Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động kinh doanh điện tại Công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động kinh doanh Điện tại công ty nhiệt Điện cẩm phả tkv (Trang 44 - 69)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN CẨM PHẢ -

2.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động kinh doanh điện tại Công

2.2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch kinh doanh điện

Công tác lập kế hoạch kinh doanh điện của Công ty được thực hiện thường xuyên hằng năm và cuối năm báo cáo và do một đồng chí Phó giám đốc phụ trách thực hiện.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về lập kế hoạch hoạt động kinh doanh điện của Công ty

đvt: phiếu chọn

Tiêu chí 1 2 3 4 5 Điể

m trun

g bình

1. Phân tích các căn cứ xác lập kế hoạch kinh doanh điện hằng năm

0 0 21 74 5 3,84

2. Xác định mục tiêu kế hoạch kinh doanh điện hằng năm

0 0 25 73 2 3,77

3. Xây dựng các phương án, biện pháp triển khai kế hoạch kinh doanh điện hằng năm cụ thể

0 15 84 1 0 2,86

Nguồn: Khảo sát của tác giả

a. Phân tích thực trạng kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng tới kinh doanh điện của Công ty

CBQL thực hiện phân tích thực trạng các yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài và các yếu tố môi trường ngành để xác định nhu cầu của thị trường về sản xuất điện năng đồng thời căn cứ vào kế hoạch sản xuất điện năng chung của Tổng công ty điện lực TKV.

Cuối năm báo cáo, Tổng công ty điện lực TKV thông báo kế hoạch sản xuất điện năng, định hướng phát triển trong năm kế hoạch cho các đơn vị thành viên để làm căn

41

cứ cho các đơn vị này xây dựng kế hoạch. CBQL của Công ty tiếp nhận kế hoạch của Tổng công ty và thực hiện phân tích các yếu tố môi trường để xây dựng kế hoạch riêng.

Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch kinh doanh điện năng của Tổng công ty còn chưa kịp thời, việc thông báo kế hoạch cho các đơn vị thành viên còn chậm ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch của từng đơn vị này.

Về pháp lý, CBQL nhận định rằng chính sách pháp lý của Nhà nước hiện tại khá ổn định, các văn bản pháp lý về quản lý ngành sản xuất điện rất chặt chẽ. Công ty cũng tích cực tìm giải pháp, đề xuất với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để giảm thiểu và giải quyết các bất cập trong hệ thống chính sách.

Về kinh tế, xã hội: Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, chiến tranh - xung đột vũ trang Nga - Ucraina, cạnh tranh chiến lược giữa các siêu cường, khủng hoảng năng lượng, dứt gãy chuỗi cung ứng,... Hoạt động kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc suy thoái trên diện rộng và mạnh hơn dự kiến (tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 1,7%). Các thách thức đa chiều đang dần định hình với tăng trưởng kinh tế và việc làm thấp, lạm phát gia tăng, mất ổn định an ninh lương thực và năng lượng, trở ngại trong tích lũy vốn, lao động và biến đổi khí hậu. Chi phí sinh hoạt tăng phi mã đi kèm

việc thắt chặt các điều kiện tài chính đang diễn ra ở hầu hết các khu vực trong khi các lựa chọn chính sách hỗ trợ của chính phủ các nước ngày càng thu hẹp lại ảnh hưởng đến lao động việc làm, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, các vấn đề xã hội. Đối với Việt Nam, tuy thế giới trải qua một năm đầy khó khăn thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, năm 2022 tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước đã đạt được những kết quả ấn tượng. GDP năm 2022 của nước ta tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022 và thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ồn định và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, lạm phát được kiểm soát tốt, tình hình hoạt động của doanh nghiệp nói chung có phần ổn định và tích cực hơn.

Trong tương lai, sự phát triển của ngành điện Việt Nam nói chung và Nhiệt điện nói riêng sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Nhu cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trưởng cao; nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt và khả năng

42

cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp hạn chế, dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu; xây dựng nhiều nguồn điện không theo sát quy hoạch, phân bố trên vùng miền mất cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất truyền tải còn cao; sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời dẫn tới những khó khăn nhất định trong vận hành hệ thống điện, các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực…. CBQL đã thu thập thông tin dự báo nhu cầu điện của Bộ Công Thương.

