Vị trí, đặc điểm của phần “Quang hình học”

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm dạy học phần quang hình học vật lý 11 THPT (Trang 33 - 39)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Vị trí, đặc điểm của phần “Quang hình học”

Phần “Quang hình học” là một phần quan trọng của chương trình Vật lý 11 THPT.

Để xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm của phần này phải cần đảm bảo mục đích và yêu cầu, tìm hiểu rõ mục tiêu dạy học và nội dung kiến thức SGK của phần “Quang hình học”.

Hoạt động giải bài tập TN rất đa dạng và phong phú. Có thể diễn ra ở trên lớp trong tiết bài tập để củng cố kiến thức hoặc để mở rộng kiến thức dựa trên các bài tập đã giải của HS hay dựa vào những hiện tượng xảy ra quanh ta trong tự nhiên hoặc sử dụng các thiết bị TN có sẵn trong phòng TN để đưa ra các BTTN.

Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp BTTN vào các tiết kiểm tra đánh giá.

Đặc biệt trong các buổi ngoại khoá hoặc thăm quan dã ngoại sử dụng các BTTN sẽ gây được hứng thú và vui nhộn cho HS.

BTTN được sử dụng ở giai đoạn hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Đó là những bài tập mang tính chất tổng hợp. Việc hướng dẫn thực tập học sinh giải (trong tiết luyện tập giải bài tập) là rất hạn chế, mà chủ yếu là hoạt động tự lực của học sinh. Vì thế ở mỗi bài tập cần có các câu hỏi định hướng để hướng dẫn học sinh tự lực giải bài tập.

2.1.1. Mục tiêu dạy học a. Về kiến thức

Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lý phổ thông cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:

- Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình Vật lý thường gặp trong đời sống và sản xuất.

- Các đại lượng, các định luật và các nguyên lý Vật lý cơ bản - Một số nội dung của thuyết Vật lý quan trọng nhất

- Những ứng dụng phổ biến của Vật lý trong đời sống và sản xuất

- Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và phương pháp đặc thù của Vật lý

b. Về kỹ năng

- Biết quan sát các hiện tượng và quá trình Vật lý trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm, biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lý.

- Sử dụng được các dụng cụ đo của Vật lý, có kỹ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lý đơn giản.

- Biết phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay bản chất của các hiện tượng hay quá trình Vật lý, cũng như đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.

- Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình Vật lý, giải các bài tập Vật lý và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.

- Sử dụng các thuật ngữ Vật lý, các biểu, bảng, dụng cụ, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin.

c. Về mặt thái độ

- Có hứng thú học tập Vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng đối với những đóng góp của Vật lý học đối với sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học

- Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lý, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được

- Có ý thức vận dụng những hiểu biết của Vật lý vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.

2.1.2. Cấu trúc phần “Quang hình học” Vật lý 11 Ban cơ bản

Trong phần quang hình học Vật lý 11 THPT Ban cơ bản có 10 bài (Từ bài 26 đến bài 35) và được phân phối trong 22 tiết. Trong đó:

- 11 tiết lý thuyết - 6 tiết bài tập - 2 tiết thực hành - 2 tiết ôn tập - 1 tiết kiểm tra

Phân phối chương trình phần “Quang hình học” Vật lý 11 ban cơ bản cụ thể như sau

ChươngVI Nội dung

thuyết

Bài tập

Thực hành

Kiểm

tra Tổng Bài 26 Khúc xạ ánh sáng

2 2 0 0 4

Bài 27 Phản xạ toàn phần ChươngVII

Bài 28 Lăng kính 1 0 0 0 1

Bài 29 Thấu kính mỏng 2 1 0 0 3

Bài 30 Giải bài toán về hệ

thấu kính 1 1 0 0 2

Bài 31 Mắt 2 1 0 0 3

Bài 32 Kính lúp 1 0 0 0 1

Bài 33 Kính hiển vi 1 0 0 0 1

Bài 34 Kính thiên văn 1 1 0 0 2

Bài 35 Thực hành: xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

0 0 2 0 2

Ôn tập 2

Kiểm tra 1

Nội dung và thời gian cho từng bài được phân như sau:

ChươngVI Nội dung Số tiết

Bài 26 Khúc xạ ánh sáng 2

Bài 27 Phản xạ toàn phần 2

ChươngVII

Bài 28 Lăng kính 1

Bài 29 Thấu kính mỏng 3

Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính 2

Bài 31 Mắt 3

Bài 32 Kính lúp 1

Bài 33 Kính hiển vi 1

Bài 34 Kính thiên văn 2

Bài 35 Thực hành: xác định tiêu cự của thấu kính phân kì 2

Ôn tập 2

Kiểm tra 1

2.1.3. Nội dung cơ bản của phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT

Học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản của phần quang hình học Vật lý 11 THPT:

- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.

- Nêu được định nghĩa phản xạ toàn phần và úng dụng trong thực tế.

- Nêu được cấu tạo và đặc trưng của lăng kính, tác dụng của lăng kính đối với sự truyền ánh sáng.

- Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:

- Học sinh hiểu và trả lời được về thấu kính. Nêu được các tính chất quang học của thấu kính.

- Giải được các bài tập về thấu kính.

- Nêu được cấu tạo của mắt.

- Các tật của mắt và cách sửa tật của mắt.

- Các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt có tác dụng tạo ảnh ra sao.

- Nêu định nghĩa số bội giác.

- Nêu được cấu tạo của kính lúp.

- Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.

- Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.

Sơ đồ lôgic của phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT

Quang hình học

Mắt, các dụng cụ quang Khúc xạ ánh sáng

Các dụng cụ quang học Mắt

Bài tập Khắc phục Tật của mắt

Khái niệm Cấu tạo

Thực hành

Kính lúp Thấu kinh

Công thức Khái niệm

Lăng kính

Công thức

Kính hiển vi CT Khái niệm

Khai niệm Công thức

Công thức Khái niệm

Kính thiên văn

Công thức Khái niệm

Phản xạ toàn phần Khúc xạ ánh sáng

Công thức

Công thức Định nghĩa

Bài tập Định luật

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm dạy học phần quang hình học vật lý 11 THPT (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)