Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.4.3. Đánh giá kết quả học tập
n
i
i i
n x x n
1
Từ kết quả thu được ở bảng 3.2, số trung bình cộng về kiểm định kiến thức giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
1 1 2 2 10 10
1
1 1 2 2 10 10
2
. . ... . 442
89 4.96
. . ... . 532
91 5.84
f x f x f x
x n
f x f x f x
x n
1 2:
x x điều đó chứng tỏ kết quả thực nghiệm tốt hơn kết quả đối chứng.
Hiệu của 2 trung bình cộng:
87 . 0 92 . 4 79 .
1 5
2
x x d
0
8.89
24.44
47.78
65.55
78.89
87.78
95.56 98.89 100
0 5.43
14.13
26.08
45.65
65.22
80.43
91.3 96.74 100
0 20 40 60 80 100 120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC TN
- Các số đo độ phân tán Phương sai và độ lệch chuẩn:
10 2
1 1
1
10 2
2 1
2
328 1.92
1 89
358.22 1 91 1.97
i i
i i
x x n
x x n
Hệ số biến thiên:
x % C
1 1
1.92 0.37 37%
i 4.91
C x
2 2
2
1.97 0.33 33%
C 5.79 x
Bảng 3.5. Các tham số thống kê thu được
Nhóm Số lượng Điểm trung bình cộng Độ lệch chuẩn Hệ số BT
ĐC 89 4.91 1.92 39%
TN 91 5.79 1.97 34%
Giả thiết Ho Sự khác nhau giữa điểm trung bình kiến thức x1,x2giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa.
Xác định độ tin cậy t theo công thức:
2 1 2 1
2 2 2 2
1 2 1 2
1 2
d
d x x x x
t m m m
n n
0 87 0 87 0 28 3 09 3 68 3 93
89 91
. .
t .
. . .
So sánh giá trị t thực nghiệm với giá trị t lý thuyết trong bảng.
Ta có:
N = n1 + n2 - 2 = 89 + 91 - 2 = 178
Trên bảng N 176 ta có 3 giá trị của t ứng với 3 mức xác suất P:
t1 = 2.0 (P = 0.94) t2 = 2.6 (P = 0.98) t3 = 3.3 (P = 0.997)
Với giá trị thực nghiệm t = 3.09, như vậy ta có kết quả so sánh t > t2 và ta có kết luận với độ tin cậy là 99% (với sai số 1%), sự sai lệch giữa x1 và x2
(cụ thể là x1 < x2) là do kết quả của tác động sư phạm mà có.
Kết luận: Bác bỏ giả thiết Ho, trình độ học sinh nhóm thực nghiệm cao hơn trình độ học sinh nhóm đối chứng. Thực nghiệm đạt kết quả tốt.
Như vậy, phương pháp sử dụng BTTN vào dạy các lớp thực nghiệm thật sự mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp dạy cũ ở những lớp đối chứng.
Kết luận chương 3
Từ những nhận xét và phân tích số liệu ở trên cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn. Các kết quả thu được đã chứng tỏ:
- Việc đưa BTTN vào dạy học là có tính khả thi, có tác dụng rõ rệt trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS.
- Các BTTN đã làm cho không khí các tiết học trở nên sôi nổi, kích thích hứng thú học tập của HS. HS trở thành những nhà nghiên cứu nhỏ.
- Về mặt thời gian và vật chất thì không phải đầu tư lớn nên phù hợp với điều kiện của chúng ta hiện nay.
- Ngoài ra BTTN còn có ưu điểm nổi bật là phát huy được tính tích cực, sáng tạo của GV trong việc dạy học Vật lý bằng thực nghiệm.
Vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học Vật lý ở trường THPT là hoàn toàn có tính khả thi, giả thuyết khoa học chúng tôi đề ra là hoàn toàn đúng đắn.
Vấn đề cồn lại phụ thuộc vào cách vận dụng của từng giáo viên vào từng bài học cụ thể sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý ở trường THPT.
Qua đây một lần nữa chúng ta khẳng định BTTN có vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận của đề tài
Từ ngững kết quả nghiên cứu ở trên, đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy luận văn đã đạt được những kế quả sau đây:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS trong dạy học BTTN Vật lý.
- Phân tích về BTTN cấu trúc, vai trò và tác dụng của BTTN trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS.
- Dựa vào những cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đẫ xây dựng được hệ thống BTTN theo hướng bồi dưỡng tư duy Vật lý cho học sinh trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau của quá trình dạy học
- Xây dựng và sử dụng hệ thống BTTN cho phần “Quang hình học”
Vật lý 11 THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý.
* Kiến nghị và hướng phát triển của đề tài
Qua kết quả của đợt thực nghiệm sư phạm mà chúng tôi đã tiến hành, cho phép rút ra được kết luận bước đầu về hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng BTTN trong quá trình dạy học. Để việc áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học hiệu quả chúng tôi có một số kiến nghị sau.
- Đối với học sinh:
Nhận thức đúng đắn vai trò của việc bồi dưỡng tư duy Vật lý. Cần phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo trong các giờ học trên lớp cũng như ở nhà thông qua việc giải quyết bài tập thí nghiệm.
- Đối với giáo viên:
Thường xuyên sưu tầm, tuyển chọn biên soạn các loại bài tập thí nghiệm Vật lý cho học sinh thông qua các nguồn tài liệu khác nhau. Vận dụng linh hoạt các biện pháp sử dụng bài tập thí nghiệm Vật lý cho học sinh trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
- Bộ Giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo việc biên soạn BTTN trong các SGK, SBT và sách tham khảo về Vật lý theo hướng tăng cường các loại bài tập thí nghiệm có tác dụng bồi dưỡng tư duy Vật lý cho học sinh, hạn chế những loại bài tập thí nghiệm tái hiện, vận dụng đơn thuần, máy móc...
- Cần có hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp hơn và đưa BTTN vào trong các đợt kiểm tra, thi học kỳ, thi đại học và cao đẳng...
* Hướng phát triển của luận văn
Từ những kết quả nghiên cứu và thực tiễn dạy học chúng tôi nhận thấy luận văn có thể phát triển theo hướng sau.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng tư duy Vật lý cho học sinh.
- Mở rộng thiết kế, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm Vật lý cho học sinh ở các chương, các phần khác nhau của các chương trình chuẩn và nâng cao.