Bảng 2.6. Kết quả dự báo tốc độ tăng trưởng phụ tải và cơ cấu ngành điện giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030

Nội dung/ Tốc độ tăng trưởng (%) Năm 2021-

2025 Năm 2026-

2030

Tốc độ tăng trưởng GDP 5,9 6,8

Tốc độ tăng trưởng phụ tải 9,09 7,95

Nội dung/Tỷ trọng Năm 2025 Năm 2030

NĐ than/biomass/amoniac 30,8% 31,0%

TBKHH+NĐ khí nội, chuyển dùng

LNG/hydrogen 11,6% 12,3%

TBKHH sử dụng LNG/hydrogen mới 3,7% 12,2%

Nguồn NĐ linh hoạt chạy khí, hydrogen 0,0% 0,1%

Nhiệt điện + Tua bin khí chạy dầu 0,6% 0,0%

Thủy điện (cả TĐ nhỏ) 27,5% 22,1%

Điện gió trên bờ, gần bờ 11,4% 9,7%

Điện gió ngoài khơi 0,0% 0,0%

Điện mặt trời quy mô lớn (MW) 9,3% 7,2%

Điện sinh khối và NLTT khác 1,0% 1,0%

Thủy điện tích năng và pin lưu trữ 0,0% 1,0%

Nhập khẩu 4,1% 3,3%

Nguồn: Cục điều tiết điện lực - Bộ Công Thương Về công nghệ, việc đầu tư vào ngành điện đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài. Đồng thời, thiết bị kỹ thuật điện liên tục đổi mới (công nghệ lò hơi siêu tới hạn, trên siêu tới hạn, thiết bị đo lường, tự động hóa,...) do đó nhiều chủng loại thiết bị nhanh chóng lạc hậu, khó có thiết bị chủng loại cũ đế thay thế và phải tính đến việc đối mới.

Về nguồn cung nguyên liệu, CBQL nhận định rằng để duy trì hoạt động liên 43

tục và đảm bảo sản xuất điện năng đủ sản lượng, nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện cần được đảm bảo ổn định. Do đó, nguồn cung nhiên liệu sẽ ảnh hưởng đến công suất hoạt động cũng như nguồn điện của các nhà máy nhiệt điện.

Ngoài ra, CBQL thực hiện đánh giá tình hình kinh doanh điện của Công ty trong năm trước đó, thực trạng các nguồn lực của Công ty hiện tại để đánh giá, dự báo khả năng phát điện trong năm kế hoạch; (Bảng 2.5) đánh giá nhiệm vụ giao của Tổng công ty điện lực. Năm 2022, nhà máy Nhiệt điện Cẩm phả được giao sản xuất hơn 3 tỷ kWh. Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả - do Công ty Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV quản lý và vận hành, là một trong 29 nhà máy đầu tiên tham gia thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 1/7/2012. Tính đến hết năm 2021, Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả đã phát lên lưới điện quốc gia trên 26 tỷ kWh điện, mang lại doanh thu hơn 32.224 tỷ đồng.

Khi tham gia thị trường điện cạnh tranh, nhà máy luôn chủ động phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) trong phương thức lập lịch kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nhiệt điện than, tuy có lợi thế là có thể sẵn sàng phát điện bất cứ lúc nào, nhưng chi phí giá thành cao, không cạnh tranh

được với Thủy điện nên công ty luôn phải dự báo được và có kế hoạch phát điện đảm bảo tối ưu sản xuất điện với giá bán tối ưu nhất. Công ty căn cứ vào sản lượng điện hợp đồng được giao hàng năm đã giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh từng tháng và chi tiết cho từng ngày. Nhìn chung, công tác phân tích, đánh giá các căn cứ để xác lập kế hoạch kinh doanh điện của Công ty được thực hiện khá tốt. Do đó, nội dung “Phân tích các căn cứ xác lập kế hoạch kinh doanh điện hằng năm” có mức điểm đánh giá khả quan với 3,84 điểm.

b. Xây dựng mục tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh điện

Dựa trên các căn cứ đã phân tích ở trên cùng kế hoạch sản xuất điện năng của Tổng công ty, CBQL cùng với Phòng Kế hoạch đầu tư, vật tư căn cứ thêm tình hình tài chính, nhân sự, nguồn cung ứng nguyên vật liệu, hàng tồn kho, năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị để xây dựng mục tiêu kế hoạch kinh doanh điện của cả năm. Trong quá trình lập kế hoạch SX tại công ty có thể xảy ra hai khuynh hướng là khả năng SX thực tế lớn hơn so với nhu cầu hệ thống điện hoặc khả năng SX thực tế thấp hơn nhu cầu điện của hệ thống. Kế hoạch kinh doanh điện của Công ty Nhiệt điện

