1 + ΔVRW / ΣVSd ) ≤ γ.q (4.26)

trong đó:

ΔVRW độ giảm tổng cộng của độ bền của các tường xây chèn trong tầng đang xét so với tầng

đ−ợc xây chèn nhiều hơn ở phía trên;

ΣVSd tổng các lực cắt động đất tác dụng lên tất cả các cấu kiện kháng chấn chính theo phương đứng của tầng đang xét.

(3) Nếu biểu thức (4.26) cho hệ số khuếch đại η nhỏ hơn 1,1 thì không cần điều chỉnh các hệ quả tác động.

4.3.6.4. Hạn chế h− hỏng của khối xây chèn

(1) Đối với các hệ kết cấu đ−ợc nêu trong 4.3.6.1(1)P thuộc tất cả các cấp dẻo kết cấu t−ơng ứng thấp, trung bình hoặc cao, trừ các trường hợp động đất yếu (xem 3.2.1(4)), cần phải thực hiện các biện pháp thích hợp để tránh phá hoại giòn và nứt sớm của các ô chèn (đặc biệt là các ô chèn có các lỗ cửa hoặc bằng vật liệu giòn) đồng thời để tránh sự sụp đổ toàn phần hoặc một phần ngoài mặt phẳng của các ô chèn mảnh. Cần chú ý đặc biệt tới các ô chèn có

độ mảnh (tỷ số giữa kích thước nhỏ nhất của chiều dài và chiều cao với bề dày) lớn hơn 15.

(2) Các l−ới sợi thép hàn đ−ợc ốp chắc vào một mặt t−ờng, các giằng ngang nằm trong các mạch vữa của khối xây đ−ợc gắn vào cột, các giằng đứng và giằng ngang bằng bêtông có bề dày bằng bề dày của tường đặt trong các ô chèn là những ví dụ về các biện pháp thoả mãn (1) của điều này nhằm cải thiện tính toàn vẹn và sự ứng xử cả trong lẫn ngoài mặt phẳng của khèi x©y chÌn.

(3) Phải viền các mép của lỗ cửa hoặc lỗ hổng lớn trong bất kỳ ô chèn nào bằng các giằng đứng và giằng ngang.

Một phần của tài liệu Thiết kế công trình chịu động đất (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(340 trang)