44

Cẩm Phả - TKV được báo cáo với Tổng công ty điện lực phê duyệt vào đầu năm kế hoạch sau đó thông báo với Công ty để xây dựng phương án thực hiện. Bảng số liệu 2.6 cho thấy, Công ty đã dự báo các chỉ tiêu định lượng khá rõ ràng như sản lượng điện (gồm cả điện sản xuất và điện thương phẩm), tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế. Nội dung

“Xác định mục tiêu kế hoạch kinh doanh điện hằng năm” qua khảo sát cũng nhận được mức điểm đánh giá khả quan với 3,77 điểm.

Bảng 2.7: Kế hoạch kinh doanh điện của Công ty Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV

Chỉ tiêu ĐVT TH 2021 KH 2022

1. Sản lượng điện

Điện sản xuất triệu kWh 3.750 3.724

Điện thương phẩm triệu kWh 3.254 3.289

2. Tống doanh thu triệu đồng 5.087.295 5.095.000 3. Tổng chi phí triệu đồng 5.034.457 5.031.354 4. Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 52.838 63.646

Nguồn: Công ty Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV

c. Hoạch định các phương án triển khai kế hoạch kinh doanh điện

Trên cơ sở mục tiêu kinh doanh điện đã lập, Công ty cũng đã hoạch định các phương án triển khai kế hoạch. Trong năm 2022, Công ty phấn đấu duy trì vận hành an toàn - kinh tế các tổ máy phát điện, nâng cao độ sẵn sàng của thiết bị. Thực hiện tốt chiến lược chào giá điện, tận dụng tối đa các cơ hội phát điện trên thị trường, đảm bảo mục tiêu trong hất kỳ tình huống nào các tổ máy của Công ty vẫn được bám lưới từ đỏ làm tăng doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất điện. Đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn - kinh tế.

Với sản lượng điện được giao, Công ty đã chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất; lập bản chào giá ngày, chào giá giờ theo diễn biến giá thị trường và thực tế của thiết bị, máy móc

Mặc dù vậy, nhìn chung các biện pháp, phương án triển khai chiến lược còn khá chung chung, chưa cụ thể, dẫn tới trong quá trình thực hiện còn thiếu tính chủ động cao.

Đánh giá qua khảo sát cũng cho thấy mức điểm của nội dung “Xây dựng các phương án, biện pháp triển khai kế hoạch kinh doanh điện hằng năm cụ thể” chỉ ở mức bình thường với 2,86 điểm. Do đó, bản kế hoạch kinh doanh điện được lập hằng năm chỉ đưa ra các biện pháp, phương án chung chung. Điều này dẫn tới việc

45

triển khai kế hoạch hằng năm còn lúng túng, khi phát sinh các rủi ro, Công ty chưa chủ động phản ứng lại. Nguyên nhân là do trình độ cán bộ quản lý trong lập kế hoạch kinh doanh còn hạn chế. Đồng thời, quá trinh lập kế hoạch kinh doanh chưa có có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, phòng ban trong xây dựng phương án, biện pháp triển khai.

2.2.3.2 Thực trạng triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh điện

Kết quả khảo sát 100 cán bộ, nhân viên về triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh điện của Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV cụ thể như bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh điện của Công ty

đvt: phiếu chọn

Tiêu chí 1 2 3 4 5 Điểm

trung bình 1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý

kinh doanh điện

0 0 25 42 33 4,08

2. Đảm bảo về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy thực

0 8 75 8 9 3,18

hiện

3. Phổ biến, truyền thông kế hoạch kinh doanh điện

0 0 43 40 17 3,74

4. Đầu tư, cải tiến quy trình kỹ thuật, công nghệ

5 18 70 7 0 2,79

5. Đảm bảo vận hành máy móc, thiết bị, dây chuyền phát điện liên tục

18 48 34 0 0 2,16

6. Tổ chức cung ứng, dự trữ về vật tư đầu vào cho sản xuất

0 35 54 11 0 2,76

7. Thực hiện điều độ sản xuất 0 0 80 19 1 3,21

8. Chào bán điện và thực hiện bán điện, theo dõi, thu hồi tiền bán hàng

0 0 75 20 5 3,30

Nguồn: Khảo sát của tác giả a. Xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh điện

46

Một là, Phân công chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân tham gia tiến hành các hoạt động kinh doanh điện và có cơ chế phối hợp giữa các phòng ban và cá nhân.

Đặc thù của Công ty là Công ty con của Tổng công ty Điện lực TKV-CTCP, thuộc Tập đoàn CN Than-Khoáng sản Việt Nam nên quản lý kinh doanh điện của Công ty chịu sự quản lý của Tổng công ty (DTK). Công ty Nhiệt điện cẩm Phả - TKV trước đây là Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (NCP) là công ty con của Tổng công ty. Ngày 10/8/2021, Tổng công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2021 Thông qua Phương án sáp nhập Công ty cổ phần Nhiệt điện cẩm Phả - TKV vào Tổng công ty Điện lực TKV- CTCP và các công việc khác có liên quan. Do đó, Tổng công ty sẽ tiến hành quản lý hoạt động kinh doanh điện của Nhiệt điện Cẩm Phả. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bổ nhiệm, thay đổi các vị trí lãnh đạo thuộc ban giám đốc, Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng của Công ty phải thông qua lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt. Trong lập kế hoạch kinh doanh điện, Công ty cũng phải căn cứ vào các chiến lược, định hướng phát triển chung của Tổng công ty. Ngoài ra, Tổng công ty cũng là chủ thể phê duyệt các kế hoạch vốn, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản lớn của Công ty (trường hợp xây dựng nhà máy nhiệt điện mới). Trong quản lý lao động và tiền lương, Công ty cũng phải tuân thủ

quy chế chung của Tổng công ty. Tổng công ty đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi theo Quyết định số 1407/QĐ-ĐLTKV ngày 29/7/2019;

Quy chế quản lý lao động và tiền lương trong Tổng công ty ban hành kèm theo Quyết định số 1211/QĐ-ĐLTKV ngày 01/7/2019 và các quy chế, quy định liên quan, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đồng thời động viên, khuyến khích người lao động cống hiến và gắn bó, làm việc lâu dài cho Tống công ty. Các quy chế này được sửa đổi, bồ sung phù hợp với chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan.

Căn cứ vào phân quyền của Tổng Công ty, Công ty Nhiệt điện cẩm Phả - TKV chủ động xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức và phân công chức năng nhiệm vụ trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh điện năng nói riêng như sau:

Giám đốc Công ty: Là người điều hành cao nhất mọi mặt hoạt động của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tập đoàn về hoạt động kinh doanh điện của công ty theo phạm vi phân cấp và ủy quyền.

Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công 47

hoặc ủy quyền điều hành điều hành một số lĩnh vực công tác nhất định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền.

Phòng Tổ chức- Hành chính: Có chức năng tham mưu, quản lý các lĩnh vực: Tổ chức, Lao động, Tiền lương, Hành chính, Quản trị. Nhiệm vụ cụ thể gồm: Chủ trì xây quy định và hướng dẫn công tác thi đua- khen thưởng và hướng dẫn các đơn vị thực hiện, tổ chức các hội nghị, khánh tiết đại hội, các cuộc họp, làm việc, tiếp khách của lãnh đạo công ty; Xây dựng quy hoạch cán bộ, chính sách cán bộ, đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nâng bậc lương, thực hiện chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý lao động, hướng dẫn và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Xây dựng kế hoạch tiền lương, đơn giá tiền lương trong chi phí sản xuất, kế hoạch về chế độ: ăn ca, bồi dưỡng độc hại, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo hộ lao động; xây dụng các Quy định quản lý lao động. Thực hiện công tác thanh tra, pháp chế, phòng chống tham nhũng, giải quyết đơn thư, kiến nghị, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác lao động, tiền lương, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cùng như các tài liệu đảm báo chính xác, kịp thời, an toàn. Quản lý công tác vệ sinh, an toàn lao động, phòng chông cháy nổ khu vực văn phòng và công cộng;….

Phòng Kế hoạch- Đầu tư- Vật tư: Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, mua sắm vật tư, TSCĐ, giá bán sản phẩm và dịch vụ; phòng chống mưa bão, sửa chữa vật kiến trúc và các chi phí khác. Ban hành các quy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt Động kinh doanh Điện tại công ty nhiệt Điện cẩm phả tkv (Trang 44 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w